(VTC News) - Ngày 27/10/2012 tới đây, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), lần đầu tiên diễn ra Cuộc thi Robotics Quốc tế dành cho trẻ em (DYA). Cuộc thi được tài trợ bởi Tập đoàn DTT của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Tập đoàn DTT, hàng năm, tổ chức Digital Youth Awards (DYA) vẫn đứng ra tổ chức các cuộc thi Robotic trong khu vực và thế giới cho các em ở độ tuổi thiếu nhi từ lớp 1 đến lớp 6.
Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề khác nhau, nhưng đều mang tính nhân văn và giải quyết các bài toán hiện thực. Học sinh dự thi sẽ được lựa chọn từ các nước khác nhau thông qua các cuộc thi đấu cấp quốc gia.
Năm 2011, cuộc thi diễn ra ở Indonesia. Đây cũng là năm lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc thi này. Các đội tuyển Việt Nam đến từ hai trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm và Tiểu học Ban Mai (Hà Nội), đã thể hiện khả năng học tập và tinh thần xuất sắc.
Chỉ sau 3 tháng được tiếp cận với môn học hoàn toàn mới là lắp ráp và lập trình robot, thế nhưng, học sinh Việt Nam đã đoạt được giải Tiềm năng. Học sinh Việt Nam cũng được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao.
Với thành tích đã đạt được của đội tuyển robotics Việt Nam trên đấu trường quốc tế, năm 2012, Ban tổ chức cuộc thi đã ủy quyền cho Tập đoàn DTT tổ chức Cuộc thi Robotic Quốc tế dành cho trẻ em giữa các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Như vậy, lần đầu tiên một cuộc thi tầm cỡ về robotics dành cho lứa tuổi thiếu nhi sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đây không chỉ là vinh dự cho quốc gia, mà còn là bước đệm để Việt Nam bước vào thế giới của môn học sáng tạo robot.
Để giúp học sinh Việt Nam có thêm cơ hội học tập, giao lưu với bạn bè quốc tế và đặc biệt là đạt thành tích cao, ghi dấu ấn với nền công nghệ giáo dục robot thế giới, từ đầu năm nay, Tập đoàn DTT và Eduspec đã tổ chức đào tạo cho các em học sinh tại các trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, Xuân Đỉnh (Hà Nội), Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP. HCM).
Từ những ngôi trường này, Tập đoàn DTT đã lựa chọn ra những học sinh xuất sắc nhất đưa vào đội tuyển để tham gia cuộc thi.
TS. Nguyễn Tuấn Hoa, ủy viên Hội đồng giáo dục ASEAN, chuyên gia công nghệ thông tin cho biết: “Theo dự báo trong vòng 20 năm nữa mỗi người sẽ có nhu cầu sử dụng ít nhất một robot cá nhân như cần một máy tính hiện nay.
Robot sẽ là tâm điểm của một cuộc cách mạng lớn sau internet. Với xu thế này cùng với các ứng dụng truyền thống khác của robot trong công nghiệp, y tế, giáo dục đào tạo, giải trí và đặc biệt trong an ninh quốc phòng, thì thị trường robot và các dịch vụ ăn theo robot sẽ vô cùng lớn, trị giá hàng ngàn tỉ USD.
Robot tổng hợp trong nó cả khoa học và công nghệ. Để thiết kế và chế tạo được robot, ta cần phải có tri thức toán học, cơ học, vật lý, điện tử, lý thuyết điều khiển, khoa học tính toán và nhiều tri thức khác.
Để có thể ứng dụng được robot ta phải biết rõ về đối tượng ứng dụng. Robot là sản phẩm tích hợp cả khoa học và công nghệ với độ phức tạp cao.
Robot đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong hơn nửa thế kỉ qua. Robot đầu tiên được ứng dụng trong công nghiệp vào những năm 60 để thay thế con người làm các công việc nặng nhọc và nguy hiểm trong môi trường độc hại.
Do nhu cầu ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp nên robot công nghiệp cần có khả năng thích ứng linh hoạt và thông minh hơn. Ngày nay, ngoài ứng dụng sơ khai ban đầu của robot trong chế tạo máy thì các ứng dụng khác như trong y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, đóng tàu, xây dựng, an ninh quốc phòng và gia đình đang có nhu cầu tăng cao đang là động lực cho các robot địa hình và robot dịch vụ phát triển.
Tại Việt Nam, nghiên cứu robot đã có những bước tiến đáng kể trong vòng 25 năm vừa qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về robot như Trung Tâm Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Điện tử – Tin học, Tự động hóa thuộc Bộ Công Nghiệp, Đại học Bách khoa TP.HCM, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học viện Kĩ thuật quân sự…
Bên cạnh đó còn phải kể đến Công ty cổ phần Robot TOSY, là doanh nghiệp thiết kế và chế tạo robot Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế.
Để có thể hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam buộc phải đi theo hướng phát triển robot, tự động hóa, cách mạng công nghệ… Do vậy, cần có một cộng đồng rộng lớn các chuyên gia có tâm huyết, có môi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh, một chính sách vĩ mô hỗ trợ tri thức phát triển thích nghi được với quá trình “phẳng” hóa thế giới hiện nay”.
