Trong 1 năm nếu phát hiện 5 trường hợp vi phạm quy định ATTP và kiểm dịch thực vật, EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” như vậy cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam.
Thách thức của nông sản Việt
Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương cho biết kể từ ngày 1/2/2014 đến nay, Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu đã được các nước thành viên Liên minh châu Âu thông báo 3 lần liên tiếp về việc 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU bị phát hiện có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng thuộc diện cấm trên cây húng quế và mướp đắng.
Điều này xảy ra khi trước đó, DG SANCO từng có thông báo chính thức nếu trong thời gian 1 năm kể từ ngày 1/2/2014 đến ngày 1/2/2015 nếu phát hiện 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
"Nếu việc cấm này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả, hàng hóa của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín của nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương cảnh báo.
Trong khi đó, Mỹ cũng vừa mới chấp nhận cho nhãn, vải nhập vào thị trường nước này cũng với những tiêu chuẩn khắt khe ràng buộc.
Việt Nam cần làm gì?
Trao đổi với chúng tôi, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với trách nhiệm quản lý phải buộc kiểm soát chặt các lô hàng, kiểm định chất lượng chặt chẽ, không để mang tiếng hàng Việt Nam và nguy cơ mất mối hàng là có thể xảy ra".
Theo GS Võ Tòng Xuân, không phải tự nhiên mà Bộ Nông nghiệp Mỹ chấp nhận cho thêm hai trái nữa là nhãn, vải vào thị trường của họ sau chôm chôm và thanh long. Điều đó có nghĩa các sản phẩm này đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bước đầu dự kiến Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm.
Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện đơn giản chỉ nói một lần rồi mãi là như thế mà luôn cần sự nỗ lực, đảm bảo lâu dài, từng bước đúng quy trình trong suốt dòng đời của sản phẩm.
"Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đã đến nhưng chỉ cần một phút ngủ quên trên chiến thắng, buông lỏng kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các hộ trồng trọt thì tự mình sẽ làm khó cho mình", GS Xuân nói.
Không giống như thị trường thông thường, với Mỹ nếu sai họ áp lệnh trừng phạt rất hà khắc. GS Võ Tòng Xuân kể, từng có doanh nghiệp xuất khẩu cá sang thị trường nước này, chỉ vì cá có mùi hôi mà họ yêu cầu doanh nghiệp phải đóng tiền để tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
"Sau doanh nghiệp mình năn nỉ, xin họ cho đóng tiền phạt rồi lại mang hàng quay trở về trong nước. Đó là họ chấp nhận, còn nếu phải đóng tiền tiêu hủy cả lô hàng thì chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều", GS Xuân cho biết.
"Do đó, muốn giữ được thị trường thì không còn cách nào khác là phải tiếp tục làm theo quy trình mà họ yêu cầu, điều kiện mà họ đã bắt buộc mình chứ không thể làm theo kiểu ăn xổi", GS Xuân cảnh báo.
Ngoài ra ông cũng lưu ý, để tránh tình trạng doanh nghiệp phá giá, cơ quan quản lý nên thành lập hiệp hội đứng ra điều hành, quy định từng mức giá với chất lượng tương ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp đồng lòng. Bộ Công thương cũng phải giám sát chặt chẽ từ đầu để quản lý về giá.
"Cần phải quy trách nhiệm rõ ràng để dần dần nông sản Việt xây dựng được thương hiệu không chỉ cạnh tranh với thị trường quốc tế mà ngay cả trong nước cũng đang là cuộc chiến rất khốc liệt. Quan trọng hơn cả là phải làm bài bản, quy củ để tránh tnnh trạng doanh nghiệp 'hớt váng' khi có lợi nhưng rồi khó khăn thì người nông dân khi phải gánh chịu. Bài học về lúa gạo vẫn còn đó!", GS Xuân kiến nghị.
Theo Đất Việt
Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” như vậy cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam.
Thách thức của nông sản Việt
Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương cho biết kể từ ngày 1/2/2014 đến nay, Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) của Ủy ban châu Âu đã được các nước thành viên Liên minh châu Âu thông báo 3 lần liên tiếp về việc 3 chuyến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào EU bị phát hiện có vi khuẩn gây hại sức khỏe người tiêu dùng thuộc diện cấm trên cây húng quế và mướp đắng.
Sắp tới mỗi năm Việt Nam có thể xuất khoảng 600 tấn quả vải sang Mỹ |
Điều này xảy ra khi trước đó, DG SANCO từng có thông báo chính thức nếu trong thời gian 1 năm kể từ ngày 1/2/2014 đến ngày 1/2/2015 nếu phát hiện 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam.
"Nếu việc cấm này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả, hàng hóa của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín của nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương cảnh báo.
Trong khi đó, Mỹ cũng vừa mới chấp nhận cho nhãn, vải nhập vào thị trường nước này cũng với những tiêu chuẩn khắt khe ràng buộc.
Việt Nam cần làm gì?
Trao đổi với chúng tôi, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với trách nhiệm quản lý phải buộc kiểm soát chặt các lô hàng, kiểm định chất lượng chặt chẽ, không để mang tiếng hàng Việt Nam và nguy cơ mất mối hàng là có thể xảy ra".
Theo GS Võ Tòng Xuân, không phải tự nhiên mà Bộ Nông nghiệp Mỹ chấp nhận cho thêm hai trái nữa là nhãn, vải vào thị trường của họ sau chôm chôm và thanh long. Điều đó có nghĩa các sản phẩm này đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bước đầu dự kiến Việt Nam có thể xuất khẩu sang Mỹ khoảng 600 tấn vải và 1200 tấn nhãn/năm.
Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện đơn giản chỉ nói một lần rồi mãi là như thế mà luôn cần sự nỗ lực, đảm bảo lâu dài, từng bước đúng quy trình trong suốt dòng đời của sản phẩm.
"Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đã đến nhưng chỉ cần một phút ngủ quên trên chiến thắng, buông lỏng kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các hộ trồng trọt thì tự mình sẽ làm khó cho mình", GS Xuân nói.
|
"Sau doanh nghiệp mình năn nỉ, xin họ cho đóng tiền phạt rồi lại mang hàng quay trở về trong nước. Đó là họ chấp nhận, còn nếu phải đóng tiền tiêu hủy cả lô hàng thì chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều", GS Xuân cho biết.
"Do đó, muốn giữ được thị trường thì không còn cách nào khác là phải tiếp tục làm theo quy trình mà họ yêu cầu, điều kiện mà họ đã bắt buộc mình chứ không thể làm theo kiểu ăn xổi", GS Xuân cảnh báo.
Ngoài ra ông cũng lưu ý, để tránh tình trạng doanh nghiệp phá giá, cơ quan quản lý nên thành lập hiệp hội đứng ra điều hành, quy định từng mức giá với chất lượng tương ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp đồng lòng. Bộ Công thương cũng phải giám sát chặt chẽ từ đầu để quản lý về giá.
"Cần phải quy trách nhiệm rõ ràng để dần dần nông sản Việt xây dựng được thương hiệu không chỉ cạnh tranh với thị trường quốc tế mà ngay cả trong nước cũng đang là cuộc chiến rất khốc liệt. Quan trọng hơn cả là phải làm bài bản, quy củ để tránh tnnh trạng doanh nghiệp 'hớt váng' khi có lợi nhưng rồi khó khăn thì người nông dân khi phải gánh chịu. Bài học về lúa gạo vẫn còn đó!", GS Xuân kiến nghị.
Theo Đất Việt
Bình luận