Cuộc vượt ngục bằng tàu lượn từ vực cao 60m

Thế giớiThứ Tư, 28/03/2012 03:03:00 +07:00

(VTC News) - Colditz là nhà tù nổi tiếng nhất của Đức Quốc Xã, quay lưng vào bờ vực cao 60m. 2 phi công người Anh đã lên kế hoạch thoát khỏi đây bằng tàu lượn.

(VTC News) - Khi các nhà tù ra đời cũng là lúc những cuộc vượt ngục bắt đầu xuất hiện; trong đó có những vụ làm cả thế giới phải kinh ngạc.

Phần 1:5. Đào tẩu khỏi nhà ngục Alcatraz

Trong 29 năm hoạt động từ 1934 đến 1963, nhà tù Alcatraz trên hòn đảo cùng tên đã chứng kiến 14 vụ vượt ngục được thực hiện bởi 34 tù nhân. Theo thông tin chính thức, tất cả những tù nhân tham gia vượt ngục đều bị chết hoặc bị bắt giữ trở lại. 

Tuy nhiên, trong 2 cuộc vượt ngục năm 1937 và 1962, các phạm nhân được cho là đã chết nhưng không có dấu vết nào để lại, theo lý thuyết thì họ là những người đã vượt ngục thành công.

Đảo Alcatraz nơi nhà tù cùng tên tọa lạc. 

Trong số những nỗ lực để thoát khỏi Alcatraz, nổi tiếng nhất là vụ vượt ngục của Frank Morris và anh em nhà Anglin. Họ đã đào những đường hầm từ phòng giam của mình, từ đường hầm chui lên nóc của khối nhà giam sau đó chui xuống ống cống. 
Sau khi bò hết đoạn cống ra khỏi hàng rào, những tù nhân này đã tự lắp 1 chiếc bè bằng phao và biến mất. 3 người được xem là đã chết đuối trong vịnh San Francisco, tuy nhiên, rất có thể họ đã đi đến nơi nào đó mà các nhà chức trách không thể với tay đến và sống cuộc sống của những con người mới.
4. Cuộc vượt ngục của 100 tù binh trong nội chiến Mỹ

Đây được xem là cuộc vượt ngục nổi tiếng và thành công nhất trong cuộc nội chiến Mỹ. Trong giờ nghỉ đêm 9/2 rạng 10/2/1864, hơn 100 tù binh phe Liên minh đã phá vỡ nhà tù Libby, nơi họ đang bị giam giữ ở Richmond, Virginia.

Trong số 109 tù binh có 59 người đã kịp liên lạc và gia nhập với quân Liên minh, 48 người bị bắt giữ trở lại và 2 người bị chết trên sông James gần nhà tù.

Nhà tù Libby. 

Libby là nhà tù có điều kiện sống cực kì tồi tệ, thực phẩm luôn thiếu thốn thậm chí là không có, điều kiện vệ sinh vô cùng kém, tại đây đã có hàng ngàn người thiệt mạng. 
Những tù nhân trong cuộc đào tẩu này đã lợi dùng tầng hầm không còn sử dụng, nơi vẫn được gọi là 'Địa ngục chuột' để đào đường hầm thoát khỏi nhà tù.
Sau 17 ngày đào xới, cuối cùng những tù nhân cũng đã vượt qua được những hào nước sâu 15m ở bên ngoài hàng rào. Đại tá Rose, người dẫn đầu đoàn tù binh vượt ngục đã nói với những đồng đội của mình khi họ chui lên mặt đất: "Con đường dẫn đến thiên đường đã mở ra rồi."

Sau khi thoát khỏi những đường hầm tối tăm, họ chia thành từng nhóm nhỏ rồi chui vào nhà máy thuốc lá gần đó để chuẩn bị đồ đạc trước khi bước ra như những người bình thường mà không hề bị cảnh sát chú ý.

3. Pascal Payet, chuyên gia vượt ngục bằng trực thăng

Pascal Payet, kẻ chuyên dùng trực thăng để vượt ngục
Người đàn ông này xứng đáng có một vị trí trong danh sách 10 vụ vượt ngục đáng kinh ngạc. Không chỉ một mà Payet đã 2 lần thoát ra khỏi nhà tù có an ninh cao của Pháp, cả 2 lần hắn đều dùng trực thăng và trong lần thứ 2, Payet còn giúp 3 bạn tù khác thoát ra cùng mình.

