Trên mảnh đất quy hoạch Trung tâm hành chính ngàn tỷ, nhà cửa bong tróc,mục nát không được xây mới, ngày mưa, đường lội bì bõm, nước cống phunlên xú uế, điện nước thì "công dân hoang" tự kéo...
Đó cũng là nỗi bức xúc của nhiều người dân xóm Gốc Mít (Khu 9, phường Trần Phú, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) về cuộc sống của những người dân đang trú ngụ ở “khu đất vàng” UBND tỉnh dự định xây “trung tâm hành chính nghìn tỷ”.
Biến thành... công dân hoang vì quy hoạch
Một nghịch cảnh nhìn thấy rất rõ, cách Thư viện tỉnh Hải Dương bề thế, sang trọng không xa là một khu dân cư thường gọi là xóm Gốc Mít có hơn 70 hộ dân sinh sống với nhiều ngôi nhà xây cũ kỹ xuống cấp, điều kiện sống nhếch nhác vì quy hoạch "treo lơ lửng trên đầu".
Thư viện đầu tư hoành tráng nhưng vắng vẻ ở ngay gần khu xóm Gốc Mít với cuộc sống tạm bợ của người dân (Khu 9, P. Trần Phú, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương) do quy hoạch treo lơ lửng hàng chục năm.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Sĩ Hùng, Khu trưởng Khu 9, phường Trần Phú (Tp Hải Dương- Hải Dương) cho biết: “Nếu anh đến đây vào ngày mưa, anh sẽ được chứng kiến người dân chúng tôi khổ như thế nào. Đường lội bì bõm, có chỗ nước ngập nửa mét, nước từ cống phun lên mùi xú uế”.
Nói rồi, ông Khu trưởng chỉ vào những mảng tường mục vữa nham nhở như minh chứng nhiều lần nước đã tới đây.
Theo bà Nguyễn Thị Biết, một người dân xóm Gốc Mít, từ khi công ty Nam Cường san lấp khu ruộng ở cạnh nhà bà để làm dự án thì tình trạng thoát nước ở đây tồi tệ hơn. Nước không có chỗ thoát đổ ra con mương lộ thiên đen ngòm đằng sau nhà bà.
Những ngôi nhà tróc lở, xuống cấp xây dựng hơn 30 năm trước đến nay dân không được xây mới vì... quy hoạch
Ông Hùng kể tiếp: “Trước năm 2002, xóm Gốc Mít là địa bàn phức tạp, nhà không số, phố không tên cách khu phố sầm uất của thành phố Hải Dương không xa. Đường vào xóm thì lầy lội, không có đường bê tông như bây giờ. Chính quyền thị xã ngày ấy không mấy quan tâm đến các hộ dân của chúng tôi…”
Đến năm 2003, ông Hùng lên nhận nhiệm vụ là khu trưởng, ông đã bàn cả xóm góp tiền làm đường bê tông. Người dân thống nhất làm đơn gửi lên UBND phường Trần Phú và quyết tâm làm, nhưng cũng chỉ dám làm tạm với độ dày 7cm, ngang 4m dài 200m.
Đến năm 2007, cũng chính ông Trưởng khu đã lại một lần nữa thấy người dân dùng nước giếng khoan độc hại, đã đề nghị cấp nước sạch cho người dân, người dân tự động đóng góp kéo nước từ đường lớn vào xóm. Rồi tự dân kéo điện chiếu sáng về… Bà Nguyễn Thị Biết kể, trước năm 2007, người dân phải mua nước từng can vì không dám ăn nước giếng khoan nhiễm độc.
Mặc dù nhiều hộ dân đã ở đây đã nhiều đời nhưng không được cấp sổ đỏ. Năm 2004, chính quyền thông báo người dân kê khai để làm Giấy CNQSD đất, đo đạc xong rồi đứt đoạn. Mới đây, có 22 hộ dân gửi hồ sơ lên Thành phố, chỉ 9 hộ được chấp nhận cấp GCNQSD đất.
Khổ nhất là nhiều nhà đã xây 30 năm, dột nát, tạm bợ nhưng vẫn không được phép xây, sửa, nguy cơ sập đổ là có thật. Đến thăm khu dân cư ở đây đa phần các nhà dùng tấm nhựa làm trần để ốp vào tường cho đỡ bị bở vữa trát xuống nền.
