Lượng du khách khắp nơi đổ về TP Đà Lạt du xuân vào ngày 12/2 (mùng 5 tết) khoảng 80.000 lượt khách/ngày đã khiến hệ thống khách sạn tại đây quá tải.
Nhiều người đi chơi xuân không có kế hoạch từ trước phải vất vưởng giữa đêm khuya nơi phố núi Đà Lạt. Giá phòng nghỉ tại các cơ sở lưu trú, khách sạn tăng từ 100-250%. Thậm chí nhiều khách sạn tăng tới 400% so với ngày thường.
Vất vưởng trong đêm lạnh Đà Lạt
Theo ghi nhận tối 11/2, nhiều khách sạn, nhà nghỉ khu vực trung tâm TP Đà Lạt đã thông báo “cháy” sạch phòng. Từng tốp người chạy xe máy đảo qua lại sục sạo khắp các tuyến đường, nhà nghỉ bình dân mong tìm chỗ trú ngụ chơi xuân.
23g, nhiều gia đình vẫn chạy rà các tuyến đường với hi vọng tìm được chỗ tạm nghỉ qua đêm. Chị Trần Thị Tuyết Phòng (ngụ thị xã Phước Long, Bình Phước) cùng gia đình 10 người ngồi nép mình vào góc chiếc ôtô đậu trên vỉa hè, tránh cái lạnh thấu xương trên đường Trần Phú.
Chị Phòng cho biết mọi năm vào dịp tết bốn chị em ruột trong nhà thường rủ nhau đi chơi trong tỉnh, năm nay cả nhà quyết định chạy xe máy từ Bình Phước đến TP
Đà Lạt lúc 20g30.
Sau khi đảo quanh các tuyến đường khu vực khu trung tâm không còn phòng trống, cả nhóm phải chạy ra khu vực gần bến xe liên tỉnh Đà Lạt để tìm. Thế nhưng, duy nhất một khách sạn gần bến xe liên tỉnh thông báo còn một phòng với giá 1,5 triệu đồng/đêm.
Không còn đủ tiền, chị đành để mấy con nhỏ trú tại một nhà dân có mái che ngoài sân qua cho qua đêm lạnh. “Cả đời chưa đi Đà Lạt nên cũng chủ quan không đặt phòng trước” - chị Phòng giọng buồn bã nói.
Rất nhiều khách sạn tại đường Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Ba Tháng Hai... ngày thường cho thuê với giá 300.000 đồng/phòng/đêm nhưng nay đã vọt lên 1,2-1,5 triệu đồng/phòng/đêm. Nhiều khách do không còn tiền, đành cắn răng chạy xuống đèo Prenn, đèo Tà Nung cách Đà Lạt 15km xin trú tạm tại các nhà chùa để qua đêm lạnh.
Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng, hiện TP Đà Lạt có 689 cơ sở kinh doanh lưu trú với trên 12.100 phòng, có thể đáp ứng được trên 50.000 lượt khách/đêm. Đó là chưa kể các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ phát sinh chưa thống kê hết.
Với việc du khách chơi xuân tăng đột biến khoảng 80.000 lượt khách/ngày, không những dịch vụ lưu trú mà ngay cả các dịch vụ ăn uống tại khu vực trung tâm TP cũng rơi vào tình trạng quá tải.
Sáng 12/2, rất nhiều xe khách từ 29-45 chỗ không thể tìm được địa điểm ăn uống do lượng khách đông nghẹt. Nhiều tài xế bắt buộc phải di chuyển ra khu vực vùng ven như đường Hùng Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hồ Xuân Hương... để tìm nơi ăn sáng.
Du xuân tính trước kế hoạch
Ông Mai Viết Đảng - chánh thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng - cho rằng lượng khách có phòng nghỉ trong ngày cao điểm (từ mùng 3 tới mùng 6 tết) đã đặt phòng hai tháng trước đó. Nhưng với lượng khách tới Đà Lạt không có kế hoạch, chưa đặt phòng từ trước gần như chắc chắn không thể tìm được phòng nghỉ.
Giải pháp Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng cùng UBND TP Đà Lạt đưa ra là du khách có thể quay trở lại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà), cách Đà Lạt 30km để nghỉ qua đêm và lên lại Đà Lạt chơi vào sáng hôm sau.
