Chiều 22/5, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phổ biến danh sách hàng loạt ca khúc cách mạng, trong đó có bài Tiến quân ca (Quốc ca), ông Dương Trung Quốc nói:
"Đã là sản phẩm của đời sống thì cần gì cấp phép nữa. Sản phẩm đó đã đi vào đời sống từ lâu rồi thì làm những cái thủ tục này là không cần thiết".
- Việc Cục NTBD cho rằng chỉ là cho phổ biến rộng rãi các ca khúc cách mạng này có cần thiết không, thưa ông?
Bây giờ hãy quan tâm đến những gì bức xúc rồi gỡ ra chứ không phải cứ như để tạo dấu ấn của mình ở tất cả mọi người, thể hiện quyền lực của mình một cách vô lối.
Đại biểu Dương Trung Quốc
Bây giờ hãy quan tâm đến những gì bức xúc rồi gỡ ra chứ không phải cứ như để tạo dấu ấn của mình ở tất cả mọi người, thể hiện quyền lực của mình một cách vô lối.
Cái cần nhất là xử lý những di sản nhưng nói di sản ở đây chúng ta có những yếu tố thay đổi chế độ nên phải giải quyết thôi chứ còn như các bài ca cách mạng, hát từ bao lâu nay rồi thì có gì phải vào để cấp phép.
Ý nghĩa cấp phép ở đây là gì, quá lắm, anh chỉ hiểu cấp phép là những chương trình biểu diễn lấy tiền hay bảo vệ bản quyền.
Nhưng bảo vệ bản quyền có cách khác của họ chứ không phải là chuyện đang làm.
Chức năng của Cục NTBD đúng là kiểm soát các hoạt động có tính chất kinh doanh hoặc công cộng nhưng không phải cấp phép là một cách duy nhất.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xác định lại cho rõ chức năng của Cục này. Theo tôi, từ việc mà hai sự kiện gần nhau như thế thì Bộ nên làm việc để làm rõ chức năng của Cục là gì. Bởi hiện nay, nhận thức về chức năng của Cục chưa rõ ràng lắm.
Video: Quốc ca Việt Nam
- Người ta đặt câu hỏi ai quy định cho Cục NTBD thẩm quyền cấp phép những tác phẩm như vậy, thưa ông?
Có thể nói cấp phép cho từng chương trình một thì nghe còn có lý. Ví dụ, hôm nay, một công ty biểu diễn phải xem lại những bài hát có chuẩn không chứ không phải những bài hát được cấp phép chưa.
Những bài hát chưa được cấp phép là do có yếu tố lịch sử, ví dụ như những bài hát sáng tác trước năm 1975. Tôi cũng rất muốn, việc này, ngành Văn hóa cần làm ngay, làm tất cả chứ không phải chờ cấp phép nhỏ giọt.
Tính từ thời điểm giải phóng miền Nam đến nay đã có hơn 40 năm rồi, chúng ta có cả một cơ chế, các viện nghiên cứu, chuyên gia và chính các chuyên gia mới là người quan trọng. Họ có thể tìm đánh giá lại di sản của âm nhạc để thấy cái gì hợp, không hợp nữa thì có một cái kiến nghị.
Chính Cục NTBD cần dựa vào kết quả ấy chứ không phải là người có quyền cho phép. Bởi, cứ nghĩ mình có quyền cho phép, không cho phép nên mới có chuyện đó. Chuyện đó, không thuộc về quản lý mà về năng lực đánh giá chuyên môn.
Ông Cục trưởng chỉ là nghệ sĩ biên soạn sân khấu làm sao có thể thẩm định được nên phải dựa vào bộ máy là các hội đồng nghệ thuật.
Tại sao anh không tổ chức các đề tài nghiên cứu để đánh giá toàn bộ di sản. Từ đó, trở thành cơ sở khoa học để xử lý cho tốt hơn mà không phải thể hiện quyền lực và có chỗ cho quan hệ xin cho.
- Qua những việc vừa rồi, Cục NTBD có lạm dụng quyền không, thưa ông?
Tôi chỉ đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đánh giá, xác minh lại và công bố cho mọi người cái quyền của Cục đến đâu. Xác định rõ để bản thân các cán bộ trong Cục đó thực hiện đúng.
Tôi cho rằng làm việc này cũng vất vả. Nếu tự khoác cho mình trách nhiệm thì việc này trách nhiệm cũng rất nặng nề, chứ không thuần túy chỉ là tiêu cực, xin cho.
Tôi không đặt vấn đề đó nhưng cần làm để Cục NTBD phát huy tốt chức năng được giao.
Ngày 19/5, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã công bố danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi, trong đó chủ yếu là sáng tác nhạc đỏ nổi tiếng như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, Ca ngợi Hồ Chí Minh, Như có Bác trong ngày vui đại thắng…
Bình luận