(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng không được đem tiền thuế của dân đóng góp để bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước.
Góp ý vào dự thảo Luật phí và lệ phí chiều 11/11 tại Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng về nguyên tắc chung đối với dịch vụ công mà toàn dân được hưởng thụ thì chi bằng thuế. Phí và lệ phí chỉ áp dụng cho một bộ phận có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai là phí và lệ phí phải hợp lý, không thể thành loại thuế thu nhập trá hình làm giảm thu nhập hợp pháp của dân.
"Dân đã đóng các loại thuế, trong đó có thuế thu nhập thì dân không phải móc thêm tiền túi để trả chi phí cho các dịch vụ công. Nó không được đem bù đắp cho tệ nạn tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý nhà nước trong sử dụng tiền thuế của dân.
Ví dụ anh dùng tiền thuế của dân đầu tư rất yếu kém, tăng chi phí lên rất nhiều, khi không đủ tiền sau đó lại huy động các loại phí khác nhau để cuối cùng dân lại phải đóng thêm vào", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Đề cập về phí hạ tầng giao thông, ông Nghĩa cho rằng có nhiều loại hình là thuế thu nhập trá hình. Cầu, đường nhà nước phải lấy tiền thuế ra đầu tư, phải vay nguồn vốn ODA ra đầu tư.
“Ở nhiều nước chi phí hạ tầng giao thông cho cầu, đường họ chỉ thu phí khi chứng minh được nó đem lại giá trị gi tăng và nó cải thiện tốt hơn việc đi lại. Hoặc là người dân tự nguyện đóng tiền”, đại biểu Nghĩa nêu ý kiến.
Ông Nghĩa dẫn ví dụ trên thế giới, có những con đường người ta còn ghi hẳn tiền làm được do người dân đóng vào. Phí trả thêm cho phần cải thiện. Người dân có quyền khiếu kiện nếu chất lượng phục vụ không tương xứng với tiền đã trả.
Vị đại biểu TP.HCM cũng đề xuất bỏ cụm từ xã hội hóa trong luật vì mang tính mơ hồ. Nhiều trường hợp là tư nhân hóa. Nếu vậy thì phải đánh thuế trên thu nhập của tư nhân. Nhà nước phải giảm thuế tương ứng.
“Tư nhân hóa thì cứ gọi thẳng là tư nhân hóa. Có trường hợp tư nhân hóa rẻ hơn thì chúng ta tư nhân hóa. Thay vì nhà nước làm thì để tư nhân làm”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Tuy nhiên, vị đại biểu TP.HCM cũng kiến nghị cần tránh tạo ra lợi thế đặc biệt cho tư nhân Ví dụ chỉ có một con đường độc đạo mà lại cho tư nhân làm thì có lợi thế rất lớn. Những trường hợp đó thì nhà nước nên làm.
Trong phần liên quan đến trách nhiệm, đại biểu Nghĩa đề nghị phải truy cứu trách nhiệm hình sự vì liên quan đến tiền thuế của dân.
“Lạm thu, thu trái pháp luật thì tức là động đến tiền của nhân dân”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng đề nghị chấm dứt thu phí vỉa hè, lòng đường, lề đường vì dễ phát sinh tiêu cực.
Một số quốc gia có thu phí vỉa hè nhưng phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn, đoàn bảo không cản trở giao thông và chỉ được khai thác trong những thời gian nhất định.
Tuy nhiên, giải trình về việc này, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội cho biết việc sử dụng lòng đường, vỉa hè vào các mục đích khác như điểm đỗ xe ô tô, xe máy,... đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện khá tốt và là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước.
“Thực tế ở nước ta những năm gần đây cho thấy, nhu cầu sử dụng lòng đường, hè phố, nhất là tại các thành phố lớn nhằm phục vụ nhu cầu trông giữ xe máy, ô tô, trong khi ở các thành phố lớn các bãi trông giữ xe công cộng còn hạn chế”, ông Hiển nêu ý kiến.
Việc sử dụng lòng đường, hè phố vào mục đích khác đã được Luật Giao thông đường bộ quy định . Theo đó, giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định việc sử dụng lòng đường, hè phố phù hợp và phải đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
Người được sử dụng lòng, hè đường phải nộp phí là đảm bảo công bằng trong việc sử dụng lòng đường, hè phố, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
“Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ lại khoản phí này trong Danh mục và yêu cầu các địa phương, nhất là ở các đô thị lớn cần tăng cường công tác quản lý, quy định cụ thể từng khu vực, từng tuyến phố được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và tăng cường công tác quản lý khoản thu này bảo đảm công khai, minh bạch, tránh việc thu, sử dụng không đúng với quy định của pháp luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nói.
Cũng góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) kiến nghị danh mục phí và lệ phí nhất trí quy định ngay trong luật đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
“Cấm ban hành tràn lan các loại phí tràn lan hiện nay khiến người dân chưa hài lòng. Đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật tuy nhiên việc thực hiện cần có lộ trình”, đại biểu Danh Út kiến nghị.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng những khoản thu dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bản chất là giá dịch vụ nhưng lâu nay trong đời sống xã hội luôn quen gọi là phí cần phải mạnh dạn chuyển sang cơ chế giá như giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ đào tạo...
“Có như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể tham gia mang lại chất lượng cao cho xã hội”, đại biểu Đỗ Văn Vẻ nói.
Phạm Thịnh
Góp ý vào dự thảo Luật phí và lệ phí chiều 11/11 tại Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng về nguyên tắc chung đối với dịch vụ công mà toàn dân được hưởng thụ thì chi bằng thuế. Phí và lệ phí chỉ áp dụng cho một bộ phận có nhu cầu sử dụng dịch vụ cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai là phí và lệ phí phải hợp lý, không thể thành loại thuế thu nhập trá hình làm giảm thu nhập hợp pháp của dân.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa |
Ví dụ anh dùng tiền thuế của dân đầu tư rất yếu kém, tăng chi phí lên rất nhiều, khi không đủ tiền sau đó lại huy động các loại phí khác nhau để cuối cùng dân lại phải đóng thêm vào", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Đề cập về phí hạ tầng giao thông, ông Nghĩa cho rằng có nhiều loại hình là thuế thu nhập trá hình. Cầu, đường nhà nước phải lấy tiền thuế ra đầu tư, phải vay nguồn vốn ODA ra đầu tư.
“Ở nhiều nước chi phí hạ tầng giao thông cho cầu, đường họ chỉ thu phí khi chứng minh được nó đem lại giá trị gi tăng và nó cải thiện tốt hơn việc đi lại. Hoặc là người dân tự nguyện đóng tiền”, đại biểu Nghĩa nêu ý kiến.
Ông Nghĩa dẫn ví dụ trên thế giới, có những con đường người ta còn ghi hẳn tiền làm được do người dân đóng vào. Phí trả thêm cho phần cải thiện. Người dân có quyền khiếu kiện nếu chất lượng phục vụ không tương xứng với tiền đã trả.
Vị đại biểu TP.HCM cũng đề xuất bỏ cụm từ xã hội hóa trong luật vì mang tính mơ hồ. Nhiều trường hợp là tư nhân hóa. Nếu vậy thì phải đánh thuế trên thu nhập của tư nhân. Nhà nước phải giảm thuế tương ứng.
“Tư nhân hóa thì cứ gọi thẳng là tư nhân hóa. Có trường hợp tư nhân hóa rẻ hơn thì chúng ta tư nhân hóa. Thay vì nhà nước làm thì để tư nhân làm”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Tuy nhiên, vị đại biểu TP.HCM cũng kiến nghị cần tránh tạo ra lợi thế đặc biệt cho tư nhân Ví dụ chỉ có một con đường độc đạo mà lại cho tư nhân làm thì có lợi thế rất lớn. Những trường hợp đó thì nhà nước nên làm.
Trong phần liên quan đến trách nhiệm, đại biểu Nghĩa đề nghị phải truy cứu trách nhiệm hình sự vì liên quan đến tiền thuế của dân.
“Lạm thu, thu trái pháp luật thì tức là động đến tiền của nhân dân”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cũng đề nghị chấm dứt thu phí vỉa hè, lòng đường, lề đường vì dễ phát sinh tiêu cực.
Một số quốc gia có thu phí vỉa hè nhưng phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn, đoàn bảo không cản trở giao thông và chỉ được khai thác trong những thời gian nhất định.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển |
“Thực tế ở nước ta những năm gần đây cho thấy, nhu cầu sử dụng lòng đường, hè phố, nhất là tại các thành phố lớn nhằm phục vụ nhu cầu trông giữ xe máy, ô tô, trong khi ở các thành phố lớn các bãi trông giữ xe công cộng còn hạn chế”, ông Hiển nêu ý kiến.
Việc sử dụng lòng đường, hè phố vào mục đích khác đã được Luật Giao thông đường bộ quy định . Theo đó, giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định việc sử dụng lòng đường, hè phố phù hợp và phải đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
Người được sử dụng lòng, hè đường phải nộp phí là đảm bảo công bằng trong việc sử dụng lòng đường, hè phố, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
“Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ lại khoản phí này trong Danh mục và yêu cầu các địa phương, nhất là ở các đô thị lớn cần tăng cường công tác quản lý, quy định cụ thể từng khu vực, từng tuyến phố được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và tăng cường công tác quản lý khoản thu này bảo đảm công khai, minh bạch, tránh việc thu, sử dụng không đúng với quy định của pháp luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nói.
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) |
Cũng góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) kiến nghị danh mục phí và lệ phí nhất trí quy định ngay trong luật đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
“Cấm ban hành tràn lan các loại phí tràn lan hiện nay khiến người dân chưa hài lòng. Đưa học phí và viện phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật tuy nhiên việc thực hiện cần có lộ trình”, đại biểu Danh Út kiến nghị.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng những khoản thu dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bản chất là giá dịch vụ nhưng lâu nay trong đời sống xã hội luôn quen gọi là phí cần phải mạnh dạn chuyển sang cơ chế giá như giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ đào tạo...
“Có như vậy, chúng ta mới có thể thúc đẩy việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh xã hội hoá những lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước có thể tham gia mang lại chất lượng cao cho xã hội”, đại biểu Đỗ Văn Vẻ nói.
Phạm Thịnh
Bình luận