• Zalo

Cuộc sống trong nhà tù giam giữ quan chức 'ngã ngựa' ở Trung Quốc

Thế giớiThứ Tư, 22/03/2017 11:16:00 +07:00Google News

Tần Thành là nhà tù kiên cố và được bảo vệ nghiêm ngặt bậc nhất, giam giữ hàng loạt các quan chức "ngã ngựa" của Trung Quốc.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng - SCMP, điều gì diễn ra đằng sau những bức tường giam giữ các quan chức "ngã ngựa" của Trung Quốc cho đến nay vẫn là bí mật.

Không giống như các nhà tù khác được quản lý bởi Bộ Tư pháp, Tần Thành được đặt dưới sự giám sát của Bộ Công an Trung Quốc. "Đây là nhà tù khó tìm hiểu nhất ở Trung Quốc", Wang Zhiliang, giáo sư tại Viện Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải cho hay.

ChinaQinchengPrison-621x2

Cổng của nhà tù Tần Thành. (Ảnh: SCMP)

Tần Thành nằm cách Bắc Kinh 30km, được xây dựng vào năm 1958 dưới sự trợ giúp của Liên Xô. Nhà tù không có biển báo bên ngoài cổng chính, cũng không có dây thép gai bên trên các bức tường, chỉ luôn có camera giám sát quanh sân.

Quay phim và ghi hình nơi này cũng cực kỳ khó khăn bởi khi có phóng viên lảng vảng xung quanh, bảo vệ nhà tù sẽ ngay lập tức xuất hiện.

Giờ đây, với việc hàng loạt các quan chức "ngã ngựa" sau chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình, Tần Thành đang trở nên đông đúc hơn bao giờ hết.

Video: Nhà tù Tần Thành nhìn từ bên ngoài

"Có vẻ như Tần Thành đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng chiến dịch chống tham nhũng", ông Wang nói với SCMP.

Một người từng thụ án tại Tần Thành kể rằng, tù nhân mỗi tháng chỉ được tắm một lần dưới sự giám sát chặt chẽ của các vệ sĩ. Đây cũng là cơ hội duy nhất để họ cắt tóc và móng tay.

Một phòng biệt giam có một nhà vệ sinh, một bệ rửa mặt và một lỗ nhỏ khoét trên cửa để các quản ngục có thể nhìn qua đó và nói chuyện với tù nhân bên trong.

qincheng-7-ss-net

Camera giám sát nghiêm ngặt ở các tường bao của nhà tù. (Ảnh: SCMP)

Sidney Rittenberg, người Mỹ từng bị giam tại Tần Thành từ năm 1968-1977 sau cáo buộc làm gián điệp cho biết, ở Tần Thành, các tù nhân không được gọi bằng tên thật mà sử dụng những con số.

"Hầu hết những nhân vật có mặt ở nơi này đều là những người có máu mặt. Gọi như vậy để họ biết rằng, sau tấm song sắt họ cũng chẳng là ai", Rittenberg tiết lộ.

Rittenberg nói rằng phòng của ông dài 6 feet (1,8 m), rộng 3 feet (0,9 m). Có 2 bóng đèn trên trần, được luân phiên dùng cho ngày và đêm. Các bữa ăn bao gồm cháo hoặc súp, thường ít khi có thịt hay dầu mỡ đi kèm.

Song Hy (Nguồn: SCMP)
Bình luận
vtcnews.vn