(VTC News) - Một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị cần sớm đưa Luật biểu tình vào chương trình làm việc của Quốc hội khóa XIII.
Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 26/5, ông Lê Nam, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nêu ý kiến: “Biểu tình là quyền con người phổ quát của nhân loại, đã được Hiến pháp nước ta quy định từ năm 1946 đến nay. Biểu tình là một trong các nhu cầu của cuộc sống”.
Vị đại biểu này cũng lấy ra ví dụ các vụ tụ tập đông người trong thời gian gần đây như: nông dân đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của họ về đất đai, công nhân tụ tập đông người khi quyền lợi của họ bị xâm hại.
“Đó phải đó là những cuộc biểu tình không? Và cho đến các cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc vừa qua thì càng thấy rõ là cần Luật biểu tình”, ông Lê Nam thẳng thắn đề xuất.
Vị phó trường đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cho rằng việc tụ tập đông người, khiếu kiện đông người hay biểu tình đều có nguy cơ bị lợi dụng và thực tế đã bị lợi dụng trong nhiều vụ việc để chống đối Nhà nước, chống lại chế độ, gây nhiều hậu quả xấu. Đặc biệt là những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đã xảy ra vừa qua như ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
“Yêu cầu khách quan đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật biểu tình để phục vụ nhân dân và cũng là yêu cầu hết sức bức thiết để quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế” - ông Nam nhấn mạnh.
Vị đại biểu này cũng kiến nghị: “Thủ tướng Chính phủ đã từng kiến nghị xây dựng Luật biểu tình, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tôi nghĩ đây là một dự án luật có nhu cầu rất cấp thiết, ban hành được thì sẽ rất nhiều mặt có lợi, khả năng để xây dựng luật hoàn toàn có thể thực hiện được. Quốc hội Khóa XIII sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được Nhân dân Luật biểu tình mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”.
Cũng đồng tình với quan điểm này, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng cho rằng cần phải có luật biểu tình là để đáp ứng cam kết quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Ông Nghĩa nhấn mạnh việc biểu tình không chỉ là chống đối mà đó là hành động hàng triệu người muốn biểu tình để thể hiện sự ủng hộ đối với Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt trong việc chống lại hành vi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
"Tôi tin chúng ta có đủ trí tuệ, nhân lực và kiến thức để xây dựng Luật biểu tình trong điều kiện Việt Nam", ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định.
Ý kiến về sự cần thiết phải có Luật biểu tình cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh phải có luật mới có thể thiết lập trật tự trong việc nhân dân bày tỏ tình cảm, thái độ, nếu không ta sẽ bị động như thời gian vừa qua đã xảy ra.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề xuất cần lùi ngay những luật chưa bức xúc, không cần thiết ra khỏi chương trình năm 2014 - 2015 và đưa ngay luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật.
Ngồi “ghế đệm” xây dựng luật
Bên cạnh những ý kiến đề xuất cần sớm có Luật biểu tình, nhiều đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong việc xây dựng luật trong thời gian gần đây.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) cho rằng chương trình xây dựng luật và pháp lệnh phải điều chỉnh quá nhiều. Quốc hội vẫn bị động. Hồ sơ gửi đến cơ quan thẩm tra, đến đại biểu Quốc hội còn quá chậm.
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, có tới gần 2/3 dự án luật gửi chậm. Cá biệt, có những dự án luật đến sát ngày họp Quốc hội, các cơ quan Quốc hội vẫn chờ để thẩm tra nhưng kết quả không đảm bảo. Ví dụ như Luật dược.
“Bên cạnh đó, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh không sát thực tế gây bức xúc cho cử tri và khó khăn cho cơ quan thi hành. Cử tri cho rằng những văn bản này được xây dựng trên ghế đệm và trong phòng lạnh. Việc này đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được khắc phục”, đại biểu Thụy nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cho rằng các cơ quan còn chưa chú trọng tuyên truyền luật và pháp lệnh, cùng với một số luật có chất lượng không cao đã khiến luật chậm đi vào cuộc sống. Vì vậy, Quốc hội cần ưu tiên những luật phục vụ cho việc triển khai hiến pháp, đi sâu vào chất lượng hơn là số lượng.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng một số dự án luật gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội còn chậm.
“Năm nào cũng thấy ghi nhưng không thực hiện được. Khi đưa vào chương trình xây dựng luật thì anh nói rất thuyết phục nhưng khi đưa ra thì cũng nói rất thuyết phục. Những tồn tại này cần được làm rõ nguyên nhân vì sao nếu không cứ mãi mãi như thế”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu ý kiến.
Nói về những hạn chế trong việc làm luật hiện nay, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc: "Nhiều văn bản người dân nói “vội vã đưa vào vội vã đưa ra”. Không biết trình độ cán bộ thế nào. Đưa ra các văn bản rất kỳ cục”.