Bà Biết bức xúc: “Chúng tôi như những công dân hoang giữa thành phố Hải Dương, nhiều năm qua đã bị bỏ rơi. May mà có Khu trưởng là anh Hùng mạnh dạn dám làm, thì chúng tôi mới có đường bê tông, có nước sạch, điện chiếu sáng. Nếu không thì….”.
Khổ vì “quy hoạch truyền đời”
Giữa năm 2010, người dân xóm Gốc Mít, Khu 9, phường Trần Phú đã phải cùng nhau ký đơn kiến nghị lên các cấp địa phương kêu trời về tình trạng khó khăn khi phải sống trong khu quy hoạch.
Trong đơn ghi rõ: “Từ bao đời nay, ai cũng biết an cư thì mới lạc nghiệp. Vậy mà xóm Gốc Mít được truyền miệng với nhau là khu quy hoạch của tỉnh phải giải tỏa từ cuối năm 80 đầu năm 90. Có những cháu từ khi sinh ra đó đến nay đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con mà xóm Gốc Mít vẫn chỉ là... khu quy hoạch”.
Ông Nguyễn Văn Tập, 77 tuổi, chia sẻ: “Tôi về đây từ năm 1975, khi nơi đây là một vùng ao hồ của xã Hải Tân. Chúng tôi đã phải cải tạp san lấp vật từng hòn đất mới có những nền đất như ngày hôm nay. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, tôi đã thấy người ta nói đến khu quy hoạch mà chẳng có văn bản nào thể hiện điều này”.
Ông Nguyễn Văn Tập, chia sẻ với PV về những khó khăn khi "phải ở khu quy hoạch".
Theo ông Nguyễn Sĩ Hùng, Khu trưởng Khu 9: “Chúng tôi nghe khu quy hoạch từ lâu nhưng đến năm 2002, chúng tôi được nhìn thấy quyết định, đến năm 2005 thì có quyết định điều chỉnh quy hoạch”.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 25/09/2002, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Bình đã ký quyết định số 3986/QĐ-UB về việc thu hồi diện tích đất nằm trong khu quy hoạch khu văn hóa thể thao, tạm giao cho UBND Thành phố quản lý. Quyết định này thu hồi 245.935 m2 đất do các hộ gia đình xã Hải Tân, Trần Phú Tp Hải Dương đang sử dụng giao cho UBND Thành phố Hải Dương quản lý.
Trong văn bản ghi rõ: “Do diện tích đất này nằm trong quy hoạch khu văn hóa thể thao của tỉnh nay không còn điều kiện canh tác”. Với dòng ghi chú này thể hiện quyết định quy hoạch đã có trước quyết định này.
Nhưng đến ngày 30/12/2005, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Hoàng Bình lại ký Quyết định 6682/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh và dự toán lập quy hoạch Khu văn hóa thể thao Thành phố Hải Dương (Điều chỉnh lần 3) lại ghi rõ “điều chỉnh Quy mô diện tích Trụ sở HĐND, UBND tỉnh”.
Như vậy, ít nhất 12 năm người dân xóm Gốc Mít phải sống trong sự nơm nớp vì quy hoạch. Nguyện vọng của người dân ở nơi đây muốn chính quyền tỉnh giải quyết sớm cho họ đi hay ở, để ổn định cuộc sống.
PV đem câu chuyện về người dân đã phải chịu đựng cuộc sống khổ sở ở "khu đất vàng" quy hoạch chồng quy hoạch, trao đổi với ông Trần Anh Tú, Phó chủ tịch UBND phụ trách Phường Trần Phú, ông Tú nói: Do ông đang trong thời gian tiếp nhận nhiệm vụ (Chủ tịch Phường cũ vừa chuyển công tác) nên còn nhiều thông tin chưa nắm rõ. Tuy nhiên, về việc người dân phản ánh về việc do ở khu quy hoạch không được quan tâm, ông Trần Tú Anh cho rằng: “Họ phản ánh vậy thôi”. Ông dẫn chứng việc xây dựng Nhà văn hóa Khu 9 và một số hoạt động khác, chính quyền Phường cũng hỗ trợ.
