(VTC News) – Có ý kiến cho rằng có nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu khá giống nhau nhưng không dũng cảm để cắt bỏ, dành thời gian cho người khác nêu ý kiến.
Sáng 14/11, góp ý vào phiên thảo luận Dự án Nghị quyết của Quốc hội về ban hành nội quy kỳ họp (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) cho biết nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nói Quốc hội cần phải công khai danh tính của đại biểu trong quá trình biểu quyết.
Ông Quyền cũng dẫn ví dụ tại Mỹ, đại biểu Quốc hội nào đồng ý, không đồng ý, không biểu quyết đều được hiện lên trên bảng máy tính.
"Đại biểu Quốc hội phải thể hiện rõ quan điểm của mình; chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đây là thể hiện bản lĩnh của mình trước nhân dân. Chứ giờ nhân dân không biết đại biểu của mình có biểu quyết hay không”, ông Quyền nói.
Ông Quyền cho rằng việc biểu quyết là một trong những đánh giá quan trọng nhất của đại biểu khi thể hiện chính kiến của mình.
“Tôi đề nghị công khai danh tính khi biểu quyết về việc đồng ý, không đồng ý hoặc dừng biểu quyết”, vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các đại biểu kiêm nhiệm đang làm nhiệm vụ gì thì khi đến phiên biểu quyết, bắt buộc phải có mặt để thực hiện nhiệm vụ.
Góp ý thêm cho cách làm việc của Quốc hội, ông Quyền cho rằng hiện tại vẫn chỉ là Quốc hội đang tham luận và chưa chuyển qua Quốc hội tranh luận. Quốc hội cần tranh luận về những quan điểm khác nhau hay nói về những mặt khác nhau của một vấn đề.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cần khắc phục việc các đại biểu đứng lên đọc một bài chuẩn bị sẵn, rất mất thời gian.
“Có hàng chục bài chuẩn bị sẵn tương đối trùng nhau”, ông Quyền nói.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Anh Sơn ví von “Xem đại biểu phát biểu như xem ca nhạc”.
Ông Sơn cho biết rất nhiều đại biểu phát biểu giống nhau, thậm chí có cả chục bài phát biểu tương tự nhau trong cùng một buổi thảo luận. Do có nhiều bài phát biểu giống nhau nên chủ tọa kỳ họp nhiều khi đã nhắc nhở nhưng mà bài chuẩn bị sẵn cho nên vẫn phát biểu.
"Vì thế, cử tri người ta bảo các bác đại biểu quốc hội phát biểu hay lắm nhưng giống như chúng em đi xem ca nhạc, các ca sĩ hát cùng một bài. Có giọng nam, giọng nữ, giọng cao, giọng thấp, giọng bổng, giọng thanh nhưng toàn một bài cả, cho nên nghe một lúc là thôi tắt tivi vì biết ngay là sau một bác khác lại phát biểu như thế”, ông Sơn nói.
Vị đại biểu Nam Định cũng thẳng thắn cho rằng ít vị đại biểu nào dũng cảm rút bài phát biểu của mình khi thấy nó gần giống người khác đã phát biểu trước đó.
Ông Sơn cũng đề nghị đại biểu cần dũng cảm để rút bài phát biểu đã giống những bài trước đó để dành thời gian cho các đại biểu khác phát biểu những điều hay, mới mẻ.
Minh Đức
Sáng 14/11, góp ý vào phiên thảo luận Dự án Nghị quyết của Quốc hội về ban hành nội quy kỳ họp (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) cho biết nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nói Quốc hội cần phải công khai danh tính của đại biểu trong quá trình biểu quyết.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Ảnh: VPQH) |
"Đại biểu Quốc hội phải thể hiện rõ quan điểm của mình; chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đây là thể hiện bản lĩnh của mình trước nhân dân. Chứ giờ nhân dân không biết đại biểu của mình có biểu quyết hay không”, ông Quyền nói.
Ông Quyền cho rằng việc biểu quyết là một trong những đánh giá quan trọng nhất của đại biểu khi thể hiện chính kiến của mình.
“Tôi đề nghị công khai danh tính khi biểu quyết về việc đồng ý, không đồng ý hoặc dừng biểu quyết”, vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các đại biểu kiêm nhiệm đang làm nhiệm vụ gì thì khi đến phiên biểu quyết, bắt buộc phải có mặt để thực hiện nhiệm vụ.
Góp ý thêm cho cách làm việc của Quốc hội, ông Quyền cho rằng hiện tại vẫn chỉ là Quốc hội đang tham luận và chưa chuyển qua Quốc hội tranh luận. Quốc hội cần tranh luận về những quan điểm khác nhau hay nói về những mặt khác nhau của một vấn đề.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cần khắc phục việc các đại biểu đứng lên đọc một bài chuẩn bị sẵn, rất mất thời gian.
“Có hàng chục bài chuẩn bị sẵn tương đối trùng nhau”, ông Quyền nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) |
Ông Sơn cho biết rất nhiều đại biểu phát biểu giống nhau, thậm chí có cả chục bài phát biểu tương tự nhau trong cùng một buổi thảo luận. Do có nhiều bài phát biểu giống nhau nên chủ tọa kỳ họp nhiều khi đã nhắc nhở nhưng mà bài chuẩn bị sẵn cho nên vẫn phát biểu.
"Vì thế, cử tri người ta bảo các bác đại biểu quốc hội phát biểu hay lắm nhưng giống như chúng em đi xem ca nhạc, các ca sĩ hát cùng một bài. Có giọng nam, giọng nữ, giọng cao, giọng thấp, giọng bổng, giọng thanh nhưng toàn một bài cả, cho nên nghe một lúc là thôi tắt tivi vì biết ngay là sau một bác khác lại phát biểu như thế”, ông Sơn nói.
Vị đại biểu Nam Định cũng thẳng thắn cho rằng ít vị đại biểu nào dũng cảm rút bài phát biểu của mình khi thấy nó gần giống người khác đã phát biểu trước đó.
Ông Sơn cũng đề nghị đại biểu cần dũng cảm để rút bài phát biểu đã giống những bài trước đó để dành thời gian cho các đại biểu khác phát biểu những điều hay, mới mẻ.
Minh Đức
Bình luận