Ngoài ra, chính quyền TP vận động người dân cho khách thuê theo dạng homestay để giảm bớt áp lực về phòng nghỉ. Nhưng thực tế đây chỉ là giải pháp tình thế, rất nhiều du khách vẫn phải vất vưởng trong đêm lạnh Đà Lạt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện các công ty du lịch cho rằng hiện tượng không tìm được phòng nghỉ khách sạn chỉ xảy ra với những nhóm khách không có kế hoạch trước, còn với những nhóm khách đã lên kế hoạch cho chuyến đi, đặt phòng trước hiếm khi phải rơi vào hoàn cảnh éo le này.
Giám đốc truyền thông, tiếp thị một công ty du lịch tại TP.HCM cho biết ngay tối 11/2, công ty này đã bán lại khá nhiều phòng khách sạn tại Đà Lạt cho các đối tác với giá “khá hữu nghị”.
Chuẩn bị cho dịp tết kỳ nghỉ dài, lượng khách tăng cao nên nhiều công ty du lịch đã chủ động đặt phòng, trả tiền trước cho các đối tác, đồng thời dự phòng một số phòng nghỉ đáng kể để phục vụ nhu cầu tour giờ chót nhưng cho biết họ cũng không ngờ lượng khách năm nay lại đông đến vậy.
Có những công ty du lịch cho biết họ chỉ đơn thuần kinh doanh phòng khách sạn tại các điểm đến “nóng” trong khoảng thời gian này bằng cách đặt cọc, trả tiền mua phòng từ 6-10 tháng trước tết. Đến mùa cao điểm như tết, hè... họ tung ra bán với giá tùy theo tình hình của thị trường.
Theo các công ty du lịch, để hạn chế tình trạng này, du khách nên chủ động lên kế hoạch cho các chuyến đi và đặt phòng trước. Ngoài các kênh mua lại phòng của các công ty du lịch, còn khá nhiều website bán phòng khách sạn cho phép du khách đặt phòng trước chuyến đi và hủy đặt phòng (không tính phí) trước khi nhận phòng 24 giờ.
Các công ty du lịch cho biết do ngày nghỉ dài, lượng khách mua tour du lịch trong dịp tết rất đông, đặc biệt trong tuần cuối trước khi nghỉ tết. Theo đại diện Công ty Vietravel, chỉ tính riêng tour tết đã có hơn 28.000 lượt khách mua tour, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng khách mua tour nội địa là 14.200 khách.
Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết phục vụ hơn 39.000 du khách trong nước và quốc tế tham gia các hành trình du xuân, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó du lịch trong nước chiếm tỉ lệ 55%.
Nhiều người đi chơi xuân không có kế hoạch từ trước phải vất vưởng giữa đêm khuya nơi phố núi Đà Lạt. Giá phòng nghỉ tại các cơ sở lưu trú, khách sạn tăng từ 100-250%. Thậm chí nhiều khách sạn tăng tới 400% so với ngày thường.
Vất vưởng trong đêm lạnh Đà Lạt
Theo ghi nhận tối 11/2, nhiều khách sạn, nhà nghỉ khu vực trung tâm TP Đà Lạt đã thông báo “cháy” sạch phòng. Từng tốp người chạy xe máy đảo qua lại sục sạo khắp các tuyến đường, nhà nghỉ bình dân mong tìm chỗ trú ngụ chơi xuân.
23g, nhiều gia đình vẫn chạy rà các tuyến đường với hi vọng tìm được chỗ tạm nghỉ qua đêm. Chị Trần Thị Tuyết Phòng (ngụ thị xã Phước Long, Bình Phước) cùng gia đình 10 người ngồi nép mình vào góc chiếc ôtô đậu trên vỉa hè, tránh cái lạnh thấu xương trên đường Trần Phú.
Đã 23h nhưng nhiều du khách vẫn chưa tìm được phòng, phải ngồi vất vưởng ngoài đường - Ảnh: Tiến Long |
Sau khi đảo quanh các tuyến đường khu vực khu trung tâm không còn phòng trống, cả nhóm phải chạy ra khu vực gần bến xe liên tỉnh Đà Lạt để tìm. Thế nhưng, duy nhất một khách sạn gần bến xe liên tỉnh thông báo còn một phòng với giá 1,5 triệu đồng/đêm.
Không còn đủ tiền, chị đành để mấy con nhỏ trú tại một nhà dân có mái che ngoài sân qua cho qua đêm lạnh. “Cả đời chưa đi Đà Lạt nên cũng chủ quan không đặt phòng trước” - chị Phòng giọng buồn bã nói.
