(VTC News) - Do được tự khai để đóng thuế, nên nhiều doanh nghiệp đã khai man để ‘ăn bớt’ tài nguyên, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đó là ý kiến của đại biểu Lê Đắc Lâm (tỉnh Bình Thuận) tại buổi Tọa đàm chính sách “Thực thi sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản” do Liên minh Khoáng sản phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức ngày 30/5 tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Theo ông Lê Đắc Lâm, tại Bình Thuận đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã “bỏ túi” nguồn thu lớn. Thế nhưng tính tự giác về đóng thuế, phí và cải tạo môi trường vẫn còn trì trệ và kém hiệu quả.
Theo ông Lâm, tỉnh Bình Thuận là địa phương “giàu có” về titan và cát đen. Nguồn tài nguyên quý này được kỳ vọng sẽ mang lại kinh tế lớn cho địa phương, song đến nay hiệu quả mang lại vẫn thấp do doanh nghiệp tự kê khai sản lượng để khai báo, đóng các khoản thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
“Thực tế trên đã dẫn đến chuyện doanh nghiệp khai không đúng sản lượng thực để ‘ăn bớt’ tài nguyên, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, sau khi hoàn tất việc khai thác, nhiều doanh nghiệp cũng không thực hiện đúng trách nhiệm cải tạo môi trường, gây ảnh hưởng nguồn nước, đất đai. Điều này đã khiến người dân rất bức xúc,” ông Lâm phân trần.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công nghiệp khai khoáng của Việt Nam, bao gồm cả than đá và dầu khí, đóng góp lớn cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên, ngành khai khoáng vẫn bị cho là lãng phí tài nguyên, hiệu quả đóng góp kinh tế thấp, gây nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản, cho biết, nhiều địa phương có tới 200 giấy phép khai thác nhưng số thu từ thuế tài nguyên không đạt bốn tỷ đồng, số thu này thậm chí không đủ chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khai khoáng tại địa phương.
Bà Trần Thanh Thủy, Điều phối viên Liên minh khoáng sản cho biết, theo đánh giá, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương cùng nhiều loại khoáng sản khác có sản lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, dù sản lượng lớn nhưng đóng góp cho ngân sách từ khai khoáng còn thấp. Theo thống kê, số thu thuế tài nguyên (khoản thu chính và đặc thù trong khai thác khoáng sản) chỉ chiếm 0,9 - 1,1% ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013.
“Số thu thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng hạn chế trong thu ngân sách, chưa tương xứng với mức độ khai thác, chi phí quản lý cũng như các ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, môi trường và xã hội”, bà Thủy nhấn mạnh.
Theo bà Thuỷ, một điều đáng lo ngại khác là nhiều loại khoáng sản sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần như dầu khí chỉ còn 56 năm khai thác, vàng còn 21 năm, đồng còn 35 năm… Vì vậy, cần phải có cách thức quản lý và khai thác khoáng sản hiệu quả, chống thất thoát nguồn tài nguyên hữu hạn này.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), nếu Việt Nam không xây dựng “hàng rào hành chính” vững chắc, có thể sẽ bỏ lọt việc doanh nghiệp “đi đêm” với cơ quan quản lý để gian lận các khoản thuế, phí so với thực tế khai thác. Điều này sẽ gây thất thoát ngân sách và tạo cơ hội cho tham nhũng cao.
Nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, tiến sỹ Lại Hồng Thanh, Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc (Tổng cục Địa chất khoáng sản) thừa nhận, thời gian qua cơ chế kiểm soát nguồn thu khoáng sản của Việt Nam làm chưa tốt. Việc để doanh nghiệp “tự kê khai sản lượng” để đóng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường vẫn chưa “tạo được sự tin tưởng.”
Theo ông Thanh, việc doanh nghiệp tự kê khai nộp thuế là phù hợp với nền quản lý tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, điều này có thể dễ dẫn tới việc gian lận nguồn thu, thậm chí sau một thời gian khai thác doanh nghiệp tư nhân “tuyên bố” phá sản hoặc lặng lẽ bỏ đi để chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế, phí.
Chính vì vậy, bà Trần Thu Thuỷ - Điều phối viên của Liên minh khoáng sản cho rằng: “Đã đến lúc Việt Nam cần xem xét nghiêm túc việc tham gia Sáng kiến minh bạch trong Công nghiệp Khai thác (EITI). Việc thực thi EITI sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư cạnh tranh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản.
Hiện đã có 48 quốc gia tham gia EITI, hơn 80 công ty dầu khí và khoáng sản hàng đầu thế giới, hơn 90 tổ chức tài chính và hơn 400 tổ chức xã hội dân sự trên thế giới ủng hộ và tham gia EITI. Trong khu vực có Đông Timor, Indonesia, Philippines, Myanmar đã tham gia EITI. Thực thi EITI đã tránh thất thu 1 tỷ USD hàng năm cho ngân sách Nigeria.
“Với những lợi ích nêu trên, Bộ Công Thương cần xây dựng và công bố lộ trình tham gia EITI. Cùng với đó, Việt Nam cũng cần sớm công bố ý định tham gia EITI, đặc biệt trong bối cảnh đang đàm phán TPP và cộng đồng kinh tế Asean sẽ thành lập vào cuối năm 2015,” bà Thủy đề xuất.
