• Zalo

Đại án chấn động ngân hàng: Sự im lặng ‘đáng sợ’

Kinh tếChủ Nhật, 12/01/2014 09:17:00 +07:00Google News

Nhiều vấn đề còn tranh cãi trong việc chịu trách nhiệm trong đại án "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như.

Hành vi chiếm đoạt của Huỳnh Thị Huyền Như trong “đại án” chấn động lịch sử ngân hàng đã rõ nhưng tiền bị chiếm đoạt là của ai, Vietinbank chịu trách nhiệm như thế nào sẽ còn là vấn đề tranh cãi nhiều nhất.

Trọng tâm vụ án: Trách nhiệm Vietinbank     
Vụ án chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như được hiện bằng cách: Người gửi tiền chuyển tiền vào tài khoản của mình tại Vietinbank, Huyền Như dùng chứng từ giả rút tiền, chuyển tiền, chiếm đoạt hoặc giả chữ ký của khách hàng gửi tiền để thế chấp tiền gửi kèm theo hồ sơ vay giả để vay tiền Vietinbank, sau đó Vietinbank căn cứ hợp đồng thế chấp giả thu nợ vay từ tiền gửi của khách hàng.

Qua suốt giai đoạn điều tra, truy tố, thẩm vấn công khai tại phiên tòa, Huyền Như đã khai nhận về hành vi chiếm đoạt. Nhưng tiền bị chiếm đoạt là của ai, Vietinbank chịu trách nhiệm như thế nào thì là vấn đề tranh cãi nhiều nhất, ngay từ phần thủ tục phiên tòa, đến phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử và các luật sư.

Viettinbank: Khách hàng tự quản lý tiền gửi của mình

Kết luận điều tra, Cáo trạng, Huyền Như, Vietinbank đều cho rằng Huyền Như chiếm đoạt tiền của khách hàng gửi tiền. Như vậy, Huyền Như phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, Vietinbank không có trách nhiệm trong việc Huyền Như chiếm đoạt tiền gửi tại chính ngân hàng này.
 

Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank trả lời trên một tờ báo điện tử: Tiền của khách hàng chưa vào Vietinbank, nên Vietinbank không có trách nhiệm.

Đại diện Vietinbank tại phiên tòa cùng Huyền Như đều khẳng định khách hàng có trách nhiệm tự quản lý tài khoản của mình tại Vietinbank, Vietinbank không có trách nhiệm quản lý tiền gửi của khách hàng.

Đã có nhiều chuyên gia pháp luật nêu về việc Huyền Như đã chiếm đoạt tiền của Vietinbank, do mình có trách nhiệm quản lý, như vậy, Huyền Như sẽ phạm tội tham ô. Vietinbank phải chịu trách nhiệm trả tiền cho khách hàng.

Sự im lặng đáng sợ

Hàng chục câu hỏi của các luật sư nêu ra trong phần xét hỏi, chủ yếu nhằm xác định trách nhiệm của Vietinbank trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng. Nhưng với sự ưu ái của Hội đồng xét xử, Vietinbank đã không phải trả lời trực tiếp mà có một bài phát biểu sau khi các luật sư hỏi.

Theo hầu hết các luật sư, bài phát biểu này không thể thay cho câu trả lới với các câu hỏi cụ thể của các luật sư.

Những vấn đề các luật sư hỏi hoàn toàn không được đặt ra khi Hội đồng xét xử xét hỏi. Viện kiểm sát thì không tham gia xét hỏi.

Với các luật sư, trước đòi hỏi của công luận, thì Vietinbank không trả lời. Theo một luật sư, sự im lặng này thật “đáng sợ”.

Sau phần phát biểu của đại diện Vietinbank tại tòa, các luật sư phản đối và cùng yêu cầu tiếp tục xét hỏi để làm rõ, nhưng Hội đồng xét xử ngay lập tức tuyên bố chấm dứt phần xét hỏi để chuyển sang phần tranh luận. Dù chính chủ tọa phiên tòa thừa nhận có nhiều câu hỏi đã không được Vietinbank trả lời.


Theo hầu hết các luật sư, việc chấm dứt xét hỏi khi các câu hỏi chưa được trả lời, khi các luật sư còn hỏi tiếp là không đúng với quy định pháp luật.

Các luật sư cho biết, sẽ đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi để làm rõ trách nhiệm của Vietinbank, vì đây là nội dung cần thiết, trọng tâm, quyết định bản chất của vụ án này.

Một chuyên gia kinh tế, qua theo dõi phiên tòa cho biết, có lẽ các câu hỏi này không chỉ là của các luật sư, mà của tất cả các khách hàng đang gửi tiền tại Vietinbank.
Điều 207, 216 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định về xét hỏi “Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và từng tội của vụ án”; “Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi”

Theo Đất việt
Bình luận
vtcnews.vn