(VTC News) - Cựu đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico, nhà phân tích chính trị nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam nói về kịch bản chiến tranh và mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Syria.
Bên cạnh đó, Nga tiếp tục đưa thêm tàu chiến đến Địa Trung Hải trong lúc hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ chỉ chờ lệnh tấn công.
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Bình luận viên Chương trình "Báo chí Toàn Cảnh"- Đài Truyền hình Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico trả lời phỏng vấn VTC News.
Ông Trường nói: Theo một số thông tin, nội bộ chính quyền Assad có phân hóa. Một khi chiến tranh nổ ra, lực lượng muốn lật đổ ông Assad sẽ lộ diện. Đó là mối nguy từ bên trong. Phương Đông có câu: “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”.
- Theo ông, Mỹ có thể thắng quân chính phủ Syria dưới 90 ngày và không dùng lực lượng mặt đất hay không khi mà quân đội Syria được đánh giá là thiện chiến cùng các vũ khí mạnh được Nga cung cấp trước đây?
Nó tùy thuộc vào mục tiêu chiến tranh: “Thắng” ở đây là gì? Cuộc chiến tranh này, nếu được Quốc hội Mỹ cho phép tiến hành, sẽ là chiến tranh hạn chế, sử dụng vũ khí công nghệ cao, đánh vào các cơ sở quân sự và hậu cần của đối phương, phối hợp với lực lượng mặt đất của lực lượng nổi dậy.
Mỹ và đồng minh cử chuyên gia tình báo, cố vấn quân sự đứng đằng sau lực lượng nổi dậy. Hình thức chiến tranh này đã thành công tại Libya.
Nhưng một khi chiến tranh nổ ra, khó lòng mà “hạn chế”.
Quân nổi dậy hiện đã có mặt ở gần thủ đô Damacus, nhưng chưa có khả năng đánh đòn quyết định. Nay nếu có chiến sự, họ có thể tạo được những bước đột phá trên chiến trường.
Mặt khác, theo một số thông tin, nội bộ chính quyền Assad có phân hóa. Một khi chiến tranh nổ ra, lực lượng muốn lật đổ ông Assad sẽ lộ diện. Đó là mối nguy từ bên trong.
Phương Đông có câu: “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”.
Cuộc khủng hoảng ở Syria đã chín muồi. Nếu có không kích của Mỹ và phương Tây, sẽ diễn ra đại loạn và cuộc khủng hoảng sẽ có lối ra, 90 ngày là quá đủ để làm điều đó!
- Nếu chỉ tấn công bằng tên lửa như tuyên bố, theo ông có phải Mỹ đang giúp lực lượng nổi dậy ở Syria lật ngược thế cờ khi mà quân chính phủ được đào tạo chính quy và có vũ khí hạng nặng như xe tăng, xe bọc thép, máy bay?
Mỹ đúng là muốn làm như vậy.
Quân đội của chính quyền Assad tuy khá mạnh, nhưng những mâu thuẫn nội bộ có lẽ cũng mạnh. Ông Assad ra đi sẽ tạo điều kiện lực lượng muốn tạo phản trong chính quyền bắt tay với phe đối lập và phương Tây.
Vấn đề là chính quyền Assad đã mất lòng dân. Nhưng mất đến mức nào, phải xẩy ra chiến sự mới biết được.
- Có tin nói lực lượng nổi dậy ở Syria có liên quan đến tổ chức khủng bố Al Qaeda, vậy theo ông nếu Mỹ đánh quân chính phủ có phải là đang gián tiếp giúp đỡ chủ nghĩa khủng bố, điều mà họ kiên quyết đấu tranh trong hàng chục năm gần đây?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Mỹ, phương Tây và Israel lâu nay chần chừ một phần cũng vì chuyện ấy.
Vừa rồi một người phát ngôn của lực lượng nổi dậy khẳng định rằng, không có chuyện các thế lực Hồi giáo cực đoan sẽ soán quyền ở Syria một khi phe nổi dậy lên nắm quyền.
Các tổ chức khủng bố màu sắc al Qaeda bây giờ có mặt ở khắp nơi Trung Đông và Bắc Phi. Nội bộ phe nổi dậy khá phức tạp, vì vậy mà bị suy yếu trên chiến trường.