Chúng tôi tiếp tục lên gặp ông Phạm Công Quân, Trưởng phòng Quản lý Đô thị Thành phố Hải Dương. Ông cho biết: Hiện nay, việc quy hoạch đang thực hiện theo quyết định của tỉnh...”
Theo Infonet
Biến thành... công dân hoang vì quy hoạch
Một nghịch cảnh nhìn thấy rất rõ, cách Thư viện tỉnh Hải Dương bề thế, sang trọng không xa là một khu dân cư thường gọi là xóm Gốc Mít có hơn 70 hộ dân sinh sống với nhiều ngôi nhà xây cũ kỹ xuống cấp, điều kiện sống nhếch nhác vì quy hoạch "treo lơ lửng trên đầu".
Thư viện đầu tư hoành tráng nhưng vắng vẻ ở ngay gần khu xóm Gốc Mít với cuộc sống tạm bợ của người dân (Khu 9, P. Trần Phú, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương) do quy hoạch treo lơ lửng hàng chục năm. |
Thư viện đầu tư hoành tráng nhưng vắng vẻ ở ngay gần khu xóm Gốc Mít với cuộc sống tạm bợ của người dân (Khu 9, P. Trần Phú, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương) do quy hoạch treo lơ lửng hàng chục năm.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Sĩ Hùng, Khu trưởng Khu 9, phường Trần Phú (Tp Hải Dương- Hải Dương) cho biết: “Nếu anh đến đây vào ngày mưa, anh sẽ được chứng kiến người dân chúng tôi khổ như thế nào. Đường lội bì bõm, có chỗ nước ngập nửa mét, nước từ cống phun lên mùi xú uế”.
Nói rồi, ông Khu trưởng chỉ vào những mảng tường mục vữa nham nhở như minh chứng nhiều lần nước đã tới đây.
Theo bà Nguyễn Thị Biết, một người dân xóm Gốc Mít, từ khi công ty Nam Cường san lấp khu ruộng ở cạnh nhà bà để làm dự án thì tình trạng thoát nước ở đây tồi tệ hơn. Nước không có chỗ thoát đổ ra con mương lộ thiên đen ngòm đằng sau nhà bà.
Những ngôi nhà tróc lở, xuống cấp xây dựng hơn 30 năm trước đến nay dân không được xây mới vì... quy hoạch
Ông Hùng kể tiếp: “Trước năm 2002, xóm Gốc Mít là địa bàn phức tạp, nhà không số, phố không tên cách khu phố sầm uất của thành phố Hải Dương không xa. Đường vào xóm thì lầy lội, không có đường bê tông như bây giờ. Chính quyền thị xã ngày ấy không mấy quan tâm đến các hộ dân của chúng tôi…”
Những ngôi nhà tróc lở, xuống cấp xây dựng hơn 30 năm trước đến nay dân không được xây mới vì... quy hoạch |
Đến năm 2003, ông Hùng lên nhận nhiệm vụ là khu trưởng, ông đã bàn cả xóm góp tiền làm đường bê tông. Người dân thống nhất làm đơn gửi lên UBND phường Trần Phú và quyết tâm làm, nhưng cũng chỉ dám làm tạm với độ dày 7cm, ngang 4m dài 200m.
Đến năm 2007, cũng chính ông Trưởng khu đã lại một lần nữa thấy người dân dùng nước giếng khoan độc hại, đã đề nghị cấp nước sạch cho người dân, người dân tự động đóng góp kéo nước từ đường lớn vào xóm. Rồi tự dân kéo điện chiếu sáng về… Bà Nguyễn Thị Biết kể, trước năm 2007, người dân phải mua nước từng can vì không dám ăn nước giếng khoan nhiễm độc.
Mặc dù nhiều hộ dân đã ở đây đã nhiều đời nhưng không được cấp sổ đỏ. Năm 2004, chính quyền thông báo người dân kê khai để làm Giấy CNQSD đất, đo đạc xong rồi đứt đoạn. Mới đây, có 22 hộ dân gửi hồ sơ lên Thành phố, chỉ 9 hộ được chấp nhận cấp GCNQSD đất.
Khổ nhất là nhiều nhà đã xây 30 năm, dột nát, tạm bợ nhưng vẫn không được phép xây, sửa, nguy cơ sập đổ là có thật. Đến thăm khu dân cư ở đây đa phần các nhà dùng tấm nhựa làm trần để ốp vào tường cho đỡ bị bở vữa trát xuống nền.