Rất nhiều khách sạn tại đường Nguyễn Chí Thanh, Bùi Thị Xuân, Ba Tháng Hai... ngày thường cho thuê với giá 300.000 đồng/phòng/đêm nhưng nay đã vọt lên 1,2-1,5 triệu đồng/phòng/đêm. Nhiều khách do không còn tiền, đành cắn răng chạy xuống đèo Prenn, đèo Tà Nung cách Đà Lạt 15km xin trú tạm tại các nhà chùa để qua đêm lạnh.
Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng, hiện TP Đà Lạt có 689 cơ sở kinh doanh lưu trú với trên 12.100 phòng, có thể đáp ứng được trên 50.000 lượt khách/đêm. Đó là chưa kể các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ phát sinh chưa thống kê hết.
Với việc du khách chơi xuân tăng đột biến khoảng 80.000 lượt khách/ngày, không những dịch vụ lưu trú mà ngay cả các dịch vụ ăn uống tại khu vực trung tâm TP cũng rơi vào tình trạng quá tải.
Sáng 12/2, rất nhiều xe khách từ 29-45 chỗ không thể tìm được địa điểm ăn uống do lượng khách đông nghẹt. Nhiều tài xế bắt buộc phải di chuyển ra khu vực vùng ven như đường Hùng Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hồ Xuân Hương... để tìm nơi ăn sáng.
Du xuân tính trước kế hoạch
Ông Mai Viết Đảng - chánh thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng - cho rằng lượng khách có phòng nghỉ trong ngày cao điểm (từ mùng 3 tới mùng 6 tết) đã đặt phòng hai tháng trước đó. Nhưng với lượng khách tới Đà Lạt không có kế hoạch, chưa đặt phòng từ trước gần như chắc chắn không thể tìm được phòng nghỉ.
Giải pháp Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng cùng UBND TP Đà Lạt đưa ra là du khách có thể quay trở lại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà), cách Đà Lạt 30km để nghỉ qua đêm và lên lại Đà Lạt chơi vào sáng hôm sau.
Ngoài ra, chính quyền TP vận động người dân cho khách thuê theo dạng homestay để giảm bớt áp lực về phòng nghỉ. Nhưng thực tế đây chỉ là giải pháp tình thế, rất nhiều du khách vẫn phải vất vưởng trong đêm lạnh Đà Lạt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện các công ty du lịch cho rằng hiện tượng không tìm được phòng nghỉ khách sạn chỉ xảy ra với những nhóm khách không có kế hoạch trước, còn với những nhóm khách đã lên kế hoạch cho chuyến đi, đặt phòng trước hiếm khi phải rơi vào hoàn cảnh éo le này.
Giám đốc truyền thông, tiếp thị một công ty du lịch tại TP.HCM cho biết ngay tối 11/2, công ty này đã bán lại khá nhiều phòng khách sạn tại Đà Lạt cho các đối tác với giá “khá hữu nghị”.
Chuẩn bị cho dịp tết kỳ nghỉ dài, lượng khách tăng cao nên nhiều công ty du lịch đã chủ động đặt phòng, trả tiền trước cho các đối tác, đồng thời dự phòng một số phòng nghỉ đáng kể để phục vụ nhu cầu tour giờ chót nhưng cho biết họ cũng không ngờ lượng khách năm nay lại đông đến vậy.
Có những công ty du lịch cho biết họ chỉ đơn thuần kinh doanh phòng khách sạn tại các điểm đến “nóng” trong khoảng thời gian này bằng cách đặt cọc, trả tiền mua phòng từ 6-10 tháng trước tết. Đến mùa cao điểm như tết, hè... họ tung ra bán với giá tùy theo tình hình của thị trường.
Theo các công ty du lịch, để hạn chế tình trạng này, du khách nên chủ động lên kế hoạch cho các chuyến đi và đặt phòng trước. Ngoài các kênh mua lại phòng của các công ty du lịch, còn khá nhiều website bán phòng khách sạn cho phép du khách đặt phòng trước chuyến đi và hủy đặt phòng (không tính phí) trước khi nhận phòng 24 giờ.
Các công ty du lịch cho biết do ngày nghỉ dài, lượng khách mua tour du lịch trong dịp tết rất đông, đặc biệt trong tuần cuối trước khi nghỉ tết. Theo đại diện Công ty Vietravel, chỉ tính riêng tour tết đã có hơn 28.000 lượt khách mua tour, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng khách mua tour nội địa là 14.200 khách.
Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist cho biết phục vụ hơn 39.000 du khách trong nước và quốc tế tham gia các hành trình du xuân, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó du lịch trong nước chiếm tỉ lệ 55%.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận