(VTC News) - Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, đã đến lúc cần một “làn gió tươi mới” trong văn chương khi các cây bút đang dần “lão hóa”, và đặt nhiều kỳ vọng vào thế hệ người viết trẻ.
22 năm sau lần hội nghị những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ nhất, các cây bút trẻ mới thêm một lần được hội ngộ.
Những mái đầu còn xanh ngày ấy, giờ đã ngả muối tiêu, và thêm nhiều thế hệ sau, trẻ bút, trẻ lòng, ngồi bên nhau, cùng đau đáu những nỗi niềm văn chương.
Nói như nhà phê bình văn học, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên, thì cuộc hội ngộ này, như lời hiệu triệu những người cầm bút.
Ông nói, ông thích những câu thơ như động viên mình và hô hào tuổi trẻ của nhà thơ Tố Hữu: “Đi bạn ơi sống đủ đầy / Sống tràn sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây”.
Với ông, điều cần lắm ở những người viết trẻ, là sự dấn thân, và nhập cuộc. “Cứ đi cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ” (Phạm Tiến Duật). Đó là những âm thanh của cuộc sống mà người trẻ, nhất là người trẻ viết văn, sẵn mắt sáng tai thính lòng trong phải sớm cảm nhận được và cảm nhận sâu sắc.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên kỳ vọng: Tuổi trẻ và thế kỷ mới sẽ đưa lại cho các bạn những khả năng mới, những khám phá mới trên hành trình sống và làm văn chương.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, Trưởng ban công tác Nhà văn trẻ cũng không thôi kỳ vọng vào thế hệ trẻ: Hội Nhà văn Hà Nội với gần 600 hội viên đang dần bị “lão hóa”, đã đến lúc cần một “làn gió tươi mới” trong văn chương để thúc đẩy mọi nỗ lực sáng tác của những cây viết trẻ và hội nghị lần này sẽ là một “đòn bẩy” khích lệ những nhà văn Hà Nội có nhiều sáng tác hay hơn.
Là một người từng chứng kiến sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn chương đến đời sống, khi bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" của ông in vào những ngày biển Đông “nổi sóng”, ngay lập tức đã tạo hiệu ứng lan tỏa, nhất là trong lòng thế hệ trẻ.
Hàng vạn địa chỉ các trang mạng điện tử, các blog trong, ngoài nước đưa lại bài thơ, 5 nhạc sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội phổ nhạc, những câu thơ cứ day dứt lòng người: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.
Trong bản tham luận của mình tại hội nghị những người viết văn trẻ lần này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến tha thiết những người cầm bút:
"Từ trước đến nay, các nhà thơ thường nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng dân tộc mình, các nhà thơ đã thở hơi thở đời sống cần lao của nhân dân mình.
Tôi nghĩ, nhà thơ chỉ có thể gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc mình khi những bài thơ của họ nhận được sự cộng hưởng, sự tri âm từ những con người yêu nước chân chính vào những thời điểm đất nước gian lao.
Tôi nghĩ rằng, trong tâm hồn mỗi nhà thơ chúng ta hôm nay, nếu không trào dâng lên ngọn sóng thi ca yêu nước ấy thì làm sao thơ của chúng ta có được sự cộng hưởng tri âm từ hàng triệu người đọc. Vì thế, tôi tin rằng, nhân dân và thế hệ trẻ hôm nay không hề quay lưng lại với thi ca yêu nước đâu, mà có lẽ các nhà thơ nên tự hỏi: Chúng ta đã làm gì để nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng của chính dân tộc mình trong những tháng năm này."
An Yên
22 năm sau lần hội nghị những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ nhất, các cây bút trẻ mới thêm một lần được hội ngộ.
Những mái đầu còn xanh ngày ấy, giờ đã ngả muối tiêu, và thêm nhiều thế hệ sau, trẻ bút, trẻ lòng, ngồi bên nhau, cùng đau đáu những nỗi niềm văn chương.
Hội nghị những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ 2 (Ảnh: Trần Hoàng Hoàng) |
Ông nói, ông thích những câu thơ như động viên mình và hô hào tuổi trẻ của nhà thơ Tố Hữu: “Đi bạn ơi sống đủ đầy / Sống tràn sinh lực bốc men say / Sống tung sóng gió thanh cao mới / Sống mạnh dù trong một phút giây”.
Với ông, điều cần lắm ở những người viết trẻ, là sự dấn thân, và nhập cuộc. “Cứ đi cứ đi nghe lắm âm thanh mới lạ” (Phạm Tiến Duật). Đó là những âm thanh của cuộc sống mà người trẻ, nhất là người trẻ viết văn, sẵn mắt sáng tai thính lòng trong phải sớm cảm nhận được và cảm nhận sâu sắc.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên kỳ vọng: Tuổi trẻ và thế kỷ mới sẽ đưa lại cho các bạn những khả năng mới, những khám phá mới trên hành trình sống và làm văn chương.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội, Trưởng ban công tác Nhà văn trẻ cũng không thôi kỳ vọng vào thế hệ trẻ: Hội Nhà văn Hà Nội với gần 600 hội viên đang dần bị “lão hóa”, đã đến lúc cần một “làn gió tươi mới” trong văn chương để thúc đẩy mọi nỗ lực sáng tác của những cây viết trẻ và hội nghị lần này sẽ là một “đòn bẩy” khích lệ những nhà văn Hà Nội có nhiều sáng tác hay hơn.
Là một người từng chứng kiến sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn chương đến đời sống, khi bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" của ông in vào những ngày biển Đông “nổi sóng”, ngay lập tức đã tạo hiệu ứng lan tỏa, nhất là trong lòng thế hệ trẻ.
Hàng vạn địa chỉ các trang mạng điện tử, các blog trong, ngoài nước đưa lại bài thơ, 5 nhạc sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội phổ nhạc, những câu thơ cứ day dứt lòng người: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không”.
Trong bản tham luận của mình tại hội nghị những người viết văn trẻ lần này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến tha thiết những người cầm bút:
"Từ trước đến nay, các nhà thơ thường nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng dân tộc mình, các nhà thơ đã thở hơi thở đời sống cần lao của nhân dân mình.
Tôi nghĩ, nhà thơ chỉ có thể gắn bó với đời sống tinh thần của dân tộc mình khi những bài thơ của họ nhận được sự cộng hưởng, sự tri âm từ những con người yêu nước chân chính vào những thời điểm đất nước gian lao.
Tôi nghĩ rằng, trong tâm hồn mỗi nhà thơ chúng ta hôm nay, nếu không trào dâng lên ngọn sóng thi ca yêu nước ấy thì làm sao thơ của chúng ta có được sự cộng hưởng tri âm từ hàng triệu người đọc. Vì thế, tôi tin rằng, nhân dân và thế hệ trẻ hôm nay không hề quay lưng lại với thi ca yêu nước đâu, mà có lẽ các nhà thơ nên tự hỏi: Chúng ta đã làm gì để nói lên tiếng nói của nỗi đau và khát vọng của chính dân tộc mình trong những tháng năm này."
An Yên
Bình luận