(VTC News) - Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đã tranh luận trực tiếp với Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về đề nghị bỏ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật phí và lệ phí sáng 18/6, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM) đề nghị bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có mức thu thấp, chi phí hành thu cao, phức tạp, quản lý thu và sử dụng nguồn thu kém hiệu quả.
“Khoản phí này không được người dân đồng tình, lại còn hội tụ cả những yếu tố như không hợp lý, thiếu công bằng, khó công khai minh bạch, khó hiểu, khó thực hiện trong thực tiễn”, bà Tâm nêu ý kiến.
Trong giờ giải lao, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm và Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có cuộc trao đổi trực tiếp về vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi hiểu, nhà nước đặt ra việc thu phí đối với xe môtô khi sử dụng đường bộ có ý tốt là có nguồn kinh phí để duy tu và thực hiện một số công trình để phục vụ cho người dân. Nhưng, quy định này cần được xem xét lại, bởi một chiếc xe khi đến tay người sử dụng đã chịu quá nhiều loại thuế và lệ phí rồi, giờ chịu thêm phí đường bộ là không hợp lý.
Còn Bộ trưởng nói rằng Hội đồng nhân dân (HĐND) có quyền quyết định thu thì cần phải xem lại quy định này, vì nếu địa phương có quyền đó thì không bao giờ HĐND có quyết định thu phí.
Hội đồng nhân dân TP.HCM là địa phương có quyết định thu chậm nhất so với 63 tỉnh thành, được bộ ngành nhiều lần nhắc bằng văn bản. Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, MTTQ cũng nhiều lần bàn thảo và thấy rằng luật đã quy định thì phải bàn. Đây là vấn đề của việc buộc chính quyền địa phương phải thu chứ không phải là muốn thu hay không!
Theo tôi, vấn đề thu phí bảo trì đường bộ là có lý do, nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay thì càng phải bỏ vì không hợp lý, thiếu công bằng và rất khó quản lý. Hiện nay, có một điều nữa xin Bộ trưởng quan tâm là việc hành thu là giao cho cán bộ phường xã. Thế nhưng có thực tế là rất nhiều người dân nhắn vào máy điện thoại của tôi đặt ra nhiều nghi vấn về quá nhiều khoản thu, rất tội cho các đồng chí cán bộ này.
Có một lý do nữa để tôi đề nghị bỏ khoản thu này. Kinh tế xã hội nói khó, nhưng đã phát triển. Dân đã đóng nhiều khoản rồi, nếu tiết kiệm ngân sách, điều hành ngân sách hợp lý, nếu thu đủ các khoản như là thu hồi tài sản từ các vụ tham nhũng đã gây ra (hiện mới chỉ thu đủ 22% thôi), thì chúng ta dư sức bù đắp vào các khoản mà người dân đóng góp một cách vô lý như vậy.
Khi kinh tế phát triển, nếu người dân được hưởng lợi từ sự phát triển đó thì mới phấn khởi, vì nói cho cùng thì đường cũng do tiền thuế của dân đóng góp và ngân sách chi ra mà thôi.
Một lẽ nữa mà ít có cơ hội nói với Bộ trưởng nên tôi cũng muốn trao đổi tại đây. Sự thiếu công bằng mà người dân nói với tôi là thế này: Cán bộ lãnh đạo đi làm bằng xe ôtô của cơ quan, xe ô tô phải đóng phí do ngân sách nhà nước trả. Còn cán bộ công chức, xe cũng là phương tiện, thì người dân phải trả cho phí đó, rất thiếu công bằng! Còn thiếu công bằng bởi một lẽ: Người dân đi đường đất, mưa thì lầy, nắng thì bụi nhưng cũng phải trả phí bằng người đi trên đường đẹp, thiếu công bằng nhiều lắm! Mong Bộ trưởng xem xét lại.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Tôi rất cảm ơn chị Tâm và hoàn toàn chia sẻ với chị. Tôi khẳng định lại lần nữa: Theo quy định của luật phải thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy nhưng trong luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn chỉ quy định mức thu tối đa, không quy định mức thu tối thiểu.
Có nghĩa là, HĐND có quyền quyết định mức thu bằng 0 đ, đối tượng thu cũng do HĐND quyết định.
