Nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang nhiều khả năng phải đối mặt án tử hình treo (được hoãn thi hành án một thời gian), báo Hong Kong South China Morning Post ngày 7/12 dẫn nhận định của một số nhà phân tích.
Khi thông báo Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng và truy tố, Xinhua ngày 6/12 liệt kê 6 lĩnh vực chủ yếu mà Chu đã vi phạm kỷ luật đảng và làm lộ bí mật quốc gia.
Ông Chu Vĩnh Khang được cho sẽ đối mặt mức án nghiêm khắc hơn so với Bạc Hy Lai |
Ông Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ Bắc Kinh, nói rằng, cáo buộc làm lộ bí mật quốc gia có thể mở đường cho một phiên tòa xử kín Chu Vĩnh Khang. “Ở Trung Quốc, rất khó xác định thế nào là bí mật quốc gia. Từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, bất cứ điều gì ông Chu vô tình nói với những người xung quanh đều có thể là một bí mật quốc gia”, ông Trường Lập Phàm nói.
Theo ông Trương Lập Phàm, cáo buộc làm lộ bí mật quốc gia chỉ là cái cớ để khỏi phải mở một phiên tòa công khai như vụ Bạc Hy Lai. Ông Bạc bị kết án tù chung thân năm ngoái vì tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
“Vụ xét xử công khai Bạc Hy Lai đã không tốt như mong muốn vì hình ảnh của ông đã không bị hủy hoại bởi phiên tòa. Nếu Chu Vĩnh Khang không muốn hợp tác với chính quyền, ông ta có thể gây rắc rối cho các lãnh đạo trung ương”, ông Trương Lập Phàm nhận định.
Ông Trần Đạo Dân thuộc khoa Luật và Khoa học Chính trị ở Đại học Thượng Hải cho rằng, những bí mật quốc gia ám chỉ thông tin có thể là “một số cuộc thảo luận nội bộ về cải tổ nhân sự Bộ Chính trị sắp tới”. Ông Trần nói: “Chu Vĩnh Khang có thể sử dụng vị trí của ông ta để tiết lộ một số thông tin cho các quan chức và ứng cử viên hoặc thậm chí là cho truyền thông nước ngoài nhằm thao túng việc cải tổ bộ máy lãnh đạo đảng”.
Theo ông Trương Lập Phàm, bản án dành cho ông Chu có thể là tử hình hoặc tử hình treo. Một số chuyên gia khác nhận định, ông Chu nhiều khả năng đã được định án tử hình treo. “Đã có một thỏa thuận trong giới lãnh đạo trong những thập niên gần đây rằng, mức hình phạt tối đa dành cho các quan chức cấp cao tham nhũng là án tử hình treo”, giáo sư khoa học chính trị Zhang Ming ở Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định.
Nguyên Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang nhiều khả năng phải đối mặt án tử hình treo (được hoãn thi hành án một thời gian), báo Hong Kong South China Morning Post ngày 7/12 dẫn nhận định của một số nhà phân tích.
Khi thông báo Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng và truy tố, Xinhua ngày 6/12 liệt kê 6 lĩnh vực chủ yếu mà Chu đã vi phạm kỷ luật đảng và làm lộ bí mật quốc gia.
Ông Trương Lập Phàm, một nhà bình luận chính trị từ Bắc Kinh, nói rằng, cáo buộc làm lộ bí mật quốc gia có thể mở đường cho một phiên tòa xử kín Chu Vĩnh Khang. “Ở Trung Quốc, rất khó xác định thế nào là bí mật quốc gia. Từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, bất cứ điều gì ông Chu vô tình nói với những người xung quanh đều có thể là một bí mật quốc gia”, ông Trường Lập Phàm nói.
Theo ông Trương Lập Phàm, cáo buộc làm lộ bí mật quốc gia chỉ là cái cớ để khỏi phải mở một phiên tòa công khai như vụ Bạc Hy Lai. Ông Bạc bị kết án tù chung thân năm ngoái vì tội nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
“Vụ xét xử công khai Bạc Hy Lai đã không tốt như mong muốn vì hình ảnh của ông đã không bị hủy hoại bởi phiên tòa. Nếu Chu Vĩnh Khang không muốn hợp tác với chính quyền, ông ta có thể gây rắc rối cho các lãnh đạo trung ương”, ông Trương Lập Phàm nhận định.
