(VTC News) – Nhiều đại biểu Quốc hội đã chỉ ra những điểm yếu trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành đòi hỏi phải đổi mới.
GS Đào Trọng Thi: Chương trình quá nặng
Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay được thiết kế quá cao, quá nặng nên vượt khả năng tiếp nhận của cả học sinh miền núi lẫn thành thị.
Trước đây, nhà nước có chương trình dành riêng cho vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, yêu cầu sẽ nhẹ nhàng hơn, gọn hơn, tạo điều kiện cho học sinh những vùng này tiếp cận và nắm vững kiến thức.
Về sau, điều này phải bỏ đi vì cả nước thống nhất một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Như vậy là đã bỏ đi những giải pháp áp dụng riêng cho những đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối tượng khó khăn. Chương trình hiện hành vì vậy quá tải với nhóm học sinh này.
Không chỉ vậy, thực tế giám sát cũng cho thấy ngay cả học sinh ở vùng đồng bằng, thành phố vẫn đang bị quá tải, không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Nguyên nhân là chương trình được thiết kế quá cao, quá nặng.
Bên cạnh đó, khi thiết kế chương trình, ngành giáo dục cho rằng mình có đủ điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình sách giáo khoa ấy. Nhưng trên thực tế không thể thực hiện được vì điều kiện hạn hẹp.
Ví dụ khi thiết kế chương trình thì học sinh tiểu học, THCS được học 2 buổi mỗi ngày, nhưng thực tế chỉ một phần rất nhỏ được học đúng như thiết kế, còn lại đều không có điều kiện nên chỉ học một buổi mỗi ngày.
Khi chương trình thiết kế học 2 buổi mà rút lại chỉ một buổi thì chắc chắn học sinh sẽ bị quá tải. Tất nhiên là ngành giáo dục đã có điều chỉnh, tuy nhiên vẫn dựa trên một chương trình được thiết kế, trên một yêu cầu cao, nên dù điều chỉnh thì cũng không phù hợp với một buổi mỗi ngày.
Chương trình được thiết kế dành cho giáo viên đạt chuẩn, tuy nhiên thực tế có rất nhiều giáo viên, đặc biệt là vùng khó khăn chưa đạt yêu cầu. Thậm chí giáo viên còn chưa hiểu chương trình thì làm sao giảng dạy.
Với thực trạng như vậy, chỉ một bộ phận cơ sở giáo dục ở vùng phát triển đáp ứng được, còn ở những vùng khó khăn để đảm bảo truyền đạt được nội dung theo thiết kế rất khó khăn.
Với những tồn tại như vậy, ngành giáo dục phải rút kinh nghiệm ở lần đổi mới này. Theo đó, phải thiết kế một chương trình phù hợp với khả năng thực tế của ta hiện nay, tức là học sinh trung bình có thể tiếp thu được, giáo viên hiện có cơ bản giảng dạy được, và cơ sở vật chất hiện có đáp ứng được nhu cầu giảng dạy.
Không cần phải tất cả, mà đông đảo giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục có thể đáp ứng được. Một phần nhỏ chưa đáp ứng được thì tập trung ưu tiên đầu tư để nó có thể có đủ điều kiện cùng tham gia vào quá trình đổi mới.
Lần trình dự thảo đề án trước, ngành giáo dục dàn đều tất cả cơ sở giáo dục, cho rằng cần bổ sung cơ sở vật chất.
Vì vậy, số tiền dự toán rất lớn như chúng ta từng nghe là 70.000 tỷ đồng, rồi 34.000 tỷ. Đấy là vì họ tính cứ có một cơ sở giáo dục thì nhân với bao nhiêu tiền, cộng tổng số tiền chi cho các trường trên cả nước thì ra con số ấy.
Bây giờ vấn đề đặt ra là phải thiết kế chương trình phù hợp với khả năng hiện có, chỉ 5-10% cần phải bổ sung. Như vậy thì mới hiện thực được.
Vẫn thống nhất có một chương trình nhưng không cứng nhắc áp dụng ở tất cả cơ sở giáo dục mà chương trình thống nhất ấy sẽ linh hoạt mềm dẻo.
Nghĩa là sẽ có một phần mang tính chất bắt buộc với tất cả học sinh trên toàn quốc. Một phần mềm sẽ dành cho các địa phương thiết kế thêm nội dung về lịch sử văn hoá đặc thù của địa phương, có thể dựa trên thực tế trình độ học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất của từng nơi.
Ngoài ra, chúng ta dành thời lượng để chính các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phù hợp với trường họ.