Mỹ đã chần chừ và bây giờ mới dùng vụ 21/8 để làm cớ phát động không kích có lẽ cũng vì bây giờ mới dàn xếp xong nội bộ phe đối lập, xây dựng được lực lượng thân phương Tây.
Nhưng tình hình Syria phức tạp không chỉ vì có al Qaeda. Nó liên quan đến các lực lượng Hồi giáo đủ màu sắc, tạm chia làm hai phe, với nhiều mâu thuẫn và lợi ích khác nhau.
Trong khi Tổng thống Mỹ đang tham dự Hội nghị G-20 tại Nga và được cho là lấy đây làm nơi vận động hành lang, tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia khác về quyết định đánh Syria thì nội bộ nước Mỹ vẫn chưa thông suốt.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường |
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Bình luận viên Chương trình "Báo chí Toàn Cảnh"- Đài Truyền hình Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico trả lời phỏng vấn VTC News.
Ông Trường nói: Theo một số thông tin, nội bộ chính quyền Assad có phân hóa. Một khi chiến tranh nổ ra, lực lượng muốn lật đổ ông Assad sẽ lộ diện. Đó là mối nguy từ bên trong. Phương Đông có câu: “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”.
- Theo ông, Mỹ có thể thắng quân chính phủ Syria dưới 90 ngày và không dùng lực lượng mặt đất hay không khi mà quân đội Syria được đánh giá là thiện chiến cùng các vũ khí mạnh được Nga cung cấp trước đây?
Nó tùy thuộc vào mục tiêu chiến tranh: “Thắng” ở đây là gì? Cuộc chiến tranh này, nếu được Quốc hội Mỹ cho phép tiến hành, sẽ là chiến tranh hạn chế, sử dụng vũ khí công nghệ cao, đánh vào các cơ sở quân sự và hậu cần của đối phương, phối hợp với lực lượng mặt đất của lực lượng nổi dậy.
Mỹ và đồng minh cử chuyên gia tình báo, cố vấn quân sự đứng đằng sau lực lượng nổi dậy. Hình thức chiến tranh này đã thành công tại Libya.
Nhưng một khi chiến tranh nổ ra, khó lòng mà “hạn chế”.
Quân nổi dậy hiện đã có mặt ở gần thủ đô Damacus, nhưng chưa có khả năng đánh đòn quyết định. Nay nếu có chiến sự, họ có thể tạo được những bước đột phá trên chiến trường.
Tàu đổ bộ lớn Novocherkassk của Hạm đội Biển Đen áp sát bờ biển Syria |
Mặt khác, theo một số thông tin, nội bộ chính quyền Assad có phân hóa. Một khi chiến tranh nổ ra, lực lượng muốn lật đổ ông Assad sẽ lộ diện. Đó là mối nguy từ bên trong.
Phương Đông có câu: “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”.
Cuộc khủng hoảng ở Syria đã chín muồi. Nếu có không kích của Mỹ và phương Tây, sẽ diễn ra đại loạn và cuộc khủng hoảng sẽ có lối ra, 90 ngày là quá đủ để làm điều đó!
- Nếu chỉ tấn công bằng tên lửa như tuyên bố, theo ông có phải Mỹ đang giúp lực lượng nổi dậy ở Syria lật ngược thế cờ khi mà quân chính phủ được đào tạo chính quy và có vũ khí hạng nặng như xe tăng, xe bọc thép, máy bay?
Mỹ đúng là muốn làm như vậy.
|
Vấn đề là chính quyền Assad đã mất lòng dân. Nhưng mất đến mức nào, phải xẩy ra chiến sự mới biết được.
- Có tin nói lực lượng nổi dậy ở Syria có liên quan đến tổ chức khủng bố Al Qaeda, vậy theo ông nếu Mỹ đánh quân chính phủ có phải là đang gián tiếp giúp đỡ chủ nghĩa khủng bố, điều mà họ kiên quyết đấu tranh trong hàng chục năm gần đây?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Mỹ, phương Tây và Israel lâu nay chần chừ một phần cũng vì chuyện ấy.
Vừa rồi một người phát ngôn của lực lượng nổi dậy khẳng định rằng, không có chuyện các thế lực Hồi giáo cực đoan sẽ soán quyền ở Syria một khi phe nổi dậy lên nắm quyền.
