(VTC News) - Ngày 19/1, UBND huyện Hoàng Sa tổ chức buổi Hội thảo đóng góp ý kiến về các tư liệu, hiện vật sẽ được trưng bày trong Nhà Trưng bày Hoàng Sa.
Theo đó, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ được thiết kế 3 tầng. Tầng 1 sẽ tái tạo cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc (dựng năm 1938). Ngoài ra, Ngọn đuốc Hoàng Sa cũng sẽ được tái tạo và trưng bày tại không gian này.
Tầng 2 sẽ trưng bày các hiện vật giới thiệu về những bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thời Chúa Nguyễn. Tầng này sẽ có hơn 175 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam, 29 bản đồ cổ của Trung Quốc minh chứng chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam...;
Tầng 3 sẽ trưng bày những bằng chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa từ năm 1945 cho đến khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.
Phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch huyện Hoàng Sa cho biết, ngoài các tư liệu quan trọng được trưng bày tại đây, thì con tàu ĐNa 90152TS của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa cũng sẽ được trưng bày trang trọng ở công viên phía trước Nhà trưng bày Hoàng Sa.
“Đây là bằng chứng sống về sự vô nhân đạo của Trung Quốc với ngư dân Việt Nam. Bằng chứng này để nhắc nhở mọi người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế biết về một trong những hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện giấc mơ độc chiếm Biển Đông”, ông Đặng Công Ngữ nhấn mạnh.
Nhắc lại quá khứ đau thương, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ, vào ngày 19/1/1974, cách đây 42 năm, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong cuộc hải chiến không cân sức, 74 người con của Tổ quốc đã hy sinh… Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.
“Chúng ta phải nhớ rằng, Hoàng Sa đang bị cưỡng chiếm chứ chưa mất. Có thể thời điểm này, thế hệ này chưa đòi được nhưng chắc chắn lớp con trẻ sẽ nung nấu ý chí để một ngày đòi lại Hoàng Sa về với Tổ quốc”, PGS.TS Ngô Văn Minh nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 7/12, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà trưng bày Hoàng Sa trên diện tích 1.248m2 tại nút giao thông ngã ba Hoàng Sa - Phan Bá Phiến (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Công trình được xây dựng với tổng diện tích gần 1.300m2, trong đó diện tích xây dựng 412m2, diện tích sàn gần 1.900m2, với 1 tầng trệt, 3 tầng nổi, chiều cao xây dựng 18 mét; tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng.
Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ trưng bày các tư liệu bằng hình ảnh động tập trung giới thiệu về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời Nguyễn; những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (1858-1954), chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (1954-1974), các văn bản quản lý Nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1975 đến nay...
Không những vậy, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt. Đây sẽ nơi trưng bày, giới thiệu và tuyên truyền cho đông đảo nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế về những thông tin, tư liệu, hình ảnh sinh động, giá trị về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Đặc biệt Nhà trưng bày Hoàng Sa là những minh chứng mạnh mẽ về sự thật trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền trong nhân dân và thế hệ trẻ.
Xuân Mai
Theo đó, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ được thiết kế 3 tầng. Tầng 1 sẽ tái tạo cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc (dựng năm 1938). Ngoài ra, Ngọn đuốc Hoàng Sa cũng sẽ được tái tạo và trưng bày tại không gian này.
Tàu ĐNa 90152TS của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa được đưa lên bờ |
Tầng 3 sẽ trưng bày những bằng chứng chủ quyền đối với Hoàng Sa từ năm 1945 cho đến khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.
Phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch huyện Hoàng Sa cho biết, ngoài các tư liệu quan trọng được trưng bày tại đây, thì con tàu ĐNa 90152TS của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26/5/2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa cũng sẽ được trưng bày trang trọng ở công viên phía trước Nhà trưng bày Hoàng Sa.
“Đây là bằng chứng sống về sự vô nhân đạo của Trung Quốc với ngư dân Việt Nam. Bằng chứng này để nhắc nhở mọi người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế biết về một trong những hành động của Trung Quốc nhằm thực hiện giấc mơ độc chiếm Biển Đông”, ông Đặng Công Ngữ nhấn mạnh.
Nhắc lại quá khứ đau thương, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng chia sẻ, vào ngày 19/1/1974, cách đây 42 năm, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong cuộc hải chiến không cân sức, 74 người con của Tổ quốc đã hy sinh… Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.
“Chúng ta phải nhớ rằng, Hoàng Sa đang bị cưỡng chiếm chứ chưa mất. Có thể thời điểm này, thế hệ này chưa đòi được nhưng chắc chắn lớp con trẻ sẽ nung nấu ý chí để một ngày đòi lại Hoàng Sa về với Tổ quốc”, PGS.TS Ngô Văn Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và lãnh đạo Đà Nẵng tại hiện trường con tàu ĐNa 90152TS được đưa lên bờ |
Công trình được xây dựng với tổng diện tích gần 1.300m2, trong đó diện tích xây dựng 412m2, diện tích sàn gần 1.900m2, với 1 tầng trệt, 3 tầng nổi, chiều cao xây dựng 18 mét; tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng.
Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ trưng bày các tư liệu bằng hình ảnh động tập trung giới thiệu về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam trước thời Nguyễn; những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (1858-1954), chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (1954-1974), các văn bản quản lý Nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa từ năm 1975 đến nay...
Nhà trưng bày Hoàng Sa |
Đặc biệt Nhà trưng bày Hoàng Sa là những minh chứng mạnh mẽ về sự thật trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền trong nhân dân và thế hệ trẻ.
Xuân Mai
Bình luận