Hơn nữa, phí này dành cho bảo trì đường bộ địa phương bao gồm đường thôn, huyện.. chứ không chỉ bảo trì đường quốc lộ đơn thuần. Còn địa phương để đường lầy lội là trách nhiệm của địa phương.Tôi xin khẳng định lại với chị, HĐND có quyền quyết định mức thu phí đối với xe máy toàn bộ nhân dân TP.HCM bằng 0 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi không nghĩ thế! Ví dụ trong khung Bộ Tài chính hướng dẫn, xe trên 100 phân khối và 170 phân khối quy định mức thu tối thiểu là 100.000 đồng. HĐND có muốn hạ xuống nữa cũng không hạ được, chứ không có chuyện là 0 đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đấy là quy định cũ, nhưng bây giờ đã có quy định mới là chỉ có quy định mức tối đa, không có tối thiểu. Xe 175 phân khối thu từ 0 – 100.000 đồng, xe trên 100 phân khối thu từ 0 – 150.000 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi HĐND quyết định thu thì đó là hướng dẫn mới nhất của BTC, HĐND là đơn vị cuối cùng thực hiện quyết định này. Đó là văn bản mới nhất, có thể là sau khi dư luận lên tiếng thì mới có sự thay đổi này!
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hướng dẫn này có từ năm ngoái, thưa chị.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Chúng tôi khi thu đã căn cứ vào tất cả quyết định để áp dụng thấp nhất rồi, có khung cho từng loại. Nếu có quy định mới như Bộ trưởng nói thì nhất định HĐND TPHCM sẽ áp dụng mức thu bằng 0 đ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ thêm: "Bộ GTVT đã lấy ý kiến của địa phương về khoản thu này. Có 27 địa phương trả lời, trong đó Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai đề nghị bỏ thu, 24 tỉnh, thành phố thì hoan nghênh tiếp tục thu nhưng phải có chế tài xử phạt.
"Đà Nẵng ủng hộ thu nhưng nếu địa phương khác không đồng ý thu thì thành phố cũng không đồng ý. Sẽ có tình trạng nơi thu nơi không, đường xấu sẽ được phân bổ bảo trì nhiều, còn đường lầy lội thì do địa phương chịu trách nhiệm".
Minh Đức
Trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật phí và lệ phí sáng 18/6, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM) đề nghị bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có mức thu thấp, chi phí hành thu cao, phức tạp, quản lý thu và sử dụng nguồn thu kém hiệu quả.
“Khoản phí này không được người dân đồng tình, lại còn hội tụ cả những yếu tố như không hợp lý, thiếu công bằng, khó công khai minh bạch, khó hiểu, khó thực hiện trong thực tiễn”, bà Tâm nêu ý kiến.
Bộ trưởng Đinh La Thăng và đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi sôi nổi bên hành lang Quốc hội (Ảnh: Minh Đức) |
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi hiểu, nhà nước đặt ra việc thu phí đối với xe môtô khi sử dụng đường bộ có ý tốt là có nguồn kinh phí để duy tu và thực hiện một số công trình để phục vụ cho người dân. Nhưng, quy định này cần được xem xét lại, bởi một chiếc xe khi đến tay người sử dụng đã chịu quá nhiều loại thuế và lệ phí rồi, giờ chịu thêm phí đường bộ là không hợp lý.
Còn Bộ trưởng nói rằng Hội đồng nhân dân (HĐND) có quyền quyết định thu thì cần phải xem lại quy định này, vì nếu địa phương có quyền đó thì không bao giờ HĐND có quyết định thu phí.
Hội đồng nhân dân TP.HCM là địa phương có quyết định thu chậm nhất so với 63 tỉnh thành, được bộ ngành nhiều lần nhắc bằng văn bản. Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, MTTQ cũng nhiều lần bàn thảo và thấy rằng luật đã quy định thì phải bàn. Đây là vấn đề của việc buộc chính quyền địa phương phải thu chứ không phải là muốn thu hay không!
