Cả thế giới đang nín thở dõi theo cuộc hòa đàm ở Minsk (Belarus) của các nhà lãnh đạo hàng đầu châu Âu, nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine.
Những gì mới xảy ra ở thành phố Debaltseve, nơi nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu thời gian gần đây, chính là lời nhắc nhở các bên liên quan rằng cần phải chấm dứt ngay lập tức những hành động leo thang căng thẳng. Phóng sự của trang CNN sẽ cho chúng ta thấy phần nào sự khốc liệt của cuộc chiến ở Ukraine.
Từng là một cổng vận tải đường sắt sầm suất, các con phố tại thành phố Debaltseve giờ đã trở nên vắng lặng. Những người ở lại thành phố chỉ ra ngoài đường để lên những chiếc xe buýt hoặc xe hơi, sẽ đưa họ tới nơi an toàn, hoặc để nhận gạo, mỳ ống, đồ hộp và các nhu yếu phẩm khác từ những nhân viên làm công tác từ thiện.
Mặc quần áo thật ấm để chống lại thời tiết lạnh lẽo của mùa Đông, họ xếp hàng chờ nhận đồ từ thiện rồi nhanh chóng trở lại nhà, hy vọng rằng sẽ không bị giết bởi hoạt động nã pháo diễn ra gần như liên tục.
Thành phố này là một trong những nơi chịu thiệt hại nặng từ các cuộc giao tranh mới tăng nhiệt trong mấy tuần gần đây, giữa lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine và quân chính phủ.
Dân quân miền Đông muốn bao vây thành phố trong khi quân chính phủ duy trì nhiều vị trí đóng quân ở ngoại ô. Một phát ngôn viên về các hoạt động quân sự thuộc chính quyền Ukraine là ông Vladislav Seleznyov cho biết quân miền Đông thường xuyên nã pháo vào Debaltseve - biến nơi này thành địa điểm nguy hiểm nhất ở Ukraine.
"Cơ sở hạ tầng của thành phố đang ngày càng bị tàn phá" - ông nói với CNN - "Quân đội Ukraine đang cố giữ vững các tuyến phòng ngự và sẽ không rời khỏi vị trí."
Chỉ còn khoảng 3.000 - 4.000 trong số 25.000 dân Debaltseve còn ở lại thành phố. Đa số đã di tản tới nơi an toàn hơn.
Dân thường đã chịu thiệt hại đáng kể trong các cuộc giao tranh gần đây. Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, ít nhất 224 người thiệt mạng và hơn 540 người bị thương chỉ trong 3 tuần cuối của tháng 1. Con số thực tế có thể còn cao hơn.
Những người ở lại chủ yếu là người già, không có ai chăm sóc. Một số người cao tuổi đã quá già, tới mức cuộc giao tranh khiến họ nhớ về những nỗi kinh hoàng thời Thế chiến thứ 2. Có ít trẻ em ở lại thành phố. Các gia đình thường đưa chúng tới nơi an toàn.
Khoảng 1/3 ngôi nhà ở thành phố đã trúng đạn pháo. Hàng chục người giờ phải sống cùng nhau trong các hầm ngầm tối tăm. Họ phải ngủ trong các căn lều, những chiếc giường cũ. Khung cảnh mệt mỏi xuất hiện khắp nơi.
Cộng đồng dân cư ở đây chia đôi quan điểm về cuộc xung đột. Một số nói rằng không quan tâm xem ai sẽ chiếm được thành phố. Số khác muốn quân miền Đông tới đây "giải thoát" cho họ.
Phần lớn cư dân Debaltseve hiện đã rời tới các thành phố khác vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ. Tuy nhiên ngay cả việc ra đi cũng mang tới không ít rủi ro, bởi đạn pháo gần như liên tục rơi xuống Debaltseve.
Những người rời đi không có xe riêng. Họ thường phải để đồ đạc trong những chiếc túi nilon, vali và tụ tập ở ga tàu hoặc trung tâm thành phố. Họ phải chờ những chiếc xe con, xe buýt nhỏ hoặc lớn do các nhân viên cứu trợ cầm lái, chạy tới và đưa họ đến nơi an toàn.
