(VTC News) – Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng công lý sẽ không có khi các yếu tố chính trị, tiền bạc, tình cảm đi vào hoạt động xét xử.
Sáng 5/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng hiện nay các cơ quan tư pháp đang bị chi phối bởi ba vấn đề: Chính trị, tiền bạc, tình cảm.
“Chính trị, tiền bạc, tình cảm đi vào tòa thì công lý sẽ cắp cặp ra đi. Tiền bạc và tình cảm thì không có biên giới, bất cứ chỗ nào cũng có thể đi vào được và sẽ làm cho công lý không còn ở trong đó nữa”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Vì vậy, vị đại biểu này cho rằng hiện nay vấn đề yếu nhất là ở đội ngũ cán bộ chứ không phải do tổ chức bộ máy. Một số cán bộ hiện nay bản lĩnh chính trị không vững vàng, không tinh thông nghiệp vụ, đạo đức không trong sáng thì mới xảy ra oan sai.
Vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng đề xuất: “Cần đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để có bản lĩnh. Cán bộ phải có trái tim đầy nhiệt huyết, cái đầu lạnh và bàn tay sạch thì chúng ta mới làm cho cán cân công lý, công bằng xã hội được thực hiện”.
Ở nước ta, từ khi Viện Kiểm sát nhân dân được thành lập từ năm 1960 đến nay, pháp luật luôn quy định trong tổ chức bộ máy viện kiểm sát nhân dân tối cao có cơ quan điều tra.
Đặc biệt từ 1989 đến nay, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ điều tra các hoạt động xâm phạm tư pháp. Chính vì vậy, luật này kế thừa luật cũ và xuất phát từ chức năng công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự.
Viện Kiểm sát có trách nhiệm tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng tư pháp để kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tố tụng.
Do đó Viện Kiểm sát có đầy đủ điều kiện để phát hiện nắm bắt kịp thời các hành vi phạm tội và xâm phạm hoạt động tư pháp.
“Việc Quốc hội giao cho Viện Kiểm sát có quyền điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là điều hoàn toàn đúng đắn”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng chỉ ra thực trạng ngành tư pháp nước ta vẫn còn một số hạn chế. Chất lượng hoạt động tư pháp chưa cao, vẫn còn hiện tượng bắt giam người trái pháp luật để xảy ra oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ tư pháp xuống cấp về đạo đức. Vì vậy, việc duy trì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát như một cơ quan chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý một cách khách quan và phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội phạm này là cần thiết.
Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho biết, nhiều quốc gia cũng quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan công tố Viện Kiểm sát. Các cơ quan công tố Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc… đều có thẩm quyền điều tra đối với một số loại tội phạm.
Ví dụ ở Trung Quốc, Viện Kiểm sát có cơ quan điều tra từ trung ương đến địa phương và điều tra các loại tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ rất hiệu quả. Ở Italia, văn phòng công tố quốc gia có nhiệm vụ điều tra các vụ phạm tội do các tổ chức mafia thực hiện.
“Vì vậy, duy trì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cần thiết”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền kết luận.
Cũng có cùng những ý kiến nêu trên, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP. HCM) cho rằng công tố quyết định việc buộc tội, quyết định cả việc bắt giam và khởi tố, truy tố.
Các nước cũng như pháp luật nước ta bao giờ cũng giành cho công tố quyền điều tra nhưng chỉ điều tra một số vụ án chứ không nhiều. Và do chức năng kiểm soát tư pháp nên Viện Kiểm sát chỉ điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Nếu như Viện Kiểm sát chỉ phát hiện và kiến nghị xử lý những hoạt động vi phạm bề nổi thì không loại trừ được hành vi tội phạm ẩn nấp đằng sau vi phạm.
Thực tiễn cho thấy trong hoạt động tư pháp, oan sai là có bóng dáng của tội phạm tham nhũng. Tham nhũng trong hoạt động tư pháp là ăn tiền, nhận hối lộ, tham ô mới dẫn đến thay đổi hồ sơ vụ án, nó mới dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.
Nếu như không làm rõ sẽ không hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố và điều tra tư pháp. Vì vậy, chỉ nên chỉ quy định cơ quan điều tra chỉ tổ chức ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cũng có cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, ông Đỗ Văn Đương cho rằng: “Nâng cao không phải cải trụ sở mà phải cải cách con người, cải cách cái đầu, lương tâm, trách nhiệm. Kinh phí phải tập trung vào cái này, làm sao cho người Kiểm sát viên phải độc lập”.
