Hãng tin Reuters ngày 11/12 dẫn một số nguồn tin cho biết, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, từng là một trong những chính trị gia Trung Quốc quyền lực nhất trong thập niên trước, đã bị quản thúc tại gia trong thời gian chính phủ điều tra cáo buộc tham nhũng chống lại ông này.
Với việc yêu cầu điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập đã phá vỡ một luật bất thành văn ở Trung Quốc là các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị điều tra sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, nguồn tin trên cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện vẫn chưa quyết định có truy tố công khai ông Chu hay không do cuộc điều tra nội bộ chưa thể hoàn tất.
Cũng theo nguồn tin của Reuters, Chủ tịch Trung Quốc từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch “bắt hổ đập ruồi”, hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt “những con hổ" lớn như ông Chu và cả “những con ruồi” tham nhũng nhỏ.
“Ông Tập đã nhổ toàn bộ răng của con cọp”, một nguồn tin khác của Reuters cho biết, ý muốn nói đến vụ ông Tưởng Khiết Mẫn, từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc chỉ trong 5 tháng cho đến tháng 9 vừa qua, khi truyền thông nhà nước đưa tin ông ta bị điều tra vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
“Nay Chu Vĩnh Khang chỉ còn là con cọp mất nanh, giống như một con cọp chết rồi vậy. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu ông Tập có lột da cọp hay không?”, nguồn tin này nói thêm, ám chỉ đến phiên tòa xét xử ông Chu.
Chu Vĩnh Khang được cho là "người đỡ đầu" của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, nhân vật đã bị tuyên án tù chung thân hồi tháng 9/2013 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ sau sự sụp đổ của "Bè lũ Bốn tên" năm 1976, khi kết thúc Cách mạng Văn hóa.
Chu là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc dính tới bê bối nhận hối lộ kể từ năm 1949. “Tự do của ông Chu Vĩnh Khang đã bị giới hạn và nhất cử nhất động của ông này đều bị giám sát”, một nguồn tin có liên hệ với chính phủ, yêu cầu giấu danh tính, cho Reuters biết. Theo đó, ông Chu không được phép rời khỏi nhà mình ở Bắc Kinh hoặc tiếp khách mà không có sự cho phép.
Cũng theo nguồn tin trên, vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu thành lập một nhóm điều tra đặc biệt để xem xét một số cáo buộc chống lại Chu Vĩnh Khang. Ông Chu đang bị điều tra vì đã vi phạm kỷ luật đảng, cụm từ để chỉ hành vi tham nhũng - nguồn tin cho biết nhưng không nói rõ cáo buộc cụ thể là gì.
Cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCS Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang |
Với việc yêu cầu điều tra Chu Vĩnh Khang, ông Tập đã phá vỡ một luật bất thành văn ở Trung Quốc là các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị điều tra sau khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, nguồn tin trên cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện vẫn chưa quyết định có truy tố công khai ông Chu hay không do cuộc điều tra nội bộ chưa thể hoàn tất.
Cũng theo nguồn tin của Reuters, Chủ tịch Trung Quốc từng tuyên bố quyết dẹp trừ nạn tham nhũng bằng chiến dịch “bắt hổ đập ruồi”, hàm ý thể hiện sự cương quyết bắt “những con hổ" lớn như ông Chu và cả “những con ruồi” tham nhũng nhỏ.
“Ông Tập đã nhổ toàn bộ răng của con cọp”, một nguồn tin khác của Reuters cho biết, ý muốn nói đến vụ ông Tưởng Khiết Mẫn, từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc chỉ trong 5 tháng cho đến tháng 9 vừa qua, khi truyền thông nhà nước đưa tin ông ta bị điều tra vì “những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
“Nay Chu Vĩnh Khang chỉ còn là con cọp mất nanh, giống như một con cọp chết rồi vậy. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu ông Tập có lột da cọp hay không?”, nguồn tin này nói thêm, ám chỉ đến phiên tòa xét xử ông Chu.
Chu Vĩnh Khang được cho là "người đỡ đầu" của cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, nhân vật đã bị tuyên án tù chung thân hồi tháng 9/2013 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ sau sự sụp đổ của "Bè lũ Bốn tên" năm 1976, khi kết thúc Cách mạng Văn hóa.
Theo T.H/Tin Tức
Bình luận