Ngay cả khi đã lên xe, nguy hiểm vẫn rình rập họ. Con đường dẫn từ Debaltseve tới thành phố an toàn nằm gần đó là Artyemovsk cũng thường bị bắn pháo. Và một khi tới nơi an toàn, họ sẽ phải chờ đợi, băn khoăn không biết bao giờ mình mới có thể về nhà.
Nguồn: Vietnam+
Những gì mới xảy ra ở thành phố Debaltseve, nơi nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu thời gian gần đây, chính là lời nhắc nhở các bên liên quan rằng cần phải chấm dứt ngay lập tức những hành động leo thang căng thẳng. Phóng sự của trang CNN sẽ cho chúng ta thấy phần nào sự khốc liệt của cuộc chiến ở Ukraine.
Từng là một cổng vận tải đường sắt sầm suất, các con phố tại thành phố Debaltseve giờ đã trở nên vắng lặng. Những người ở lại thành phố chỉ ra ngoài đường để lên những chiếc xe buýt hoặc xe hơi, sẽ đưa họ tới nơi an toàn, hoặc để nhận gạo, mỳ ống, đồ hộp và các nhu yếu phẩm khác từ những nhân viên làm công tác từ thiện.
Mặc quần áo thật ấm để chống lại thời tiết lạnh lẽo của mùa Đông, họ xếp hàng chờ nhận đồ từ thiện rồi nhanh chóng trở lại nhà, hy vọng rằng sẽ không bị giết bởi hoạt động nã pháo diễn ra gần như liên tục.
Người dân Debaltseve khóc thương bên thi hài một thành viên của phe ly khai sau cuộc giao tranh đẫm máu với quân chính phủ |
Dân quân miền Đông muốn bao vây thành phố trong khi quân chính phủ duy trì nhiều vị trí đóng quân ở ngoại ô. Một phát ngôn viên về các hoạt động quân sự thuộc chính quyền Ukraine là ông Vladislav Seleznyov cho biết quân miền Đông thường xuyên nã pháo vào Debaltseve - biến nơi này thành địa điểm nguy hiểm nhất ở Ukraine.
"Cơ sở hạ tầng của thành phố đang ngày càng bị tàn phá" - ông nói với CNN - "Quân đội Ukraine đang cố giữ vững các tuyến phòng ngự và sẽ không rời khỏi vị trí."
Chỉ còn khoảng 3.000 - 4.000 trong số 25.000 dân Debaltseve còn ở lại thành phố. Đa số đã di tản tới nơi an toàn hơn.
Dân thường đã chịu thiệt hại đáng kể trong các cuộc giao tranh gần đây. Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, ít nhất 224 người thiệt mạng và hơn 540 người bị thương chỉ trong 3 tuần cuối của tháng 1. Con số thực tế có thể còn cao hơn.
Người dân Debaltseve đi chạy nạn |
Khoảng 1/3 ngôi nhà ở thành phố đã trúng đạn pháo. Hàng chục người giờ phải sống cùng nhau trong các hầm ngầm tối tăm. Họ phải ngủ trong các căn lều, những chiếc giường cũ. Khung cảnh mệt mỏi xuất hiện khắp nơi.
Cộng đồng dân cư ở đây chia đôi quan điểm về cuộc xung đột. Một số nói rằng không quan tâm xem ai sẽ chiếm được thành phố. Số khác muốn quân miền Đông tới đây "giải thoát" cho họ.
Phần lớn cư dân Debaltseve hiện đã rời tới các thành phố khác vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ. Tuy nhiên ngay cả việc ra đi cũng mang tới không ít rủi ro, bởi đạn pháo gần như liên tục rơi xuống Debaltseve.
Những người rời đi không có xe riêng. Họ thường phải để đồ đạc trong những chiếc túi nilon, vali và tụ tập ở ga tàu hoặc trung tâm thành phố. Họ phải chờ những chiếc xe con, xe buýt nhỏ hoặc lớn do các nhân viên cứu trợ cầm lái, chạy tới và đưa họ đến nơi an toàn.
Ngay cả khi đã lên xe, nguy hiểm vẫn rình rập họ. Con đường dẫn từ Debaltseve tới thành phố an toàn nằm gần đó là Artyemovsk cũng thường bị bắn pháo. Và một khi tới nơi an toàn, họ sẽ phải chờ đợi, băn khoăn không biết bao giờ mình mới có thể về nhà.
Nguồn: Vietnam+
Bình luận