Châu Anh
Đó là ý kiến của đại biểu Lê Đắc Lâm (tỉnh Bình Thuận) tại buổi Tọa đàm chính sách “Thực thi sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) để nâng cao hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản” do Liên minh Khoáng sản phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức ngày 30/5 tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Theo ông Lê Đắc Lâm, tại Bình Thuận đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã “bỏ túi” nguồn thu lớn. Thế nhưng tính tự giác về đóng thuế, phí và cải tạo môi trường vẫn còn trì trệ và kém hiệu quả.
Đại biểu quốc hội bức xúc trước nạn 'ăn bớt' tài nguyên |
“Thực tế trên đã dẫn đến chuyện doanh nghiệp khai không đúng sản lượng thực để ‘ăn bớt’ tài nguyên, gây thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, sau khi hoàn tất việc khai thác, nhiều doanh nghiệp cũng không thực hiện đúng trách nhiệm cải tạo môi trường, gây ảnh hưởng nguồn nước, đất đai. Điều này đã khiến người dân rất bức xúc,” ông Lâm phân trần.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, công nghiệp khai khoáng của Việt Nam, bao gồm cả than đá và dầu khí, đóng góp lớn cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên, ngành khai khoáng vẫn bị cho là lãng phí tài nguyên, hiệu quả đóng góp kinh tế thấp, gây nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản, cho biết, nhiều địa phương có tới 200 giấy phép khai thác nhưng số thu từ thuế tài nguyên không đạt bốn tỷ đồng, số thu này thậm chí không đủ chi phí quản lý nhà nước đối với hoạt động khai khoáng tại địa phương.
Bà Trần Thanh Thủy, Điều phối viên Liên minh khoáng sản cho biết, theo đánh giá, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương cùng nhiều loại khoáng sản khác có sản lượng lớn. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, dù sản lượng lớn nhưng đóng góp cho ngân sách từ khai khoáng còn thấp. Theo thống kê, số thu thuế tài nguyên (khoản thu chính và đặc thù trong khai thác khoáng sản) chỉ chiếm 0,9 - 1,1% ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013.
“Số thu thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng hạn chế trong thu ngân sách, chưa tương xứng với mức độ khai thác, chi phí quản lý cũng như các ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, môi trường và xã hội”, bà Thủy nhấn mạnh.
Theo bà Thuỷ, một điều đáng lo ngại khác là nhiều loại khoáng sản sẽ bị cạn kiệt trong tương lai gần như dầu khí chỉ còn 56 năm khai thác, vàng còn 21 năm, đồng còn 35 năm… Vì vậy, cần phải có cách thức quản lý và khai thác khoáng sản hiệu quả, chống thất thoát nguồn tài nguyên hữu hạn này.
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), nếu Việt Nam không xây dựng “hàng rào hành chính” vững chắc, có thể sẽ bỏ lọt việc doanh nghiệp “đi đêm” với cơ quan quản lý để gian lận các khoản thuế, phí so với thực tế khai thác. Điều này sẽ gây thất thoát ngân sách và tạo cơ hội cho tham nhũng cao.
Nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, tiến sỹ Lại Hồng Thanh, Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc (Tổng cục Địa chất khoáng sản) thừa nhận, thời gian qua cơ chế kiểm soát nguồn thu khoáng sản của Việt Nam làm chưa tốt. Việc để doanh nghiệp “tự kê khai sản lượng” để đóng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường vẫn chưa “tạo được sự tin tưởng.”
Theo ông Thanh, việc doanh nghiệp tự kê khai nộp thuế là phù hợp với nền quản lý tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, điều này có thể dễ dẫn tới việc gian lận nguồn thu, thậm chí sau một thời gian khai thác doanh nghiệp tư nhân “tuyên bố” phá sản hoặc lặng lẽ bỏ đi để chây ỳ nghĩa vụ nộp thuế, phí.
Chính vì vậy, bà Trần Thu Thuỷ - Điều phối viên của Liên minh khoáng sản cho rằng: “Đã đến lúc Việt Nam cần xem xét nghiêm túc việc tham gia Sáng kiến minh bạch trong Công nghiệp Khai thác (EITI). Việc thực thi EITI sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư cạnh tranh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản.
Hiện đã có 48 quốc gia tham gia EITI, hơn 80 công ty dầu khí và khoáng sản hàng đầu thế giới, hơn 90 tổ chức tài chính và hơn 400 tổ chức xã hội dân sự trên thế giới ủng hộ và tham gia EITI. Trong khu vực có Đông Timor, Indonesia, Philippines, Myanmar đã tham gia EITI. Thực thi EITI đã tránh thất thu 1 tỷ USD hàng năm cho ngân sách Nigeria.
“Với những lợi ích nêu trên, Bộ Công Thương cần xây dựng và công bố lộ trình tham gia EITI. Cùng với đó, Việt Nam cũng cần sớm công bố ý định tham gia EITI, đặc biệt trong bối cảnh đang đàm phán TPP và cộng đồng kinh tế Asean sẽ thành lập vào cuối năm 2015,” bà Thủy đề xuất.
Châu Anh
Bình luận