(VTC News) - Quảng Nam khẳng định sẽ cùng Đà Nẵng có tiếng nói yêu cầu thủy điện điều phối nước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất vùng hạ du các con sông.
Ngày 25/4, Tổng cục thuỷ lợi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đại diện các nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, Sông Côn 2, Đăk Mi 4, A Vương cùng các ban ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng tổ chức họp bàn phối hợp xả nước từ các hồ chứa thuỷ điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng thời gian tới.
Theo đó, trên cơ sở quan trắc, Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quảng Nam cảnh báo về lưu lượng nước trên các dòng sông của Quảng Nam những tháng đầu năm 2014 thiếu hụt, mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013, nguy cơ thiếu nước nặng nhất vào khoảng tháng 7 và tháng 8/2014.
Ông Lê Duy Vọng, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng cho biết, với nhu cầu cung cấp nước tưới cho hàng trăm héc ta lúa và rau màu vụ hè thu, cộng với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân Đà Nẵng (khoảng hơn 200.000m3/ngày đêm) thì nguy cơ thiếu nước trong mùa khô năm nay đã hiển hiện.
Hiện mặn đã xâm nhập vào khu vực Cầu Đỏ, buộc nhà máy nước Đà Nẵng đã phải huy động bơm để bơm nước từ đập An Trạch về nhà máy xử lý. Thêm vào đó là vào khoảng đầu tháng 5/2014, nông dân Đà Nẵng bắt đầu cần nước đổ ải để sản xuất vụ hè thu.
"Chúng tôi mong muốn là các nhà máy thuỷ điện như A Vương, Đăk Mi 4 xả nước làm sao để trong thời gian này mực nước tại Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đạt khoảng 2,8m, nhằm tạo điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng", Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng kiến nghị.
Về phía tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị các nhà máy thuỷ điện cần thực hiện đúng theo quy chế phối hợp phòng chống hạn của tỉnh Quảng Nam đã ban hành để đảm bảo nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho đến ngày 31/8/2014.
Sau khi tổng hợp ý kiến đại diện các ngành chức năng cũng như của địa phương, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuỷ lợi cho biết: Bắt đầu từ ngày 10/5 đến 31/5, các thuỷ điện sẽ xả nước với lưu lượng ít nhất như sau: thuỷ điện A Vương xả 39m3/s; thuỷ điện Sông Tranh 2 xả 110m3/s và thuỷ điện Đăk Mi4 xả 50m3/s.
Tuy nhiên, trong thời gian xả nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các địa phương cũng như các ngành chức năng cũng cần linh hoạt điều phối xả nước cho phù hợp giữa lợi ích của thuỷ điện và lợi ích của địa phương.
“Nhất trí giao sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Quảng Nam và Đà Nẵng thực hiện việc giám sát xả nước. Nếu phát hiện thuỷ điện không xả nước theo đúng cam kết thì có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để Bộ có hướng xử lý thích hợp”, ông Lê Mạnh Hùng nói.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Nam-Trần Xuân Vinh khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ Đà Nẵng và cũng có sẽ có tiếng nói đi cùng. Lý thuyết là như vậy nhưng thực tiễn đánh giá chân lý".
"Nếu cứ ngồi nói chỗ này chỗ kia sẽ là sách vở và lý thuyết. Xây dựng quy trình gì thì cũng phải kết hợp khoa học và cầu thị nhìn thực tiễn cuộc sống của nhân dân chứ không thể ban hành quy trình kiểu ngồi văn phòng”, ông Vinh nói thêm.
Bửu Lân
Đà Nẵng và Quảng Nam đang đối mặt với thiếu nước vùng hạ du nếu không có cơ chế giám sát xả nước đối với các thủy điện phía thượng nguồn |
Ông Lê Duy Vọng, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng cho biết, với nhu cầu cung cấp nước tưới cho hàng trăm héc ta lúa và rau màu vụ hè thu, cộng với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân Đà Nẵng (khoảng hơn 200.000m3/ngày đêm) thì nguy cơ thiếu nước trong mùa khô năm nay đã hiển hiện.
Hiện mặn đã xâm nhập vào khu vực Cầu Đỏ, buộc nhà máy nước Đà Nẵng đã phải huy động bơm để bơm nước từ đập An Trạch về nhà máy xử lý. Thêm vào đó là vào khoảng đầu tháng 5/2014, nông dân Đà Nẵng bắt đầu cần nước đổ ải để sản xuất vụ hè thu.
"Chúng tôi mong muốn là các nhà máy thuỷ điện như A Vương, Đăk Mi 4 xả nước làm sao để trong thời gian này mực nước tại Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam) đạt khoảng 2,8m, nhằm tạo điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng", Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lụt bão thành phố Đà Nẵng kiến nghị.
Về phía tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị các nhà máy thuỷ điện cần thực hiện đúng theo quy chế phối hợp phòng chống hạn của tỉnh Quảng Nam đã ban hành để đảm bảo nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho đến ngày 31/8/2014.
Sở NN&PTNT của Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ phối hợp giám sát các thủy điện xả nước và kiến nghị xử lý nếu không theo đúng cam kết |
Tuy nhiên, trong thời gian xả nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các địa phương cũng như các ngành chức năng cũng cần linh hoạt điều phối xả nước cho phù hợp giữa lợi ích của thuỷ điện và lợi ích của địa phương.
“Nhất trí giao sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Quảng Nam và Đà Nẵng thực hiện việc giám sát xả nước. Nếu phát hiện thuỷ điện không xả nước theo đúng cam kết thì có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để Bộ có hướng xử lý thích hợp”, ông Lê Mạnh Hùng nói.
Phó trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Nam-Trần Xuân Vinh khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ Đà Nẵng và cũng có sẽ có tiếng nói đi cùng. Lý thuyết là như vậy nhưng thực tiễn đánh giá chân lý".
"Nếu cứ ngồi nói chỗ này chỗ kia sẽ là sách vở và lý thuyết. Xây dựng quy trình gì thì cũng phải kết hợp khoa học và cầu thị nhìn thực tiễn cuộc sống của nhân dân chứ không thể ban hành quy trình kiểu ngồi văn phòng”, ông Vinh nói thêm.
Bửu Lân
Bình luận