(VTC News) – Những lĩnh vực “nóng” như ngân hàng, giao thông vận tải, công thương đang được các đại biểu đánh giá là có nhiều chuyển biến rõ rệt sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước.
Cuối tuần này, ngày 15/11, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn, với 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Đây là lần thứ 2 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Như thường lệ, cử tri đặc biệt quan tâm đến những lá phiếu dành cho thành viên của Chính phủ.
Những lĩnh vực “nóng” như ngân hàng, giao thông vận tải, công thương đang được các đại biểu đánh giá là có nhiều chuyển biến rõ rệt sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước.
Trả lời phỏng vấn báo chí sáng nay (12/11), đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng rõ rệt, bước đầu đã giúp tạo ra những chuyển biến mạnh trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Đặc biệt, đối với ngành giao thông, ngân hàng, ông Cương cho rằng: “Rõ ràng, Bộ trưởng Thăng, Thống đốc Bình đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác điều hành nên tạo ra sự chuyển biến rõ rệt sau một năm lấy phiếu tín nhiệm”.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ mang tính hình thức, nên bỏ. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng việc lấy phiếu tín nhiệm nên duy trì bởi vì cái này cũng là một chế định không phải là mới, nhưng mình cũng mới thực hiện nhưng đã thấy vai trò, tác dụng của nó khá tốt, nên duy trì.
Nhìn lại lần lấy phiếu đầu tiên đối với một số ngành, thì khi đó, một số bộ trưởng chưa được đánh giá cao, số phiếu tín nhiệm thấp còn tương đối cao, thì nay đã có rất nhiều chuyển biến.
Ví dụ như ngành ngân hàng, như ngành GTVT, Công thương thì tôi thấy là đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Tuy nhiên cũng có những Bộ trước đây chưa được tín nhiệm tốt, ho đến nay cũng chưa có chuyển biến gì.
- Cụ thể những ngành nào mà ông nhận định là sẽ được đánh giá cao trong lần bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới?
Theo tôi thì ngành ngân hàng và giao thông vận tải vốn trước đây nhận phiếu tín nhiệm khá thấp, trong kỳ này có thể sẽ được đánh giá cao.
Có rất nhiều nội dung có thể đánh giá được là ngành ngân hàng, ngành giao thông vận tải đã có những chuyển biến rõ rệt.
Như chúng ta còn nhớ, vào đầu nhiệm kỳ của Quốc hội, ngành ngân hàng có thể nói rằng đang đứng trước nguy cơ rất nặng nề, nhiều người lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Thời điểm đó có rất nhiều các vụ việc xảy ra, rồi các giải pháp liên quan đến nợ xấu, liên quan đến rất nhiều vấn đề là trách nhiệm của ngành ngân hàng. Nhưng đó là giai đoạn trước, mà nó dẫn sang thời điểm này.
Tuy nhiên tôi thấy với sự chỉ đạo quyết liệt trong hai ba năm trở lại đây thì nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng gần như bị loại bỏ, tất cả các vấn đề khác đều đang được giải quyết, ví dụ như vấn đề nợ xấu, lạm phát… Tôi nghĩ nhìn vào đó đã có thể đánh giá được tất cả.
Thứ 2 là đối với ngành giao thông, thì tôi đánh giá rất cao những giải pháp quyết liệt mà Bộ trưởng Giao thông đặt ra. Tôi không nhìn vào 3 cái chuyện vụn vặt như trảm ông này, trảm ông kia, cái đó là những cái nhỏ, sự vụ thôi.
Tôi nhìn vào những cái lớn mà Bộ trưởng Thăng đã làm được như xử lý xe quá tải, xử lý tại các công trình trọng điểm, như Quốc lộ 1 A, hay sự cố đường cao tốc, rồi những giải pháp khác nữa như là xử lý trong việc chấn chỉnh trong đăng kiểm phương tiện. Tôi nghĩ đấy là điểm sáng. Nó là tiền đề cho việc xây dựng nề nếp trong ngành giao thông vận tải tốt hơn rất nhiều trong thời gian tới.