Minh Đức
Tại phiên thảo luận tại hội trường chiều 26/5, ông Lê Nam, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nêu ý kiến: “Biểu tình là quyền con người phổ quát của nhân loại, đã được Hiến pháp nước ta quy định từ năm 1946 đến nay. Biểu tình là một trong các nhu cầu của cuộc sống”.
Đại biểu Lê Nam - Ảnh: Tuổi Trẻ |
“Đó phải đó là những cuộc biểu tình không? Và cho đến các cuộc biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc vừa qua thì càng thấy rõ là cần Luật biểu tình”, ông Lê Nam thẳng thắn đề xuất.
Vị phó trường đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cho rằng việc tụ tập đông người, khiếu kiện đông người hay biểu tình đều có nguy cơ bị lợi dụng và thực tế đã bị lợi dụng trong nhiều vụ việc để chống đối Nhà nước, chống lại chế độ, gây nhiều hậu quả xấu. Đặc biệt là những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đã xảy ra vừa qua như ở Bình Dương, Hà Tĩnh.
“Yêu cầu khách quan đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật biểu tình để phục vụ nhân dân và cũng là yêu cầu hết sức bức thiết để quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế” - ông Nam nhấn mạnh.
Vị đại biểu này cũng kiến nghị: “Thủ tướng Chính phủ đã từng kiến nghị xây dựng Luật biểu tình, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tôi nghĩ đây là một dự án luật có nhu cầu rất cấp thiết, ban hành được thì sẽ rất nhiều mặt có lợi, khả năng để xây dựng luật hoàn toàn có thể thực hiện được. Quốc hội Khóa XIII sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được Nhân dân Luật biểu tình mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”.
Người dân Hà Nội xuống đường phản đối hành vi của Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam |
Cũng đồng tình với quan điểm này, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng cho rằng cần phải có luật biểu tình là để đáp ứng cam kết quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Ông Nghĩa nhấn mạnh việc biểu tình không chỉ là chống đối mà đó là hành động hàng triệu người muốn biểu tình để thể hiện sự ủng hộ đối với Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt trong việc chống lại hành vi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
"Tôi tin chúng ta có đủ trí tuệ, nhân lực và kiến thức để xây dựng Luật biểu tình trong điều kiện Việt Nam", ông Trương Trọng Nghĩa khẳng định.
Ý kiến về sự cần thiết phải có Luật biểu tình cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh phải có luật mới có thể thiết lập trật tự trong việc nhân dân bày tỏ tình cảm, thái độ, nếu không ta sẽ bị động như thời gian vừa qua đã xảy ra.
Trong khi đó, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề xuất cần lùi ngay những luật chưa bức xúc, không cần thiết ra khỏi chương trình năm 2014 - 2015 và đưa ngay luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật.
Ngồi “ghế đệm” xây dựng luật
Bên cạnh những ý kiến đề xuất cần sớm có Luật biểu tình, nhiều đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong việc xây dựng luật trong thời gian gần đây.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) cho rằng chương trình xây dựng luật và pháp lệnh phải điều chỉnh quá nhiều. Quốc hội vẫn bị động. Hồ sơ gửi đến cơ quan thẩm tra, đến đại biểu Quốc hội còn quá chậm.
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 7, có tới gần 2/3 dự án luật gửi chậm. Cá biệt, có những dự án luật đến sát ngày họp Quốc hội, các cơ quan Quốc hội vẫn chờ để thẩm tra nhưng kết quả không đảm bảo. Ví dụ như Luật dược.
“Bên cạnh đó, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh không sát thực tế gây bức xúc cho cử tri và khó khăn cho cơ quan thi hành. Cử tri cho rằng những văn bản này được xây dựng trên ghế đệm và trong phòng lạnh. Việc này đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được khắc phục”, đại biểu Thụy nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, vị đại biểu này cho rằng các cơ quan còn chưa chú trọng tuyên truyền luật và pháp lệnh, cùng với một số luật có chất lượng không cao đã khiến luật chậm đi vào cuộc sống. Vì vậy, Quốc hội cần ưu tiên những luật phục vụ cho việc triển khai hiến pháp, đi sâu vào chất lượng hơn là số lượng.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng một số dự án luật gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội còn chậm.
“Năm nào cũng thấy ghi nhưng không thực hiện được. Khi đưa vào chương trình xây dựng luật thì anh nói rất thuyết phục nhưng khi đưa ra thì cũng nói rất thuyết phục. Những tồn tại này cần được làm rõ nguyên nhân vì sao nếu không cứ mãi mãi như thế”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu ý kiến.
Nói về những hạn chế trong việc làm luật hiện nay, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền bức xúc: "Nhiều văn bản người dân nói “vội vã đưa vào vội vã đưa ra”. Không biết trình độ cán bộ thế nào. Đưa ra các văn bản rất kỳ cục”.
Minh Đức
Bình luận