(VTC News) – Đại biểu Quốc hội thẳng thắn cho rằng phải có những hành động cụ thể hơn nữa để khôi phục niềm tin của nhân dân.
Sáng 24/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho rằng bản báo cáo chưa chỉ rõ nguyên nhân.
Bà Tâm đề nghị cần nhìn lại vấn đề tiếp thu, cầu thị các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhân dân, trí thức.
“Liệu có lợi ích nhóm không. Quốc hội có bị lợi ích nhóm chi phối trong quá trình làm luật không? Có phải lợi ích nhóm cản trở việc chúng ta tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, của dân không?”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt hàng loạt câu hỏi.
Vị nữ đại biểu TP.HCM cho rằng dân vẫn rất tin Đảng, nhưng lãng phí lớn nhất hiện nay chính là lãng phí niềm tin của dân.
Trong các nghị quyết của Đảng đều nói rằng giảm sút niềm tin của dân vào Đảng.
“Bây giờ mình cộng dồn lại xem giảm sút như thế nào. Nhiệm kỳ này đánh giá là giảm sút niềm tin, nhiệm kỳ sau cũng đánh giá là giảm sút niềm tin. Vậy giảm sút niềm tin so với trước không. Cứ giảm sút thế thì sẽ như thế nào?”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Vì vậy, đại biểu Tâm đề nghị phải làm rõ hơn nữa vấn đề này.
“Trong các lãng phí thì lãng phí lớn nhất hiện nay chính là lãng phí niềm tin của dân. Có hay không chuyện đó?”, bà Tâm đặt câu hỏi.
Trong thời kỳ khó khăn, gian khổ, Đảng ra đời đã xây dựng được niềm tin của nhân dân. Đây không phải là niềm tin bắt buộc mà rất tự giác vì dân thấy mục tiêu chiến đấu của Đảng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
“Niềm tin của dân xây dựng bằng xương máu chứ không phải bằng lời nói. Chúng ta cứ nói giảm sút niềm tin nhưng đã làm gì để khôi phục niềm tin đó. Điều này rất nguy hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn nói.
Vì vậy, nữ đại biểu này cho rằng cần phải nghiêm túc đánh giá lại cũng như có giải pháp trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
Bên cạnh đó, các cơ quan cần phải cải tổ mạnh mẽ bộ máy theo Hiến pháp. Việc tinh giản bộ máy chỉ là cái ngọn, gốc phải là cải tổ toàn bộ hệ thống, từ trung ương đến địa phương.
“Chức năng nhiệm vụ phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn sau đó mới tính đến giảm biên chế để có giảm pháp căn cơ, lâu dài, bền vững”, bà Tâm nêu ý kiến.
Nữ đại biểu TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về tác hại của biến đổi khí hậu, thiên tai hiện nay đang ở mức độ nào, dự báo thời gian tới. Để từ đó, Quốc hội sẽ ra được quyết sách cho vấn đề này.
Giải pháp cũng phải đi vào cụ thể vào trong từng khu dân cư để chỉ rõ từng người dân sẽ phải làm gì để chống tình trạng biến đổi khí hậu hiện này.
“Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Trung hạn hán trên diện rộng. Quốc hội không thể không nói gì về vấn đề này”, bà Tâm nói.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng đất nước đã bỏ qua rất nhiều thời cơ trong 30 năm qua.
“Từ Đại hội Đảng 8 đến nay, các mục tiêu đề ra rất đúng nhưng chúng ta không làm được. Các đồng chí lãnh đạo cần có suy nghĩ để có giải pháp trong 20 năm tới”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Theo vị đại biểu này, việc đầu tiên cần làm là cải cách thể chế chính trị.
“Chúng ta nói nhiều nhưng làm còn ít, còn có những e dè, ngại dân, chưa thực sự tin vào dân, không dám cải cách”, ông Nghĩa thẳng thắn nói.
Ngoài ra, nền kinh tế cần phải tạo ra sức mạnh chi phối thị trường trên những lĩnh vực chúng ta có thế mạnh, nhất là trong nông nghiệp. Muốn thế phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và giá trị gia tăng.
“Trong thời gian tới, ai có lương thực và nước ngọt sẽ có thế mạnh để chi phối thị trường, thương lượng với thế giới”, ông Nghĩa nói.
Vì vậy, đại biểu Nghĩa đề xuất Việt Nam xây dựng các hồ nước lớn ở phía Bắc và Tây Nguyên để chủ động tích trữ nước ngọt, điều tiết mùa hạn, cùng với đó khôi phục lại tỷ lệ che phủ rừng.
Bên cạnh, ông Nghĩa cho rằng phải coi vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo là vấn đề sống còn. Trong đó, dựa vào nhân dân là chính, tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn bè và đồng minh.
“Chúng ta không lập liên minh để đi với nước này chống nước khác, nhưng chúng ta có thể có những liên minh mềm để bảo vệ mình”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Để bảo vệ được chủ quyền, vị đại biểu này cho rằng cần thực sự coi trọng dân, đẩy mạnh vai trò giám sát và phản biện của dân. Dân phải có quyền thay thế những cán bộ yếu kém, biến chất.