- Theo ông, liệu có phải vì áp lực của việc lấy phiếu tín nhiệm mà hiện nay có dấu hiệu nhiều bộ ngành đang xử lý công việc mang tính chất đối phó?
Tôi thì tôi nhìn ở góc độ nó rộng hơn. Tất nhiên trong việc lãnh đạo chỉ đạo điều hành thì khi có vấn đề thì vẫn phải có những giải pháp để xử lý vấn đề đó. Đôi khi có những sự là trùng hợp, chẳng hạn vào những thời điểm, kỳ họp Quốc hội thì các Bộ trưởng đưa ra giải pháp này, giải pháp khác sẽ dễ khiến dư luận cho rằng đó là giải pháp đối phó.
Nhưng mà trong lúc mà Quốc hội đang họp mà người ta đặt ra vấn đề này ,vấn đề kia và Bộ trưởng giải quyết thì tôi nghĩ đó là giải pháp kịp thời chứ không thể nói là đối phó được.
- Hiện nay chúng ta sửa luật Tổ chức Chính phủ, có ý kiến cho rằng thay cho việc lấy phiếu tín nhiệm thì nên quy định trách nhiệm cụ thể với Bộ trưởng, thậm chí có thể tính tới quy định từ chức. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Như tôi đã nói, việc lấy phiếu tín nhiệm nên duy trì bởi vì cái này cũng là một chế định không phải là mới, nhưng mình cũng mới thực hiện nhưng đã thấy vai trò, tác dụng của nó khá tốt, nên duy trì.
Tất nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là giải pháp duy nhất. Để nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu quả trong điều hành quản lý của nhà nước thì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cố gắng tự thân của các thành viên trong Chính phủ. Bên cạnh đó còn liên quan đến trình độ, năng lực, liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nữa.
Hiện nay có rất nhiều đại biểu chia sẻ về cơ chế từ chức, nó nên phát huy, làm sao đó để Bộ trưởng ý thức được mình, về việclãnh đạo quản lý của ngành mình. Nếu lãnh đạo không hiệu quả thì nên từ chức.
Đặc biệt, khi xảy ra các vấn đề lớn như ở nước ngoài chẳng hạn thì nên quy trách nhiệm Bộ trưởng chứ không nên xử lý theo kiểu “thí tốt”.
Hoàng Lan
Đây là lần thứ 2 Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Như thường lệ, cử tri đặc biệt quan tâm đến những lá phiếu dành cho thành viên của Chính phủ.
Những lĩnh vực “nóng” như ngân hàng, giao thông vận tải, công thương đang được các đại biểu đánh giá là có nhiều chuyển biến rõ rệt sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước.
Ngày 15/11, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với 50 chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn (Ảnh minh họa) |
Trả lời phỏng vấn báo chí sáng nay (12/11), đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng rõ rệt, bước đầu đã giúp tạo ra những chuyển biến mạnh trong công tác điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.
Đặc biệt, đối với ngành giao thông, ngân hàng, ông Cương cho rằng: “Rõ ràng, Bộ trưởng Thăng, Thống đốc Bình đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác điều hành nên tạo ra sự chuyển biến rõ rệt sau một năm lấy phiếu tín nhiệm”.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ mang tính hình thức, nên bỏ. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi nghĩ rằng việc lấy phiếu tín nhiệm nên duy trì bởi vì cái này cũng là một chế định không phải là mới, nhưng mình cũng mới thực hiện nhưng đã thấy vai trò, tác dụng của nó khá tốt, nên duy trì.
Nhìn lại lần lấy phiếu đầu tiên đối với một số ngành, thì khi đó, một số bộ trưởng chưa được đánh giá cao, số phiếu tín nhiệm thấp còn tương đối cao, thì nay đã có rất nhiều chuyển biến.
Ví dụ như ngành ngân hàng, như ngành GTVT, Công thương thì tôi thấy là đã có những chuyển biến rất rõ rệt. Tuy nhiên cũng có những Bộ trước đây chưa được tín nhiệm tốt, ho đến nay cũng chưa có chuyển biến gì.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương trả lời phỏng vấn báo chí sáng 12/11 (Ảnh HL) |
- Cụ thể những ngành nào mà ông nhận định là sẽ được đánh giá cao trong lần bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới?