Cuộc thi Robotics Quốc tế 2012 dành cho trẻ em được tổ chức ở Việt Nam kỳ vọng sẽ khơi dậy phong trào học tập sáng tạo robot trên khắp đất nước. Qua đó, học sinh sẽ có một môi trường học tập tích cực, ứng dụng công nghệ cao ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học để hoàn thiện các kỹ năng học tập thế kỷ 21 và thể trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Lan Anh
Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề khác nhau, nhưng đều mang tính nhân văn và giải quyết các bài toán hiện thực. Học sinh dự thi sẽ được lựa chọn từ các nước khác nhau thông qua các cuộc thi đấu cấp quốc gia.
Cuộc thi Robotics Quốc tế năm 2011 ở Indonesia |
Năm 2011, cuộc thi diễn ra ở Indonesia. Đây cũng là năm lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc thi này. Các đội tuyển Việt Nam đến từ hai trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm và Tiểu học Ban Mai (Hà Nội), đã thể hiện khả năng học tập và tinh thần xuất sắc.
Chỉ sau 3 tháng được tiếp cận với môn học hoàn toàn mới là lắp ráp và lập trình robot, thế nhưng, học sinh Việt Nam đã đoạt được giải Tiềm năng. Học sinh Việt Nam cũng được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao.
Học robot ở trường Đoàn Thị Điểm |
|
Như vậy, lần đầu tiên một cuộc thi tầm cỡ về robotics dành cho lứa tuổi thiếu nhi sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đây không chỉ là vinh dự cho quốc gia, mà còn là bước đệm để Việt Nam bước vào thế giới của môn học sáng tạo robot.
Để giúp học sinh Việt Nam có thêm cơ hội học tập, giao lưu với bạn bè quốc tế và đặc biệt là đạt thành tích cao, ghi dấu ấn với nền công nghệ giáo dục robot thế giới, từ đầu năm nay, Tập đoàn DTT và Eduspec đã tổ chức đào tạo cho các em học sinh tại các trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, Xuân Đỉnh (Hà Nội), Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP. HCM).
Từ những ngôi trường này, Tập đoàn DTT đã lựa chọn ra những học sinh xuất sắc nhất đưa vào đội tuyển để tham gia cuộc thi.
Say mê học robotics |
TS. Nguyễn Tuấn Hoa, ủy viên Hội đồng giáo dục ASEAN, chuyên gia công nghệ thông tin cho biết: “Theo dự báo trong vòng 20 năm nữa mỗi người sẽ có nhu cầu sử dụng ít nhất một robot cá nhân như cần một máy tính hiện nay.
Robot sẽ là tâm điểm của một cuộc cách mạng lớn sau internet. Với xu thế này cùng với các ứng dụng truyền thống khác của robot trong công nghiệp, y tế, giáo dục đào tạo, giải trí và đặc biệt trong an ninh quốc phòng, thì thị trường robot và các dịch vụ ăn theo robot sẽ vô cùng lớn, trị giá hàng ngàn tỉ USD.
Robot tổng hợp trong nó cả khoa học và công nghệ. Để thiết kế và chế tạo được robot, ta cần phải có tri thức toán học, cơ học, vật lý, điện tử, lý thuyết điều khiển, khoa học tính toán và nhiều tri thức khác.
Để có thể ứng dụng được robot ta phải biết rõ về đối tượng ứng dụng. Robot là sản phẩm tích hợp cả khoa học và công nghệ với độ phức tạp cao.
Lắp ráp robot |
Robot đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong hơn nửa thế kỉ qua. Robot đầu tiên được ứng dụng trong công nghiệp vào những năm 60 để thay thế con người làm các công việc nặng nhọc và nguy hiểm trong môi trường độc hại.
Do nhu cầu ngày càng nhiều trong các quá trình sản xuất phức tạp nên robot công nghiệp cần có khả năng thích ứng linh hoạt và thông minh hơn. Ngày nay, ngoài ứng dụng sơ khai ban đầu của robot trong chế tạo máy thì các ứng dụng khác như trong y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, đóng tàu, xây dựng, an ninh quốc phòng và gia đình đang có nhu cầu tăng cao đang là động lực cho các robot địa hình và robot dịch vụ phát triển.
Cài phần mềm cho robot hoạt động |
Tại Việt Nam, nghiên cứu robot đã có những bước tiến đáng kể trong vòng 25 năm vừa qua. Nhiều đơn vị trên toàn quốc thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về robot như Trung Tâm Tự động hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Điện tử – Tin học, Tự động hóa thuộc Bộ Công Nghiệp, Đại học Bách khoa TP.HCM, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Học viện Kĩ thuật quân sự…
Bên cạnh đó còn phải kể đến Công ty cổ phần Robot TOSY, là doanh nghiệp thiết kế và chế tạo robot Việt Nam có nhiều sản phẩm ấn tượng trên trường quốc tế.
Học tiếng Anh trong phòng Lab |
Để có thể hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam buộc phải đi theo hướng phát triển robot, tự động hóa, cách mạng công nghệ… Do vậy, cần có một cộng đồng rộng lớn các chuyên gia có tâm huyết, có môi trường học tập và nghiên cứu lành mạnh, một chính sách vĩ mô hỗ trợ tri thức phát triển thích nghi được với quá trình “phẳng” hóa thế giới hiện nay”.
Cuộc thi Robotics Quốc tế 2012 dành cho trẻ em được tổ chức ở Việt Nam kỳ vọng sẽ khơi dậy phong trào học tập sáng tạo robot trên khắp đất nước. Qua đó, học sinh sẽ có một môi trường học tập tích cực, ứng dụng công nghệ cao ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học để hoàn thiện các kỹ năng học tập thế kỷ 21 và thể trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Bình luận