Các tổ chức khủng bố màu sắc al Qaeda bây giờ có mặt ở khắp nơi Trung Đông và Bắc Phi. Nội bộ phe nổi dậy khá phức tạp, vì vậy mà bị suy yếu trên chiến trường.
Mỹ đã chần chừ và bây giờ mới dùng vụ 21/8 để làm cớ phát động không kích có lẽ cũng vì bây giờ mới dàn xếp xong nội bộ phe đối lập, xây dựng được lực lượng thân phương Tây.
Nhưng tình hình Syria phức tạp không chỉ vì có al Qaeda. Nó liên quan đến các lực lượng Hồi giáo đủ màu sắc, tạm chia làm hai phe, với nhiều mâu thuẫn và lợi ích khác nhau.
Vì vậy cái “hậu Assad” mới thực phức tạp, phức tạp hơn nhiều so với Libya. Không phải cái gì các nước lớn cũng có thể tính hết và đều có thể làm được.
– Theo ông liệu vũ khí hóa học có phải chỉ là cái cớ để Mỹ đánh Syria, giống như vũ khí hạt nhân của Iraq năm 2003?
Hiển nhiên vũ khí hóa học là cái cớ.
- Cuộc chiến nếu có thể xảy ra ở Syria lần này có gì khác so với những cuộc chiến trước đây của Mỹ như Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003 và gần đây nhất là Libya năm 2011?
Cuộc chiến tranh Syria nếu nổ ra, cái khác lớn nhất là vai trò của Nga và Iran. Hồi chiến tranh không quân Kosovo, nước Nga của Yeltsin lãnh đạo yếu quá. Mặc dù đối với Nga, Nam Tư còn quan trọng hơn Syria.
Sau 15 năm, Nga đã hiện đại hóa một bước đáng kể lực lượng quân sự. Hạm đội Nga đưa đến Địa Trung Hải lần này là yếu tố răn đe kiềm chế lớn, tạo ra con bài mặc cả quan trọng trong chiến tranh và “hậu Assad”.
Iran cũng có ảnh hưởng và tiềm lực lớn. Mỹ đánh Syria lần này là để răn đe Iran, là nước có tham vọng xây dựng lực lượng vũ khí hạt nhân.
Mỹ cũng không ở thế thượng phong như hồi tiến hành các cuộc chiến tranh đã được đề cập. Bây giờ nội bộ chia rẽ, kinh tế và quân sự đều yếu hơn trước, nên chỉ đặt ra mục tiêu làm chiến tranh hạn chế. Thế nhưng cũng chưa chắc đã được Quốc hội cho phép chiến tranh.
Kết quả vì vậy cũng hạn chế đối với Mỹ và phương Tây. Có lẽ một mình họ không “nuốt trôi” được Syria và vẫn phải tính đến một giải pháp chính trị.
Đồng thời Nga và Iran cũng có thế ở thế mạnh hơn để tác động đến kết cục chiến tranh, mặc cả quyền lợi và đàm phán giải pháp, nghĩa là cũng phải được “chia phần”.
Câu hỏi đặt ra là với sự có mặt của Nga ở bờ biển Syria, cuộc chiến Syria có thể phát triển thành một cuộc “khủng hoảng tên lửa Cuba 1962” giữa Mỹ và Nga hay không?
Syria là hy vọng cuối cùng của Nga về một sự hồi sinh ảnh hưởng của nước này ở khu vực Địa Trung Hải, mà Hạm đội Eskadre 5 được đổi mới là một công cụ xung kích.
Những gì đang diễn ra tại Syria là trò chơi quyền lực truyền thống giữa Nga và phương Tây. Nga tỏ ra sẵn sàng can dự một cách nghiêm túc. Và giải pháp chính trị không phải là không có thể.
Nhưng cái quyết định vẫn là trận chiến của hai phe trên mặt đất. Và điều bất ngờ vẫn là từ bên trong chính quyền Damascus?
