• Zalo

Cựu quan chức TP.HCM: Ủng hộ đón Tết cổ truyền theo dương lịch

Thời sựThứ Tư, 08/01/2014 07:27:00 +07:00Google News

(VTC News)– Cựu lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM khẳng định nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.

(VTC News) – Cựu lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM ủng hộ quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch nhưng cần cân nhắc, tính toán kỹ.

do VTC News khởi xướng.

TP.HCM, Sài Gòn, tết Tây, tết Ta, tết Nguyên Đán, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP.HCM. 

Bà Nguyễn Thế Thanh – nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM đã chia sẻ với quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuânđược đăng trong chuyên đề Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch

Dưới góc độ của một người từng quản lý văn hóa, bà Thanh cho rằng: Hoàn toàn có thể gộp được tết Tây và tết cổ truyền của dân tộc lại làm một, để tiết kiệm thời gian làm việc được nhiều hơn và giảm bớt những phong tục không cần thiết trong thời buổi đất nước ngày càng hội nhập sâu với thế giới.

- Thưa bà, mới đây khi phát biểu trên VTC News, Giáo sư Võ Tòng Xuân nêu quan điểm nên đón tết cổ truyền của dân tộc theo Tết Dương lịch. Bà đánh giá thế nào về quan điểm này?

Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể gộp được, nhưng cần phải bàn bạc, tính toán thật kỹ để làm sao có thể giữ lại những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôi đánh giá việc tách riêng tết Tây và tết Nguyên Đán là quá mất thời gian không cần thiết. Nếu được gộp chung cả hai tết làm một thì cũng sẽ chẳng có gì nghiêm trọng lắm.

Thêm nữa, tôi còn đề nghị không nên nghỉ xả hơi quá lâu. Trong bối cảnh đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với quốc tế, tập quán giao dịch với những đối tác nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, họ cũng phải theo tết của chúng ta, và họ cũng phải nghỉ thêm nữa. Thế nhưng, trên thực tế, theo đúng quy định của họ, họ chỉ nghỉ đúng một tết Tây mà thôi.

Phong tục, truyền thống của dân tộc không phải muốn thay đổi là được ngay, nhưng cần phải suy tính kỹ càng. Ví dụ, người Nhật cũng đã từng phải gộp cả tết Tây và tết truyền thống của họ vào làm một, mà hoàn toàn không mất đi những truyền thống tốt đẹp.

Tóm lại, những truyền thống, tập quán tốt đẹp của người xưa chắc chắn phải được giữ lại nếu có gộp cả hai tết.

truyền thống, tết, Nguyên Đán.
Theo bà Nguyễn Thế Thanh, hoàn toàn có thể gộp tết Tây và tết Nguyên đán, nhưng phải giữ lại được truyền thống, phong tục tốt đẹp của người xưa. 

- Như vậy, làm thế nào để vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà đất nước vẫn hội nhập?

Vấn đề nếu có gộp hai tết lại thì quan trọng nhất vẫn là phút giao thừa. Thông thường, vào phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của tết Nguyên Đán, chúng ta sẽ cúng tế ông Bà vào năm mới. Theo âm lịch thì tính là thế, nhưng nếu đem phong tục này vào năm dương lịch thì ý nghĩa chắc chắn sẽ khác nhau.

Vấn đề ở đây là do lịch sử, tập quán các dân tộc để lại khi mà âm và dương hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu tính kỹ lưỡng, việc cúng lễ, đưa đón ông bà vào dịp tết chỉ mang ý nghĩa tượng trưng về mặt tinh thần thôi. Điều quan trọng nhất của ngày tết là chúng ta nhớ về những người đã khuất, đón họ về ăn tết chung.

Những tập tục cũ trong thời đại ngày nay không còn thích hợp nữa chúng ta có thể giảm bớt. Cần nói rõ là không phải loại bỏ hẳn trong tâm tư, suy nghĩ của chúng ta, nhưng có giảm đi để hội nhập.

 

Những phong tục, truyền thống nào không cần thiết có thể giảm bớt đi. Thời gian ngày nay để làm việc là rất quý.
 

Ngay cả thói quen đi chúc tết vào những ngày đầu tiên của năm mới, thông thường là trong ba ngày đầu tiên, chúng ta hay đi chúc tết ông bà, cha mẹ, thầy cô thì cũng có thể đem nó áp dụng vào những ngày đầu tiên của dương lịch nếu có gộp lại.

Quan điểm là nếu có gộp thì cần cho người dân nghỉ thêm hai ngày đầu tiên của năm, tức nghỉ ngày mùng 1, 2, 3 của tháng đầu tiên của năm dương lịch.  

Nếu muốn bỏ hẳn một cái tết thì cần phải suy nghĩ cho thấu đáo, cặn kẽ mọi khía cạnh mới có thể áp dụng được.

- Những mặt lợi, hại khi gộp cả hai tết Tây và tết Ta là gì, thưa bà?

Trước hết là về lợi ích kinh tế xã hội, đất nước chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới, nhưng không phải vì thế mà bỏ đi những tập tục, thói quen truyền thống tốt đẹp. Thế nhưng, nếu kỳ nghỉ khác nhau thì rõ ràng trong quan hệ làm ăn cũng có ảnh hưởng, nhất là những đơn vị có quan hệ với đối tác nước ngoài.

Thứ hai là vấn đề tập quán chứ không phải thời tiết hay âm lịch, dương lịch. Như tôi đã nói, nếu tính toán, bàn bạc kỹ thì có thể bỏ bớt những tập tục không cần thiết. 

Từ trước tới nay, những ngày Tết Dương lịch chủ yếu được giới trẻ hưởng ứng; tết Ta mới dành cho gia đình. Để gộp cả hai tết, chúng ta phải làm sao chuyển được những nội dung dành cho gia đình sang ngày Tết Dương lịch.

Tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện gộp tết Tây và tết Ta làm một. Những phong tục, truyền thống nào không cần thiết có thể giảm bớt đi. Thời gian ngày nay để làm việc là rất quý.

Độc giả có đồng tình với quan điểm trên đây? Hãy gửi ý kiến cho chúng tôi ở box thảo luận bên dưới để có cái nhìn đa chiều về vấn đề này.

Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?

  • Nên, để hội nhập
  • Không nên, phải gìn giữ truyền thống
  • Mỗi người tự lựa chọn
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Việt Dũng(thực hiện)

Bình luận
vtcnews.vn