Dự kiến phiên tòa kéo dài đến hết ngày 30/8.
Sau khi nghe chủ tọa phiên tòa đọc bản án sơ thẩm và các nội dung liên quan khác, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin) và các bị cáo còn lại đều xin giữ nguyên đơn kháng cáo theo hướng giảm nhẹ hình phạt và giảm nhẹ bồi thường.Bị cáo Bình tại phiên xử.
Riêng bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy) kháng cáo cho rằng việc tòa án cấp sơ thẩm tuyên bà tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là không thỏa đáng.
Vụ mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại trên 469 tỉ đồng là nội dung đầu tiên được đưa ra xét xử.
Trước tòa, ông Phạm Thanh Bình thừa nhận mình phải đảm nhiệm một trọng trách lớn là phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, nên đã có những quyết định nôn nóng, cụ thể như các quyết định liên quan đến việc mua tàu Hoa Sen.
“Tôi đã cố ý làm trái, nhưng bối cảnh buộc tôi phải làm như vậy chứ không phải tôi biết sai mà vẫn làm”, ông Bình nói. Khi chủ tọa phiên tòa hỏi về hiệu quả của tàu Hoa Sen, ông Bình đổ lỗi “vì suy thoái kinh tế nên mới lỗ nặng và buộc phải dừng hoạt động”.
Theo bản án sơ thẩm, tàu Hoa Sen hoạt động từ ngày 13/12/2007, chạy được tổng cộng 39 chuyến (hai chiều Bắc - Nam thì phải dừng hoạt động vì kinh doanh không có hiệu quả).
Ngày 17/2/2008, tàu Hoa Sen bị thủng vỏ ở đáy phải sửa chữa, chi phí hết 346.989 USD.
Cho đến khi khởi tố vụ án, khoản chi phí sửa chữa vết nứt trên đã được hạch toán vào tổng chi phí đầu tư dự án nhưng vẫn chưa được phía bảo hiểm thanh toán.
Theo TTO
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Lỗ nặng do suy thoái kinh tế'
Khi chủ tọa phiên tòa hỏi về hiệu quả của tàu Hoa Sen, ông Bình đổ lỗi “vì suy thoái kinh tế nên mới lỗ nặng và buộc phải dừng hoạt động”.
Sáng 28/8, phiên tòa phúc thẩm vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) bắt đầu diễn ra tại TAND TP Hải Phòng.
Bình luận