Phạm Thịnh
Sáng 24/3, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Góp ý về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho rằng bản báo cáo chưa chỉ rõ nguyên nhân.
Bà Tâm đề nghị cần nhìn lại vấn đề tiếp thu, cầu thị các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhân dân, trí thức.
“Liệu có lợi ích nhóm không. Quốc hội có bị lợi ích nhóm chi phối trong quá trình làm luật không? Có phải lợi ích nhóm cản trở việc chúng ta tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội, của dân không?”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt hàng loạt câu hỏi.
Vị nữ đại biểu TP.HCM cho rằng dân vẫn rất tin Đảng, nhưng lãng phí lớn nhất hiện nay chính là lãng phí niềm tin của dân.
Trong các nghị quyết của Đảng đều nói rằng giảm sút niềm tin của dân vào Đảng.
|
Vì vậy, đại biểu Tâm đề nghị phải làm rõ hơn nữa vấn đề này.
“Trong các lãng phí thì lãng phí lớn nhất hiện nay chính là lãng phí niềm tin của dân. Có hay không chuyện đó?”, bà Tâm đặt câu hỏi.
Trong thời kỳ khó khăn, gian khổ, Đảng ra đời đã xây dựng được niềm tin của nhân dân. Đây không phải là niềm tin bắt buộc mà rất tự giác vì dân thấy mục tiêu chiến đấu của Đảng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
“Niềm tin của dân xây dựng bằng xương máu chứ không phải bằng lời nói. Chúng ta cứ nói giảm sút niềm tin nhưng đã làm gì để khôi phục niềm tin đó. Điều này rất nguy hiểm”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm thẳng thắn nói.
Vì vậy, nữ đại biểu này cho rằng cần phải nghiêm túc đánh giá lại cũng như có giải pháp trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
Phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội
Bên cạnh đó, các cơ quan cần phải cải tổ mạnh mẽ bộ máy theo Hiến pháp. Việc tinh giản bộ máy chỉ là cái ngọn, gốc phải là cải tổ toàn bộ hệ thống, từ trung ương đến địa phương.
“Chức năng nhiệm vụ phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn sau đó mới tính đến giảm biên chế để có giảm pháp căn cơ, lâu dài, bền vững”, bà Tâm nêu ý kiến.
Nữ đại biểu TP.HCM cũng đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về tác hại của biến đổi khí hậu, thiên tai hiện nay đang ở mức độ nào, dự báo thời gian tới. Để từ đó, Quốc hội sẽ ra được quyết sách cho vấn đề này.
Giải pháp cũng phải đi vào cụ thể vào trong từng khu dân cư để chỉ rõ từng người dân sẽ phải làm gì để chống tình trạng biến đổi khí hậu hiện này.
“Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Trung hạn hán trên diện rộng. Quốc hội không thể không nói gì về vấn đề này”, bà Tâm nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng đất nước đã bỏ qua rất nhiều thời cơ trong 30 năm qua.
“Từ Đại hội Đảng 8 đến nay, các mục tiêu đề ra rất đúng nhưng chúng ta không làm được. Các đồng chí lãnh đạo cần có suy nghĩ để có giải pháp trong 20 năm tới”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Theo vị đại biểu này, việc đầu tiên cần làm là cải cách thể chế chính trị.
“Chúng ta nói nhiều nhưng làm còn ít, còn có những e dè, ngại dân, chưa thực sự tin vào dân, không dám cải cách”, ông Nghĩa thẳng thắn nói.
Ngoài ra, nền kinh tế cần phải tạo ra sức mạnh chi phối thị trường trên những lĩnh vực chúng ta có thế mạnh, nhất là trong nông nghiệp. Muốn thế phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và giá trị gia tăng.
“Trong thời gian tới, ai có lương thực và nước ngọt sẽ có thế mạnh để chi phối thị trường, thương lượng với thế giới”, ông Nghĩa nói.
Vì vậy, đại biểu Nghĩa đề xuất Việt Nam xây dựng các hồ nước lớn ở phía Bắc và Tây Nguyên để chủ động tích trữ nước ngọt, điều tiết mùa hạn, cùng với đó khôi phục lại tỷ lệ che phủ rừng.
Bên cạnh, ông Nghĩa cho rằng phải coi vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo là vấn đề sống còn. Trong đó, dựa vào nhân dân là chính, tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn bè và đồng minh.
“Chúng ta không lập liên minh để đi với nước này chống nước khác, nhưng chúng ta có thể có những liên minh mềm để bảo vệ mình”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Để bảo vệ được chủ quyền, vị đại biểu này cho rằng cần thực sự coi trọng dân, đẩy mạnh vai trò giám sát và phản biện của dân. Dân phải có quyền thay thế những cán bộ yếu kém, biến chất.
Phạm Thịnh
Bình luận