(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho biết rất hy vọng những phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam sẽ trở thành sự thật.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm sau khi lắng nghe ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam trưa 6/11.
- Ông có suy nghĩ như thế nào sau khi lắng nghe bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam?
Sau khi nghe ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội, tôi có hai điều muốn nói.
Thứ nhất, tất nhiên trong cơ hội này, người ta nói vừa là ngôn từ ngoại giao vừa là nguyện vọng tốt đẹp. Tôi nghĩ điều đó là rất là hay nhưng cái khó nhất là việc làm. Nói hay nhưng làm có được không? Điều đó là cần phải nhìn nhận.
Tôi cho rằng, sự có mặt của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc ở Quốc hội Việt Nam lẽ thường là một sự kiện có ý nghĩa nhưng lại rơi vào một thời điểm mà người dân Việt Nam rất quan tâm.
Người dân Việt Nam luôn có một tâm thế là so sánh giữa lời nói với thực tế đang diễn ra.
Tôi nghĩ rằng, những nội dung này nếu mà có thể đạt được nhất trí cao của các nhà lãnh đạo hai nước thì là điều hết sức quan trọng. Nhưng phải làm để người dân hiểu, người dân chia sẻ mới là quan trọng.
Vấn đề thứ hai, tôi có nghe ông Tập Cận Bình đề cập đến một số vấn đề lịch sử về một nước Trung Hoa rất yêu chuộng hòa bình. Lịch sử quan hệ Việt Nam từ cổ đại đến cận đại chỉ có hữu nghị và tương thân tương ái với nhau. Điều đó khiến chúng ta càng phải học sử cho tốt, dạy sử cho kỹ.
- Ông có thể nói rõ hơn ý này?
Lịch sử là phải nhìn hai mặt nhưng họ chỉ nói một mặt thôi. Nếu chúng ta không trang bị cho thế hệ trẻ của Việt Nam kiến thức thì lại nghĩ đó là thật.
Cuối cùng chúng ta rất hi vọng những điều ông Tập Cận Bình nói sẽ thành sự thật.
- Trong bài phát biểu của mình, ông Tập có nói đến những va chạm của hai nước. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình có nói là cần nhìn đến đại cục. Vậy vấn đề va chạm ở Trường Sa, Hoàng Sa có phải là tiểu cục không?
Tôi nghĩ đó không thể nói là tiểu cục được. Ông Tập có nhắc đến là “chúng ta có vận mệnh chung”. Nhưng tôi không nghĩ là thế. Nếu xét về nhân loại thì có vận mệnh chung nhưng mỗi quốc gia có vận mệnh riêng. Mỗi người cần làm chủ vận mệnh của mình.
Trong tương quan giữa các quốc gia thì chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau. Chính vì thế trong thời đại này, chúng ta phải tuân thủ những cam kết chung, những gì đã trở thành tập quán được luật pháp quốc tế quy định.
- Vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông được nhân dân và đại biểu Quốc hội Việt Nam rất quan tâm nhưng trong bài phát biểu ông Tập không nhắc đến. Phải chăng vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc đang né tránh?
Tôi nghĩ rằng ở mỗi trường hợp, người ta có cách phát biểu khác nhau. Ở các cuộc hội đàm riêng phát biểu khác, những cuộc phát biểu chung thì phát biểu khác. Chúng ta hãy cứ lắng nghe đi.
Điều quan trọng là chúng ta phải giữ được lập trường căn bản. Một nguyên lý chúng ta thường hay nói là “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Vì thế tôi nghĩ rằng có những cơ hội này nếu chúng ta tranh thủ thì rất tốt. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tỉnh táo.
Phạm Thịnh
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm sau khi lắng nghe ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam trưa 6/11.
- Ông có suy nghĩ như thế nào sau khi lắng nghe bài phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam?
Sau khi nghe ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội, tôi có hai điều muốn nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải) thay mặt Quốc hội đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: Tuổi trẻ |
Tôi cho rằng, sự có mặt của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc ở Quốc hội Việt Nam lẽ thường là một sự kiện có ý nghĩa nhưng lại rơi vào một thời điểm mà người dân Việt Nam rất quan tâm.
Người dân Việt Nam luôn có một tâm thế là so sánh giữa lời nói với thực tế đang diễn ra.
Tôi nghĩ rằng, những nội dung này nếu mà có thể đạt được nhất trí cao của các nhà lãnh đạo hai nước thì là điều hết sức quan trọng. Nhưng phải làm để người dân hiểu, người dân chia sẻ mới là quan trọng.
Vấn đề thứ hai, tôi có nghe ông Tập Cận Bình đề cập đến một số vấn đề lịch sử về một nước Trung Hoa rất yêu chuộng hòa bình. Lịch sử quan hệ Việt Nam từ cổ đại đến cận đại chỉ có hữu nghị và tương thân tương ái với nhau. Điều đó khiến chúng ta càng phải học sử cho tốt, dạy sử cho kỹ.
- Ông có thể nói rõ hơn ý này?
Lịch sử là phải nhìn hai mặt nhưng họ chỉ nói một mặt thôi. Nếu chúng ta không trang bị cho thế hệ trẻ của Việt Nam kiến thức thì lại nghĩ đó là thật.
Cuối cùng chúng ta rất hi vọng những điều ông Tập Cận Bình nói sẽ thành sự thật.
- Trong bài phát biểu của mình, ông Tập có nói đến những va chạm của hai nước. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình có nói là cần nhìn đến đại cục. Vậy vấn đề va chạm ở Trường Sa, Hoàng Sa có phải là tiểu cục không?
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc |
Trong tương quan giữa các quốc gia thì chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau. Chính vì thế trong thời đại này, chúng ta phải tuân thủ những cam kết chung, những gì đã trở thành tập quán được luật pháp quốc tế quy định.
- Vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông được nhân dân và đại biểu Quốc hội Việt Nam rất quan tâm nhưng trong bài phát biểu ông Tập không nhắc đến. Phải chăng vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc đang né tránh?
Tôi nghĩ rằng ở mỗi trường hợp, người ta có cách phát biểu khác nhau. Ở các cuộc hội đàm riêng phát biểu khác, những cuộc phát biểu chung thì phát biểu khác. Chúng ta hãy cứ lắng nghe đi.
Điều quan trọng là chúng ta phải giữ được lập trường căn bản. Một nguyên lý chúng ta thường hay nói là “dĩ bất biến ứng vạn biến”.
Vì thế tôi nghĩ rằng có những cơ hội này nếu chúng ta tranh thủ thì rất tốt. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tỉnh táo.
Phạm Thịnh
Bình luận