Nhiều nạn nhân của công ty Liên Kết Việt cho rằng, cảnh báo của Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương về tình trạng lừa đảo núp bóng đa cấp là quá muộn màng.
Nỗi đau mang tên “đa cấp”
Sau khi “bộ sậu” đa cấp của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt – PV) bị truy tố trước pháp luật, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương đã công bố 5 khuyến cáo liên quan đến kinh doanh đa cấp đến người dân.
Theo đó, đơn vị này cho rằng, người dân trước khi tham gia cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp; Người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng.
Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng ký với Cục Quản lý cạnh tranh.
Người dân cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối.
Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước những thông tin trên, anh Đặng Hồng Hà, thôn Bình Nội, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, một trong những nạn nhân của Công ty Liên kết Việt cho rằng, nếu được biết trước những thông tin này thì giờ anh và hàng trăm người dân tỉnh Bắc Giang đã tránh được cuộc sống khổ sở như hiện nay.
“Nhà tôi góp vào đó 86 triệu đồng, vì ham nên đã gọi những người khác trong làng vào tham gia. Thành quả thu về là một góc tiền nhỏ và mang tiếng lừa đảo. Nếu chúng tôi được tuyên truyền về những thông tin cảnh báo này sớm thì đã không lâm vào cảnh sống dở, chết dở như hiện nay” – anh Hồng Hà buồn rầu cho biết.
Trong quá trình tác nghiệp, PV đã rất nhiều lần tiếp xúc với những nạn nhân vốn bị lừa đảo bởi các chiêu trò kinh doanh đa cấp. Giai đoạn công ty MB24 bị đánh sập, không ít người dân đã tìm đến các cơ quan báo chí để trình bày về nỗi thống khổ của mình. Đa số họ cho rằng, giờ nhắc đến hai tiếng “đa cấp” là họ bị “dị ứng” vì khơi dậy nỗi đau đã đeo đẳng họ từ nhiều năm nay.
Trả hoa hồng trên 40% là lừa đảo
Theo Cục quản lý cạnh tranh, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối tối đa là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật. Cần lưu ý sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó.
Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránh mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
Khi nghe đến khuyến cáo này, chị Vi Thị Thúy (Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang) một trong những nạn nhân của Công ty Liên kết Việt chi nhánh Bắc Giang cho biết, chị và nhiều hộ dân khác sẽ cảnh giác hơn nếu như thông tin tuyên truyền về việc trả hoa hồng nêu trên đến với người dân sớm hơn.
“Quanh năm vất vả với vườn vải, qua mùa nhà nào cũng gom được ít tiền, những tưởng đầu tư vào công ty này thì sẽ nhanh chóng đổi đời, ai ngờ tiền mất còn mang tiếng lừa đảo. Tất cả cũng chỉ vì thiếu hiểu biết, cứ thấy lãi lớn là lao vào. Cũng may trường hợp của tôi do ít tiền nên mua ít mã, số tiền mất đi chưa đến 9 triệu đồng, coi như là học phí” – chị Thúy buồn rầu nói.
Cùng ký vào đơn đòi số tiền 17.200.000 đồng để mua mã hàng của Công ty Liên kết Việt, chị Lê Thị Doan (Bình Nội, Trù Hựu, Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết gia đình chị có mua hai gói sản phẩm của công ty nêu trên từ ngày 19/1/2015. Từ đó đến nay, gia đình chị chưa nhận được bất kỳ một sản phẩm hay phần lãi lời nào từ số mã góp này.
Nay thấy lãnh đạo công ty bị khởi tố trước pháp luật, chị và hàng trăm hộ dân ở tỉnh Bắc Giang chỉ mong làm sao lấy lại được số tiền đã mất. Chị Doan bức xúc cho rằng, dù chị và dân quê ít học nhưng nếu được tuyên truyền về việc có ai rêu rao trả hoa hồng trên 40% là lừa đảo thì đã không mắc bẫy như bây giờ.
Về việc Bộ Công Thương đã có quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt nhưng không công khai để cảnh báo người dân, đơn vị này cho rằng “đối chiếu với các quy định này thì quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt không thuộc các trường hợp buộc phải công bố công khai”; tại thời điểm Cục Quản lý cạnh tranh ban hành quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt thì chưa có kết luận cụ thể của cơ quan công an nên Cục chưa thể đưa ra các cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của Công ty Liên kết Việt(?). Với cách trả lời như trên, nhiều người cho rằng Bộ Công Thương đã "né" trách nhiệm trong việc đưa thông tin cảnh báo người dân về chiêu trò lừa đảo của công ty này.
Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội
Nỗi đau mang tên “đa cấp”
Sau khi “bộ sậu” đa cấp của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt – PV) bị truy tố trước pháp luật, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương đã công bố 5 khuyến cáo liên quan đến kinh doanh đa cấp đến người dân.