Ví dụ trường khó khăn, cơ sở vật chất kém, học sinh tiếp thu kém, giáo viên hạn chế thì thời lượng giảng dạy có thể tăng lên. Như bình thường học một buổi nhưng ở những nơi này có thể tăng lên 1,5 buổi để củng cố kiến thức. Những địa phương khá hơn như Hà Nội thì bổ sung kiến thức, kỹ năng ngoài kiến thức bắt buộc.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội): Giữ nguyên 9 năm giáo dục cơ bản
Tôi đồng tình Quốc hội cần thiết phải ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, vì hiện giờ chương trình giáo dục phổ thông quá nặng so với độ tuổi của học sinh cần tiếp thu.
Hơn nữa, chương trình và sách giáo khoa hiện hành còn bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt chưa chú trọng rèn luyện tư duy độc lập, thói quen tự học của học sinh.
Như vừa rồi, mọi người đều thấy con em chúng ta học hành quá vất vả, quá mệt mỏi không có thời gian để vui chơi.
Nhiều trẻ em bây giờ còn ít tuổi nhưng như một ông cụ già, bà cụ già, không đúng với sự phát triển độ tuổi, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất, tâm hồn sau này, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Trong quá trình cải cách Đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần lược bỏ những kiến thức không cần thiết, chứ không phải lược bỏ cái khó, giữ lại cốt lõi cần thiết để học sinh có thể tiếp thu bài vở dễ dàng hơn, tập trung phát triển toàn diện trí, đức, thể, mỹ.
Tôi nghĩ phổ thông 9 năm như hiện nay là đủ. Trước đây, thời chúng tôi đi học chỉ 10 năm chứ không phải 12 năm như bây giờ, nhưng lượng kiến thức chúng tôi thu nhận được thấy khá đầy đủ, rồi vào học đại học hay đi ra đời vẫn thấy tự tin.
Quan trọng là phải học thực chất. Còn nếu kéo dài chương trình ra chỉ tốn kém cho gia đình, xã hội mà không cần thiết.
Bên cạnh đó, tôi cũng đồng tình xã hội hóa viết sách giáo khoa, nhưng Bộ GD-ĐT phải là người chủ trì đứng ra tuyển chọn được bộ sách giáo khoa chuẩn nhất. Phải cho xã hội hóa để cạnh tranh bình đẳng, khi đó người dân sẽ hưởng, họ sẽ sở hữu những bộ sách rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, trong xã hội hóa viết sách cần chú ý mục đích hướng đến đối tượng nào, nên giao cho những người có kinh nghiệm giảng dạy, cùng với đó cần quan tâm tham khảo ý kiến cộng đồng, việc phản biện xã hội sẽ có các thầy cô, phụ huynh đặc biệt các em học sinh – người được hưởng thụ trực tiếp, xem các em có thể tiếp thu được không.
Phạm Thịnh
GS Đào Trọng Thi: Chương trình quá nặng
Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay được thiết kế quá cao, quá nặng nên vượt khả năng tiếp nhận của cả học sinh miền núi lẫn thành thị.
Trước đây, nhà nước có chương trình dành riêng cho vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, yêu cầu sẽ nhẹ nhàng hơn, gọn hơn, tạo điều kiện cho học sinh những vùng này tiếp cận và nắm vững kiến thức.
GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chương trình và sách giáo khoa hiện hành còn quá nặng nề |
Không chỉ vậy, thực tế giám sát cũng cho thấy ngay cả học sinh ở vùng đồng bằng, thành phố vẫn đang bị quá tải, không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Nguyên nhân là chương trình được thiết kế quá cao, quá nặng.
Bên cạnh đó, khi thiết kế chương trình, ngành giáo dục cho rằng mình có đủ điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình sách giáo khoa ấy. Nhưng trên thực tế không thể thực hiện được vì điều kiện hạn hẹp.
Ví dụ khi thiết kế chương trình thì học sinh tiểu học, THCS được học 2 buổi mỗi ngày, nhưng thực tế chỉ một phần rất nhỏ được học đúng như thiết kế, còn lại đều không có điều kiện nên chỉ học một buổi mỗi ngày.
Khi chương trình thiết kế học 2 buổi mà rút lại chỉ một buổi thì chắc chắn học sinh sẽ bị quá tải. Tất nhiên là ngành giáo dục đã có điều chỉnh, tuy nhiên vẫn dựa trên một chương trình được thiết kế, trên một yêu cầu cao, nên dù điều chỉnh thì cũng không phù hợp với một buổi mỗi ngày.
Chương trình được thiết kế dành cho giáo viên đạt chuẩn, tuy nhiên thực tế có rất nhiều giáo viên, đặc biệt là vùng khó khăn chưa đạt yêu cầu. Thậm chí giáo viên còn chưa hiểu chương trình thì làm sao giảng dạy.
Với thực trạng như vậy, chỉ một bộ phận cơ sở giáo dục ở vùng phát triển đáp ứng được, còn ở những vùng khó khăn để đảm bảo truyền đạt được nội dung theo thiết kế rất khó khăn.
Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ có văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương |
Không cần phải tất cả, mà đông đảo giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục có thể đáp ứng được. Một phần nhỏ chưa đáp ứng được thì tập trung ưu tiên đầu tư để nó có thể có đủ điều kiện cùng tham gia vào quá trình đổi mới.
Lần trình dự thảo đề án trước, ngành giáo dục dàn đều tất cả cơ sở giáo dục, cho rằng cần bổ sung cơ sở vật chất.
Vì vậy, số tiền dự toán rất lớn như chúng ta từng nghe là 70.000 tỷ đồng, rồi 34.000 tỷ. Đấy là vì họ tính cứ có một cơ sở giáo dục thì nhân với bao nhiêu tiền, cộng tổng số tiền chi cho các trường trên cả nước thì ra con số ấy.
Bây giờ vấn đề đặt ra là phải thiết kế chương trình phù hợp với khả năng hiện có, chỉ 5-10% cần phải bổ sung. Như vậy thì mới hiện thực được.
Vẫn thống nhất có một chương trình nhưng không cứng nhắc áp dụng ở tất cả cơ sở giáo dục mà chương trình thống nhất ấy sẽ linh hoạt mềm dẻo.
Nghĩa là sẽ có một phần mang tính chất bắt buộc với tất cả học sinh trên toàn quốc. Một phần mềm sẽ dành cho các địa phương thiết kế thêm nội dung về lịch sử văn hoá đặc thù của địa phương, có thể dựa trên thực tế trình độ học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất của từng nơi.
Ngoài ra, chúng ta dành thời lượng để chính các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phù hợp với trường họ.
Ví dụ trường khó khăn, cơ sở vật chất kém, học sinh tiếp thu kém, giáo viên hạn chế thì thời lượng giảng dạy có thể tăng lên. Như bình thường học một buổi nhưng ở những nơi này có thể tăng lên 1,5 buổi để củng cố kiến thức. Những địa phương khá hơn như Hà Nội thì bổ sung kiến thức, kỹ năng ngoài kiến thức bắt buộc.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội): Giữ nguyên 9 năm giáo dục cơ bản
Tôi đồng tình Quốc hội cần thiết phải ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, vì hiện giờ chương trình giáo dục phổ thông quá nặng so với độ tuổi của học sinh cần tiếp thu.
Đại biểu Bùi Thị An |
Như vừa rồi, mọi người đều thấy con em chúng ta học hành quá vất vả, quá mệt mỏi không có thời gian để vui chơi.
Nhiều trẻ em bây giờ còn ít tuổi nhưng như một ông cụ già, bà cụ già, không đúng với sự phát triển độ tuổi, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất, tâm hồn sau này, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Trong quá trình cải cách Đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần lược bỏ những kiến thức không cần thiết, chứ không phải lược bỏ cái khó, giữ lại cốt lõi cần thiết để học sinh có thể tiếp thu bài vở dễ dàng hơn, tập trung phát triển toàn diện trí, đức, thể, mỹ.
Tôi nghĩ phổ thông 9 năm như hiện nay là đủ. Trước đây, thời chúng tôi đi học chỉ 10 năm chứ không phải 12 năm như bây giờ, nhưng lượng kiến thức chúng tôi thu nhận được thấy khá đầy đủ, rồi vào học đại học hay đi ra đời vẫn thấy tự tin.
Quan trọng là phải học thực chất. Còn nếu kéo dài chương trình ra chỉ tốn kém cho gia đình, xã hội mà không cần thiết.
Bên cạnh đó, tôi cũng đồng tình xã hội hóa viết sách giáo khoa, nhưng Bộ GD-ĐT phải là người chủ trì đứng ra tuyển chọn được bộ sách giáo khoa chuẩn nhất. Phải cho xã hội hóa để cạnh tranh bình đẳng, khi đó người dân sẽ hưởng, họ sẽ sở hữu những bộ sách rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, trong xã hội hóa viết sách cần chú ý mục đích hướng đến đối tượng nào, nên giao cho những người có kinh nghiệm giảng dạy, cùng với đó cần quan tâm tham khảo ý kiến cộng đồng, việc phản biện xã hội sẽ có các thầy cô, phụ huynh đặc biệt các em học sinh – người được hưởng thụ trực tiếp, xem các em có thể tiếp thu được không.
Phạm Thịnh
Bình luận