» Án oan chấn động: Bắt phó công an huyện và trưởng phòng viện kiểm sát
» Án oan chấn động: Ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu tòa xin lỗi
» Tòa án Hà Nội xin lỗi người bị kết án oan
Phạm Thịnh
Sáng 5/6, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng hiện nay các cơ quan tư pháp đang bị chi phối bởi ba vấn đề: Chính trị, tiền bạc, tình cảm.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền |
“Chính trị, tiền bạc, tình cảm đi vào tòa thì công lý sẽ cắp cặp ra đi. Tiền bạc và tình cảm thì không có biên giới, bất cứ chỗ nào cũng có thể đi vào được và sẽ làm cho công lý không còn ở trong đó nữa”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói.
Vì vậy, vị đại biểu này cho rằng hiện nay vấn đề yếu nhất là ở đội ngũ cán bộ chứ không phải do tổ chức bộ máy. Một số cán bộ hiện nay bản lĩnh chính trị không vững vàng, không tinh thông nghiệp vụ, đạo đức không trong sáng thì mới xảy ra oan sai.
Vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng đề xuất: “Cần đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để có bản lĩnh. Cán bộ phải có trái tim đầy nhiệt huyết, cái đầu lạnh và bàn tay sạch thì chúng ta mới làm cho cán cân công lý, công bằng xã hội được thực hiện”.
Ở nước ta, từ khi Viện Kiểm sát nhân dân được thành lập từ năm 1960 đến nay, pháp luật luôn quy định trong tổ chức bộ máy viện kiểm sát nhân dân tối cao có cơ quan điều tra.
Đặc biệt từ 1989 đến nay, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ điều tra các hoạt động xâm phạm tư pháp. Chính vì vậy, luật này kế thừa luật cũ và xuất phát từ chức năng công tố của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong tố tụng hình sự.
Viện Kiểm sát có trách nhiệm tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng tư pháp để kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tố tụng.
Do đó Viện Kiểm sát có đầy đủ điều kiện để phát hiện nắm bắt kịp thời các hành vi phạm tội và xâm phạm hoạt động tư pháp.
“Việc Quốc hội giao cho Viện Kiểm sát có quyền điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là điều hoàn toàn đúng đắn”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng chỉ ra thực trạng ngành tư pháp nước ta vẫn còn một số hạn chế. Chất lượng hoạt động tư pháp chưa cao, vẫn còn hiện tượng bắt giam người trái pháp luật để xảy ra oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ tư pháp xuống cấp về đạo đức. Vì vậy, việc duy trì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát như một cơ quan chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý một cách khách quan và phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội phạm này là cần thiết.
Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho biết, nhiều quốc gia cũng quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan công tố Viện Kiểm sát. Các cơ quan công tố Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc… đều có thẩm quyền điều tra đối với một số loại tội phạm.
Ví dụ ở Trung Quốc, Viện Kiểm sát có cơ quan điều tra từ trung ương đến địa phương và điều tra các loại tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ rất hiệu quả. Ở Italia, văn phòng công tố quốc gia có nhiệm vụ điều tra các vụ phạm tội do các tổ chức mafia thực hiện.
“Vì vậy, duy trì cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cần thiết”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền kết luận.
Đại biểu Đỗ Văn Đương |
Các nước cũng như pháp luật nước ta bao giờ cũng giành cho công tố quyền điều tra nhưng chỉ điều tra một số vụ án chứ không nhiều. Và do chức năng kiểm soát tư pháp nên Viện Kiểm sát chỉ điều tra một số loại tội phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp.
Nếu như Viện Kiểm sát chỉ phát hiện và kiến nghị xử lý những hoạt động vi phạm bề nổi thì không loại trừ được hành vi tội phạm ẩn nấp đằng sau vi phạm.
Thực tiễn cho thấy trong hoạt động tư pháp, oan sai là có bóng dáng của tội phạm tham nhũng. Tham nhũng trong hoạt động tư pháp là ăn tiền, nhận hối lộ, tham ô mới dẫn đến thay đổi hồ sơ vụ án, nó mới dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.
Nếu như không làm rõ sẽ không hiệu quả trong công tác thực hành quyền công tố và điều tra tư pháp. Vì vậy, chỉ nên chỉ quy định cơ quan điều tra chỉ tổ chức ở Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Cũng có cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, ông Đỗ Văn Đương cho rằng: “Nâng cao không phải cải trụ sở mà phải cải cách con người, cải cách cái đầu, lương tâm, trách nhiệm. Kinh phí phải tập trung vào cái này, làm sao cho người Kiểm sát viên phải độc lập”.
» Án oan chấn động: Bắt phó công an huyện và trưởng phòng viện kiểm sát
» Án oan chấn động: Ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu tòa xin lỗi
» Tòa án Hà Nội xin lỗi người bị kết án oan
Phạm Thịnh
Bình luận