Theo tôi thì ngành ngân hàng và giao thông vận tải vốn trước đây nhận phiếu tín nhiệm khá thấp, trong kỳ này có thể sẽ được đánh giá cao.
Có rất nhiều nội dung có thể đánh giá được là ngành ngân hàng, ngành giao thông vận tải đã có những chuyển biến rõ rệt.
Như chúng ta còn nhớ, vào đầu nhiệm kỳ của Quốc hội, ngành ngân hàng có thể nói rằng đang đứng trước nguy cơ rất nặng nề, nhiều người lo ngại về sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Thời điểm đó có rất nhiều các vụ việc xảy ra, rồi các giải pháp liên quan đến nợ xấu, liên quan đến rất nhiều vấn đề là trách nhiệm của ngành ngân hàng. Nhưng đó là giai đoạn trước, mà nó dẫn sang thời điểm này.
|
Thứ 2 là đối với ngành giao thông, thì tôi đánh giá rất cao những giải pháp quyết liệt mà Bộ trưởng Giao thông đặt ra. Tôi không nhìn vào 3 cái chuyện vụn vặt như trảm ông này, trảm ông kia, cái đó là những cái nhỏ, sự vụ thôi.
Tôi nhìn vào những cái lớn mà Bộ trưởng Thăng đã làm được như xử lý xe quá tải, xử lý tại các công trình trọng điểm, như Quốc lộ 1 A, hay sự cố đường cao tốc, rồi những giải pháp khác nữa như là xử lý trong việc chấn chỉnh trong đăng kiểm phương tiện. Tôi nghĩ đấy là điểm sáng. Nó là tiền đề cho việc xây dựng nề nếp trong ngành giao thông vận tải tốt hơn rất nhiều trong thời gian tới.
- Theo ông, liệu có phải vì áp lực của việc lấy phiếu tín nhiệm mà hiện nay có dấu hiệu nhiều bộ ngành đang xử lý công việc mang tính chất đối phó?
Tôi thì tôi nhìn ở góc độ nó rộng hơn. Tất nhiên trong việc lãnh đạo chỉ đạo điều hành thì khi có vấn đề thì vẫn phải có những giải pháp để xử lý vấn đề đó. Đôi khi có những sự là trùng hợp, chẳng hạn vào những thời điểm, kỳ họp Quốc hội thì các Bộ trưởng đưa ra giải pháp này, giải pháp khác sẽ dễ khiến dư luận cho rằng đó là giải pháp đối phó.
Nhưng mà trong lúc mà Quốc hội đang họp mà người ta đặt ra vấn đề này ,vấn đề kia và Bộ trưởng giải quyết thì tôi nghĩ đó là giải pháp kịp thời chứ không thể nói là đối phó được.
- Hiện nay chúng ta sửa luật Tổ chức Chính phủ, có ý kiến cho rằng thay cho việc lấy phiếu tín nhiệm thì nên quy định trách nhiệm cụ thể với Bộ trưởng, thậm chí có thể tính tới quy định từ chức. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Như tôi đã nói, việc lấy phiếu tín nhiệm nên duy trì bởi vì cái này cũng là một chế định không phải là mới, nhưng mình cũng mới thực hiện nhưng đã thấy vai trò, tác dụng của nó khá tốt, nên duy trì.
Tất nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là giải pháp duy nhất. Để nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu quả trong điều hành quản lý của nhà nước thì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cố gắng tự thân của các thành viên trong Chính phủ. Bên cạnh đó còn liên quan đến trình độ, năng lực, liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nữa.
Hiện nay có rất nhiều đại biểu chia sẻ về cơ chế từ chức, nó nên phát huy, làm sao đó để Bộ trưởng ý thức được mình, về việclãnh đạo quản lý của ngành mình. Nếu lãnh đạo không hiệu quả thì nên từ chức.
Đặc biệt, khi xảy ra các vấn đề lớn như ở nước ngoài chẳng hạn thì nên quy trách nhiệm Bộ trưởng chứ không nên xử lý theo kiểu “thí tốt”.
Hoàng Lan
Bình luận