Theo đó, đơn vị này cho rằng, người dân trước khi tham gia cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp; Người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng.
Tập mã khách hàng của các nạn nhân quê ở Lạng Sơn, Hải Phòng vụ MB24 trước đây. Ảnh: C.Tâm |
Người dân cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối.
Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước những thông tin trên, anh Đặng Hồng Hà, thôn Bình Nội, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, một trong những nạn nhân của Công ty Liên kết Việt cho rằng, nếu được biết trước những thông tin này thì giờ anh và hàng trăm người dân tỉnh Bắc Giang đã tránh được cuộc sống khổ sở như hiện nay.
“Nhà tôi góp vào đó 86 triệu đồng, vì ham nên đã gọi những người khác trong làng vào tham gia. Thành quả thu về là một góc tiền nhỏ và mang tiếng lừa đảo. Nếu chúng tôi được tuyên truyền về những thông tin cảnh báo này sớm thì đã không lâm vào cảnh sống dở, chết dở như hiện nay” – anh Hồng Hà buồn rầu cho biết.
Trong quá trình tác nghiệp, PV đã rất nhiều lần tiếp xúc với những nạn nhân vốn bị lừa đảo bởi các chiêu trò kinh doanh đa cấp. Giai đoạn công ty MB24 bị đánh sập, không ít người dân đã tìm đến các cơ quan báo chí để trình bày về nỗi thống khổ của mình. Đa số họ cho rằng, giờ nhắc đến hai tiếng “đa cấp” là họ bị “dị ứng” vì khơi dậy nỗi đau đã đeo đẳng họ từ nhiều năm nay.
Trả hoa hồng trên 40% là lừa đảo
Theo Cục quản lý cạnh tranh, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối tối đa là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Mánh khóe lừa đảo tinh vi của công ty Liên Kết Việt khiến nhiều người dân mắc bẫy |
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó.
Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránh mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
Khi nghe đến khuyến cáo này, chị Vi Thị Thúy (Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang) một trong những nạn nhân của Công ty Liên kết Việt chi nhánh Bắc Giang cho biết, chị và nhiều hộ dân khác sẽ cảnh giác hơn nếu như thông tin tuyên truyền về việc trả hoa hồng nêu trên đến với người dân sớm hơn.
“Quanh năm vất vả với vườn vải, qua mùa nhà nào cũng gom được ít tiền, những tưởng đầu tư vào công ty này thì sẽ nhanh chóng đổi đời, ai ngờ tiền mất còn mang tiếng lừa đảo. Tất cả cũng chỉ vì thiếu hiểu biết, cứ thấy lãi lớn là lao vào. Cũng may trường hợp của tôi do ít tiền nên mua ít mã, số tiền mất đi chưa đến 9 triệu đồng, coi như là học phí” – chị Thúy buồn rầu nói.
Cùng ký vào đơn đòi số tiền 17.200.000 đồng để mua mã hàng của Công ty Liên kết Việt, chị Lê Thị Doan (Bình Nội, Trù Hựu, Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết gia đình chị có mua hai gói sản phẩm của công ty nêu trên từ ngày 19/1/2015. Từ đó đến nay, gia đình chị chưa nhận được bất kỳ một sản phẩm hay phần lãi lời nào từ số mã góp này.
Nay thấy lãnh đạo công ty bị khởi tố trước pháp luật, chị và hàng trăm hộ dân ở tỉnh Bắc Giang chỉ mong làm sao lấy lại được số tiền đã mất. Chị Doan bức xúc cho rằng, dù chị và dân quê ít học nhưng nếu được tuyên truyền về việc có ai rêu rao trả hoa hồng trên 40% là lừa đảo thì đã không mắc bẫy như bây giờ.
Video: Cận cảnh hội thảo hoành tráng của Liên Kết Việt
Việc công bố của Cục quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương đã quá muộn và không giúp ích gì cho chị và nhiều hộ dân tham gia chi nhánh ở Bắc Giang của công ty Liên kết Việt.Về việc Bộ Công Thương đã có quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt nhưng không công khai để cảnh báo người dân, đơn vị này cho rằng “đối chiếu với các quy định này thì quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt không thuộc các trường hợp buộc phải công bố công khai”; tại thời điểm Cục Quản lý cạnh tranh ban hành quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt thì chưa có kết luận cụ thể của cơ quan công an nên Cục chưa thể đưa ra các cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của Công ty Liên kết Việt(?). Với cách trả lời như trên, nhiều người cho rằng Bộ Công Thương đã "né" trách nhiệm trong việc đưa thông tin cảnh báo người dân về chiêu trò lừa đảo của công ty này.
Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội
Bình luận