Theo tôi, vấn đề thu phí bảo trì đường bộ là có lý do, nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay thì càng phải bỏ vì không hợp lý, thiếu công bằng và rất khó quản lý. Hiện nay, có một điều nữa xin Bộ trưởng quan tâm là việc hành thu là giao cho cán bộ phường xã. Thế nhưng có thực tế là rất nhiều người dân nhắn vào máy điện thoại của tôi đặt ra nhiều nghi vấn về quá nhiều khoản thu, rất tội cho các đồng chí cán bộ này.
Có một lý do nữa để tôi đề nghị bỏ khoản thu này. Kinh tế xã hội nói khó, nhưng đã phát triển. Dân đã đóng nhiều khoản rồi, nếu tiết kiệm ngân sách, điều hành ngân sách hợp lý, nếu thu đủ các khoản như là thu hồi tài sản từ các vụ tham nhũng đã gây ra (hiện mới chỉ thu đủ 22% thôi), thì chúng ta dư sức bù đắp vào các khoản mà người dân đóng góp một cách vô lý như vậy.
Khi kinh tế phát triển, nếu người dân được hưởng lợi từ sự phát triển đó thì mới phấn khởi, vì nói cho cùng thì đường cũng do tiền thuế của dân đóng góp và ngân sách chi ra mà thôi.
Một lẽ nữa mà ít có cơ hội nói với Bộ trưởng nên tôi cũng muốn trao đổi tại đây. Sự thiếu công bằng mà người dân nói với tôi là thế này: Cán bộ lãnh đạo đi làm bằng xe ôtô của cơ quan, xe ô tô phải đóng phí do ngân sách nhà nước trả. Còn cán bộ công chức, xe cũng là phương tiện, thì người dân phải trả cho phí đó, rất thiếu công bằng! Còn thiếu công bằng bởi một lẽ: Người dân đi đường đất, mưa thì lầy, nắng thì bụi nhưng cũng phải trả phí bằng người đi trên đường đẹp, thiếu công bằng nhiều lắm! Mong Bộ trưởng xem xét lại.
Có nghĩa là, HĐND có quyền quyết định mức thu bằng 0 đ, đối tượng thu cũng do HĐND quyết định.
Hơn nữa, phí này dành cho bảo trì đường bộ địa phương bao gồm đường thôn, huyện.. chứ không chỉ bảo trì đường quốc lộ đơn thuần. Còn địa phương để đường lầy lội là trách nhiệm của địa phương.Tôi xin khẳng định lại với chị, HĐND có quyền quyết định mức thu phí đối với xe máy toàn bộ nhân dân TP.HCM bằng 0 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi không nghĩ thế! Ví dụ trong khung Bộ Tài chính hướng dẫn, xe trên 100 phân khối và 170 phân khối quy định mức thu tối thiểu là 100.000 đồng. HĐND có muốn hạ xuống nữa cũng không hạ được, chứ không có chuyện là 0 đồng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đấy là quy định cũ, nhưng bây giờ đã có quy định mới là chỉ có quy định mức tối đa, không có tối thiểu. Xe 175 phân khối thu từ 0 – 100.000 đồng, xe trên 100 phân khối thu từ 0 – 150.000 đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Khi HĐND quyết định thu thì đó là hướng dẫn mới nhất của BTC, HĐND là đơn vị cuối cùng thực hiện quyết định này. Đó là văn bản mới nhất, có thể là sau khi dư luận lên tiếng thì mới có sự thay đổi này!
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Hướng dẫn này có từ năm ngoái, thưa chị.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Chúng tôi khi thu đã căn cứ vào tất cả quyết định để áp dụng thấp nhất rồi, có khung cho từng loại. Nếu có quy định mới như Bộ trưởng nói thì nhất định HĐND TPHCM sẽ áp dụng mức thu bằng 0 đ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ thêm: "Bộ GTVT đã lấy ý kiến của địa phương về khoản thu này. Có 27 địa phương trả lời, trong đó Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai đề nghị bỏ thu, 24 tỉnh, thành phố thì hoan nghênh tiếp tục thu nhưng phải có chế tài xử phạt.
"Đà Nẵng ủng hộ thu nhưng nếu địa phương khác không đồng ý thu thì thành phố cũng không đồng ý. Sẽ có tình trạng nơi thu nơi không, đường xấu sẽ được phân bổ bảo trì nhiều, còn đường lầy lội thì do địa phương chịu trách nhiệm".
Minh Đức
Bình luận