Ta cần theo dõi ba mặt: Một, những cuộc thảo luận tại Hội nghị G20 St Petersburg; Hai, cuộc tranh luận và bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ; Ba, một Hội nghị Syria mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 5/9.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Cần phải lưu ý rằng ngay cả khi Ngoại trưởng Kerry tập trung hàng ngày làm việc với Quốc hội và việc xây dựng liên minh quốc tế cho một hành động quân sự cụ thể, chúng tôi tiếp tục tin rằng sẽ không có một giải pháp quân sự. Chúng tôi vẫn tập trung ở Geneva và sử dụng hội nghị này để tìm một giải pháp chính trị thông qua thương lượng".
Không có chiến tranh mà vẫn đạt được mục đích, đó mới là thượng sách.
– Theo ông liệu vũ khí hóa học có phải chỉ là cái cớ để Mỹ đánh Syria, giống như vũ khí hạt nhân của Iraq năm 2003?
Hiển nhiên vũ khí hóa học là cái cớ.
- Cuộc chiến nếu có thể xảy ra ở Syria lần này có gì khác so với những cuộc chiến trước đây của Mỹ như Nam Tư năm 1999, Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003 và gần đây nhất là Libya năm 2011?
Cuộc chiến tranh Syria nếu nổ ra, cái khác lớn nhất là vai trò của Nga và Iran. Hồi chiến tranh không quân Kosovo, nước Nga của Yeltsin lãnh đạo yếu quá. Mặc dù đối với Nga, Nam Tư còn quan trọng hơn Syria.
|
Iran cũng có ảnh hưởng và tiềm lực lớn. Mỹ đánh Syria lần này là để răn đe Iran, là nước có tham vọng xây dựng lực lượng vũ khí hạt nhân.
Mỹ cũng không ở thế thượng phong như hồi tiến hành các cuộc chiến tranh đã được đề cập. Bây giờ nội bộ chia rẽ, kinh tế và quân sự đều yếu hơn trước, nên chỉ đặt ra mục tiêu làm chiến tranh hạn chế. Thế nhưng cũng chưa chắc đã được Quốc hội cho phép chiến tranh.
Kết quả vì vậy cũng hạn chế đối với Mỹ và phương Tây. Có lẽ một mình họ không “nuốt trôi” được Syria và vẫn phải tính đến một giải pháp chính trị.
Đồng thời Nga và Iran cũng có thế ở thế mạnh hơn để tác động đến kết cục chiến tranh, mặc cả quyền lợi và đàm phán giải pháp, nghĩa là cũng phải được “chia phần”.
Câu hỏi đặt ra là với sự có mặt của Nga ở bờ biển Syria, cuộc chiến Syria có thể phát triển thành một cuộc “khủng hoảng tên lửa Cuba 1962” giữa Mỹ và Nga hay không?
Syria là hy vọng cuối cùng của Nga về một sự hồi sinh ảnh hưởng của nước này ở khu vực Địa Trung Hải, mà Hạm đội Eskadre 5 được đổi mới là một công cụ xung kích.
Những gì đang diễn ra tại Syria là trò chơi quyền lực truyền thống giữa Nga và phương Tây. Nga tỏ ra sẵn sàng can dự một cách nghiêm túc. Và giải pháp chính trị không phải là không có thể.
Mỹ đánh Syria để:
|
Tên lửa Tomahawk của Mỹ sẵn sàng chỉ chờ lệnh Tổng thống |
Nhưng cái quyết định vẫn là trận chiến của hai phe trên mặt đất. Và điều bất ngờ vẫn là từ bên trong chính quyền Damascus?
Ta cần theo dõi ba mặt: Một, những cuộc thảo luận tại Hội nghị G20 St Petersburg; Hai, cuộc tranh luận và bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ; Ba, một Hội nghị Syria mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ngày 5/9.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Cần phải lưu ý rằng ngay cả khi Ngoại trưởng Kerry tập trung hàng ngày làm việc với Quốc hội và việc xây dựng liên minh quốc tế cho một hành động quân sự cụ thể, chúng tôi tiếp tục tin rằng sẽ không có một giải pháp quân sự. Chúng tôi vẫn tập trung ở Geneva và sử dụng hội nghị này để tìm một giải pháp chính trị thông qua thương lượng".
Không có chiến tranh mà vẫn đạt được mục đích, đó mới là thượng sách.
Tùng Đinh(Thực hiện)
Bình luận