Ông Trần Đạo Dân thuộc khoa Luật và Khoa học Chính trị ở Đại học Thượng Hải cho rằng, những bí mật quốc gia ám chỉ thông tin có thể là “một số cuộc thảo luận nội bộ về cải tổ nhân sự Bộ Chính trị sắp tới”. Ông Trần nói: “Chu Vĩnh Khang có thể sử dụng vị trí của ông ta để tiết lộ một số thông tin cho các quan chức và ứng cử viên hoặc thậm chí là cho truyền thông nước ngoài nhằm thao túng việc cải tổ bộ máy lãnh đạo đảng”.
Theo ông Trương Lập Phàm, bản án dành cho ông Chu có thể là tử hình hoặc tử hình treo. Một số chuyên gia khác nhận định, ông Chu nhiều khả năng đã được định án tử hình treo. “Đã có một thỏa thuận trong giới lãnh đạo trong những thập niên gần đây rằng, mức hình phạt tối đa dành cho các quan chức cấp cao tham nhũng là án tử hình treo”, giáo sư khoa học chính trị Zhang Ming ở Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định.
Theo Xinhua, kết quả điều tra cho thấy Chu đã lạm dụng quyền lực để giúp người nhà, nhân tình và bạn bè kiếm lợi khổng lồ, dẫn đến hậu quả tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng. Chu cũng bị cáo buộc ngoại tình với nhiều phụ nữ và đổi quyền lấy tiền và tình dục.
Ông Trần Đạo Dân nói: “Tôi không nghĩ kết quả điều tra có thể biểu lộ rằng, Chu Vĩnh Khang tội lỗi hơn Bạc Hy Lai hay những quan chức cao cấp ngã ngựa khác. Những cáo buộc đó có thể áp vào bất cứ ai dính líu tham nhũng. Việc hạ bệ Chu Vĩnh Khang và tay chân của ông ta chỉ chứng tỏ rằng, họ là những kẻ thua trận trong cuộc đấu quyền lực trong đảng”.
Theo giáo sư Zhang Ming, tất cả quan chức cao cấp ngã ngựa đều xuất thân từ quần chúng. Ông Trương Lập Phàm nói cảm thấy thất vọng vì những cáo buộc đối với Chu Vĩnh Khang đã không phản ánh những oán trách của công chúng về các hành động đàn áp bạo lực của Chu đối với người dân phản kháng trong thập kỷ ông ta trên đỉnh quyền lực.
Theo Xinhua, kết quả điều tra cho thấy Chu đã lạm dụng quyền lực để giúp người nhà, nhân tình và bạn bè kiếm lợi khổng lồ, dẫn đến hậu quả tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng. Chu cũng bị cáo buộc ngoại tình với nhiều phụ nữ và đổi quyền lấy tiền và tình dục.
Ông Trần Đạo Dân nói: “Tôi không nghĩ kết quả điều tra có thể biểu lộ rằng, Chu Vĩnh Khang tội lỗi hơn Bạc Hy Lai hay những quan chức cao cấp ngã ngựa khác. Những cáo buộc đó có thể áp vào bất cứ ai dính líu tham nhũng. Việc hạ bệ Chu Vĩnh Khang và tay chân của ông ta chỉ chứng tỏ rằng, họ là những kẻ thua trận trong cuộc đấu quyền lực trong đảng”.
Theo giáo sư Zhang Ming, tất cả quan chức cao cấp ngã ngựa đều xuất thân từ quần chúng. Ông Trương Lập Phàm nói cảm thấy thất vọng vì những cáo buộc đối với Chu Vĩnh Khang đã không phản ánh những oán trách của công chúng về các hành động đàn áp bạo lực của Chu đối với người dân phản kháng trong thập kỷ ông ta trên đỉnh quyền lực.
TheoTiền Phong
Bình luận