Bị kết án 30 năm vì tội giết người và cướp xe, Payet đã phải ngồi tù. Cuộc vượt ngục đầu tiên diễn ra vào năm 2001. Sau khi bị bắt lại, hắn đã phải chịu thêm 7 năm tù cho đến khi thực hiện vụ vượt ngục thứ 2 vào năm 2003.

Khi đó, Payet đang bị giam giữ tại nhà tù Grasse, 4 đồng bọn của hắn đã khống chế một chiếc trực thăng từ sân bay Cannes-Mandelieu để giúp hắn thực hiện vụ vượt ngục. 
Ngày 21/9/2007, Payet bị bắt giữ tại Tây Ban Nha dù đã làm phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi khuôn mặt.

2. Cuộc vượt ngục vĩ đại

Stalag Luft III là nhà tù dành cho các tù binh không quân của Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. 
Vào tháng 1/1943, Roger Bushell đã cầm đầu trong kế hoạch vượt ngục bằng 3 đường hầm được đào và đặt tên là Tom, Dick và Harry.

Để tránh sự chú ý của cai ngục, mỗi đường hầm được đào sâu 9m dưới lòng đất và diện tích mặt cắt ngang chỉ vào khoảng 0.4m2. Tuy nhiên, để đảm bảo lưu thông không khí và có chỗ bàn luận, dọc theo mỗi đường hầm đều có những điểm được khoét rộng. Cả 3 đường hầm đều được gia cố bằng các thanh gỗ mà tù nhân lấy về từ xưởng mà họ làm việc.

Nhà tù Stalag Luft III nơi diễn ra cuộc vượt ngục vĩ đại với kế hoạch chi tiết. 

Khi đường hầm ngày càng dài ra, các tù nhân đã phải sử dụng những máy thổi không khí để có thể chiếu sáng và làm việc bên trong. Sau này, họ còn thiết lập hệ thống điện thắp sáng và dùng điện của trại giam để chiếu sáng trong hầm. Lượng đất đá đào ra trong 5 tháng đã được vận chuyển bằng những đường ray nhỏ ra bên ngoài để phi tang. 
Đến tháng 3/1944, đường hầm Harry đã sẵn sàng cho cuộc vượt ngục.
Nhưng không may là tính toán của các tù nhân đã thiếu đi sự chính xác. Ngày 24/3/1944 cuộc vượt ngục bắt đầu, tất cả đều nghĩ rằng đường hầm sẽ dẫn đến cánh rừng bên ngoài trại. Nhưng không, khi các phạm nhân bò lên mặt đất thì họ vẫn còn trong vòng bảo vệ cuối cùng.

Trong số 76 người tham gia cuộc vượt ngục này chỉ có 3 người trốn thoát, khoảng 50 đã bị bắn hoặc chết do thiếu không khí trong hầm và số còn lại thì bị bắt giữ.

1. Cuộc trốn chạy khỏi Colditz

Colditz là nhà tù nổi tiếng nhất của Đức Quốc Xã trong Thế chiến II, nhà tù này quay lưng vào vực và nhìn ra thị trấn Colditz. Đã có rất nhiều nỗ lực để thoát khỏi đây, nhưng độc đáo nhất vẫn là kế hoạch dùng tàu lượn để vượt ngục của 2 phi công người Anh là Jack Best và Bill Goldfinch.

Chiếc tàu lượn chưa được sử dụng của 2 phi công người Anh. 

Tàu lượn đã được Jack Best và Bill Goldfinch lắp ráp trên gác xép của nhà nguyện trong trại giam. Kế hoạch của họ là sẽ dùng tàu lượn để vượt qua con sông Mulde phía sau nhà tù từ độ cao 60m. 
Những tù nhân khác đã giúp họ làm một bức tường giả, che lấp đi khoảng bí mật của căn gác nơi họ lắp ghép chiếc tàu lượn từ những mảnh gỗ mà các tù nhân tìm được. 
Khung của tàu lượn chủ yếu được làm từ những thanh giường, những mảnh ván lót sàn được bóc ra để làm cánh và dây điều khiển thì tận dụng những đoạn dây điện đã không còn sử dụng trong nhà tù. 
Tuy nhiên, cả 2 chưa bao giờ được bay trên chính sản phẩm của mình, bởi vì quân Đồng minh đã kịp giải phóng nhà tù khi chiếc tàu lượn sắp hoàn thành.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn