Sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) đặt câu hỏi về việc quy hoạch đàn lợn, dẫn đến thừa thịt lợn khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng có hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, sức sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng quá nhanh, riêng thịt đã tăng từ 3,4 lên 5,6 triệu tấn, sữa tăng 15 lần trong 10 năm qua. Vì vậy, thực trực này dẫn tới cung vượt cầu.
Như vậy, nguyên nhân là do khối lượng khổng lồ tăng trong thời gian ngắn. Riêng về lợn tăng còn nhanh hơn nữa. Riêng về lợn, ngoài việc tăng đột biến thì “rổ thực phẩm” có sự thay đổi. Trước đây thịt lợn là thực phẩm chủ yếu nhưng nay có nhiều thứ khác, dẫn tới cung lớn hơn cầu.
Thứ hai là tổ chức ngành hàng chưa tốt, có tới 3 triệu hộ chăn nuôi, vẫn phải duy trì vì nông dân không chăn nuôi thì không biết làm gì. Nhưng cần phải co lại để tổ chức tốt hơn.
Cho đến lúc này khâu liên kết chỉ được 20%, còn lại là rất kém, các doanh nghiệp chế biến sâu rất ít. 90% là tiêu thụ theo kiểu truyền thống.
Việc chế biến kém, dẫn tới tiêu thụ chủ yếu là thịt tươi, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Mặt khác về tổ chức thị trường, chúng ta mới chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ lợn sữa, lợn thịt chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Video: Phát ngôn ấn tượng của đại biểu Quốc hội
Như vậy có ba khâu sản xuất, chế biến, mở cửa thị trường thì hai khâu sau rất yếu. Từ đây dẫn tới thịt lợn dồn ứ như vừa qua.
Bộ trưởng thẳng thắn nhận trách nhiệm của Bộ trong lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận: "Tôi thấy bộ trưởng trả lời đại biểu Sơn về căn cứ lập quy hoạch nhưng chưa thuyết phục. Trong việc giải cứu đàn lợn tôi thấy vắng bóng vai trò của quản lý nhà nước.
Nếu quy hoạch lập ra có căn cứ, tiêu chí phù hợp với giai đoạn đó, khi thị trường thay đổi thì vai trò của quản lý nhà nước như thế nào trong việc cung cấp thông tin, định hướng sản xuất.
Bộ trưởng nói bây giờ phải có nhà sản xuất thông minh, còn cử tri thì nói rằng phải có nhà quản lý thông minh.
Có câu hỏi là ngoài lợn thì giải cứu gì nữa? Tôi nghĩ là cây cao su đang cần giải cứu, rồi cam, quýt, bưởi khả năng cũng phải giải cứu nữa".
Bình luận