(VTC News) – Đại biểu Quốc hội thẳng thắn cho rằng Việt Nam đã bỏ qua nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế đất nước.
Sáng 23/3, Quốc hội thảo luận tại tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Góp ý cho các báo cáo, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng nhiệm kỳ vừa qua có nhiều biến động về kinh tế, vấn đề Điển Đông có nhiều thách thức lớn nhưng chúng ta đã làm được nhiều việc, hoạt động của các cơ quan có nhiều thành tựu.
Điển hình là việc sửa đổi Hiến pháp 2013, giữ được tăng trưởng kinh tế, không bị rơi vào khủng hoảng, giữ được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó là thành tích chung của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tổng kết nhiệm kỳ phải đánh giá tương xứng nỗ lực của nhân dân, chiến sĩ, người lao động, công nhân.. nhất là trong sự kiện Biển Đông, toàn quân, toàn dân ta đã rất nỗ lực để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong các báo cáo cần phải có nội dung cảm ơn nhân dân luôn bảo vệ Quốc hội, Chính phủ trong lúc khó khăn đó.
“Chính nhân dân cũng là người đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng sản xuất, thắt lưng buộc bụng cùng nhà nước vượt qua thử thách”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tuy nghiên, đại biểu Nghĩa cho rằng dù nỗ lực là lớn nhưng các cơ quan nhà nước phải thấy rõ sự phát triển kinh tế vẫn chưa bằng những nước xung quanh, từ đó chưa thể hài lòng.
“Trong đó điểm lớn nhất là chúng ta để mất rất nhiều thời cơ”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Việt Nam là nước đứng hàng đầu xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản nhưng chúng ta không chớp được thời cơ để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao để chi phối thị trường thế giới.
“Chúng ta đã không tận dụng được công nghệ, thị trường để làm điều đó, đánh mất cơ hội”, ông Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, chúng ta giải quyết được lạm phát, nợ xấu, ký kết được TPP nhưng vẫn không tận dụng được cơ hội để đẩy mạnh nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
“Thực sự, nếu chúng ta nỗ lực hơn, dốc sức nhiều hơn thì kết quả đã khác hơn, nhiều thời cơ lớn nhưng nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ qua, để ngỏ thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào”, ông Nghĩa phát biểu.
Vị đại biểu này cho rằng, 20 năm qua, Việt Nam không phải chịu hiểm họa thiên tai lớn, không có khủng bố nhưng cũng đã không tận dụng được những điều kiện này để phát triển kinh tế.
“Tóm lại chúng ta đã bỏ qua, không tận dụng được rất nhiều thời cơ lớn”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nuối tiếc nói.
Cũng góp ý cho việc xây dựng các luật về kinh tế, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết nhiệm kỳ vừa qua Quốc hội đã quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước như xây dựng sân bay Long Thành, kinh tế, ngân sách… Bên cạnh đó, nhiều vấn đề được người dân quan tâm như nợ công và đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì đều đã có ban hành luật rất quan trọng.
Cụ thể trong vấn đề này, Quốc hội khi quyết định các vấn đề nợ công, bội chi ngân sách, thu chi ngân sách, bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông thì dường như đại biểu bàn luận chưa thấu đáo.
Có cảm tưởng Quốc hội còn dễ dãi. Hiện nay nợ công rất căng thẳng, bội thu chi ngân sách thì lúc nào cũng vi phạm nhưng rồi đại biểu Quốc hội vẫn bấm thông qua.
"Vấn đề này có lỗi của chính các đại biểu Quốc hội. Hình như Chính phủ cứ trình rồi chúng ta dễ dãi thông qua", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Có những chỉ tiêu Quốc hội đã quyết nhưng không thực hiện không đạt được cũng không truy ra trách nhiệm của Bộ nào.
Giám sát có nhiều đoàn nhưng chưa hiệu quả, chủ yếu là đến nghe, gây lãng phí. Quốc hội nhiệm kỳ tới cần khắc phục triệt để điều này.
“Chất vấn kỳ tới cần chia ra ở từng ủy ban để đi đến tận cùng vấn đề. Ví dụ Ủy ban Kinh tế có thể chất vấn Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc ngân hàng nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư. Và cần thiết phải truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn đó như nhiều nước đang làm”, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất.
Phạm Thịnh
Sáng 23/3, Quốc hội thảo luận tại tổ về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM). Ảnh: Phạm Thịnh |
Điển hình là việc sửa đổi Hiến pháp 2013, giữ được tăng trưởng kinh tế, không bị rơi vào khủng hoảng, giữ được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó là thành tích chung của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, tổng kết nhiệm kỳ phải đánh giá tương xứng nỗ lực của nhân dân, chiến sĩ, người lao động, công nhân.. nhất là trong sự kiện Biển Đông, toàn quân, toàn dân ta đã rất nỗ lực để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong các báo cáo cần phải có nội dung cảm ơn nhân dân luôn bảo vệ Quốc hội, Chính phủ trong lúc khó khăn đó.
“Chính nhân dân cũng là người đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, không ngừng sản xuất, thắt lưng buộc bụng cùng nhà nước vượt qua thử thách”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Tuy nghiên, đại biểu Nghĩa cho rằng dù nỗ lực là lớn nhưng các cơ quan nhà nước phải thấy rõ sự phát triển kinh tế vẫn chưa bằng những nước xung quanh, từ đó chưa thể hài lòng.
“Trong đó điểm lớn nhất là chúng ta để mất rất nhiều thời cơ”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Việt Nam là nước đứng hàng đầu xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản nhưng chúng ta không chớp được thời cơ để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao để chi phối thị trường thế giới.
“Chúng ta đã không tận dụng được công nghệ, thị trường để làm điều đó, đánh mất cơ hội”, ông Nghĩa nói.
Video: Phát ngôn ấn tượng của các đại biểu Quốc hội
Bên cạnh đó, chúng ta giải quyết được lạm phát, nợ xấu, ký kết được TPP nhưng vẫn không tận dụng được cơ hội để đẩy mạnh nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
“Thực sự, nếu chúng ta nỗ lực hơn, dốc sức nhiều hơn thì kết quả đã khác hơn, nhiều thời cơ lớn nhưng nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ qua, để ngỏ thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào”, ông Nghĩa phát biểu.
Vị đại biểu này cho rằng, 20 năm qua, Việt Nam không phải chịu hiểm họa thiên tai lớn, không có khủng bố nhưng cũng đã không tận dụng được những điều kiện này để phát triển kinh tế.
“Tóm lại chúng ta đã bỏ qua, không tận dụng được rất nhiều thời cơ lớn”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nuối tiếc nói.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Ảnh: Phạm Thịnh) |
|
Có cảm tưởng Quốc hội còn dễ dãi. Hiện nay nợ công rất căng thẳng, bội thu chi ngân sách thì lúc nào cũng vi phạm nhưng rồi đại biểu Quốc hội vẫn bấm thông qua.
"Vấn đề này có lỗi của chính các đại biểu Quốc hội. Hình như Chính phủ cứ trình rồi chúng ta dễ dãi thông qua", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.
Có những chỉ tiêu Quốc hội đã quyết nhưng không thực hiện không đạt được cũng không truy ra trách nhiệm của Bộ nào.
Giám sát có nhiều đoàn nhưng chưa hiệu quả, chủ yếu là đến nghe, gây lãng phí. Quốc hội nhiệm kỳ tới cần khắc phục triệt để điều này.
“Chất vấn kỳ tới cần chia ra ở từng ủy ban để đi đến tận cùng vấn đề. Ví dụ Ủy ban Kinh tế có thể chất vấn Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc ngân hàng nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư. Và cần thiết phải truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn đó như nhiều nước đang làm”, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất.
Phạm Thịnh
Bình luận