Bà Biết bức xúc: “Chúng tôi như những công dân hoang giữa thành phố Hải Dương, nhiều năm qua đã bị bỏ rơi. May mà có Khu trưởng là anh Hùng mạnh dạn dám làm, thì chúng tôi mới có đường bê tông, có nước sạch, điện chiếu sáng. Nếu không thì….”.
Khổ vì “quy hoạch truyền đời”
Giữa năm 2010, người dân xóm Gốc Mít, Khu 9, phường Trần Phú đã phải cùng nhau ký đơn kiến nghị lên các cấp địa phương kêu trời về tình trạng khó khăn khi phải sống trong khu quy hoạch.
Trong đơn ghi rõ: “Từ bao đời nay, ai cũng biết an cư thì mới lạc nghiệp. Vậy mà xóm Gốc Mít được truyền miệng với nhau là khu quy hoạch của tỉnh phải giải tỏa từ cuối năm 80 đầu năm 90. Có những cháu từ khi sinh ra đó đến nay đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con mà xóm Gốc Mít vẫn chỉ là... khu quy hoạch”.
Ông Nguyễn Văn Tập, 77 tuổi, chia sẻ: “Tôi về đây từ năm 1975, khi nơi đây là một vùng ao hồ của xã Hải Tân. Chúng tôi đã phải cải tạp san lấp vật từng hòn đất mới có những nền đất như ngày hôm nay. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, tôi đã thấy người ta nói đến khu quy hoạch mà chẳng có văn bản nào thể hiện điều này”.
Ông Nguyễn Văn Tập, chia sẻ với PV về những khó khăn khi "phải ở khu quy hoạch".
Ông Nguyễn Văn Tập, chia sẻ với PV về những khó khăn khi 'phải ở khu quy hoạch' |
Theo ông Nguyễn Sĩ Hùng, Khu trưởng Khu 9: “Chúng tôi nghe khu quy hoạch từ lâu nhưng đến năm 2002, chúng tôi được nhìn thấy quyết định, đến năm 2005 thì có quyết định điều chỉnh quy hoạch”.
Theo tìm hiểu của PV, ngày 25/09/2002, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Bình đã ký quyết định số 3986/QĐ-UB về việc thu hồi diện tích đất nằm trong khu quy hoạch khu văn hóa thể thao, tạm giao cho UBND Thành phố quản lý. Quyết định này thu hồi 245.935 m2 đất do các hộ gia đình xã Hải Tân, Trần Phú Tp Hải Dương đang sử dụng giao cho UBND Thành phố Hải Dương quản lý.
Trong văn bản ghi rõ: “Do diện tích đất này nằm trong quy hoạch khu văn hóa thể thao của tỉnh nay không còn điều kiện canh tác”. Với dòng ghi chú này thể hiện quyết định quy hoạch đã có trước quyết định này.
Nhưng đến ngày 30/12/2005, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Hoàng Bình lại ký Quyết định 6682/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh và dự toán lập quy hoạch Khu văn hóa thể thao Thành phố Hải Dương (Điều chỉnh lần 3) lại ghi rõ “điều chỉnh Quy mô diện tích Trụ sở HĐND, UBND tỉnh”.
Như vậy, ít nhất 12 năm người dân xóm Gốc Mít phải sống trong sự nơm nớp vì quy hoạch. Nguyện vọng của người dân ở nơi đây muốn chính quyền tỉnh giải quyết sớm cho họ đi hay ở, để ổn định cuộc sống.
PV đem câu chuyện về người dân đã phải chịu đựng cuộc sống khổ sở ở "khu đất vàng" quy hoạch chồng quy hoạch, trao đổi với ông Trần Anh Tú, Phó chủ tịch UBND phụ trách Phường Trần Phú, ông Tú nói: Do ông đang trong thời gian tiếp nhận nhiệm vụ (Chủ tịch Phường cũ vừa chuyển công tác) nên còn nhiều thông tin chưa nắm rõ. Tuy nhiên, về việc người dân phản ánh về việc do ở khu quy hoạch không được quan tâm, ông Trần Tú Anh cho rằng: “Họ phản ánh vậy thôi”. Ông dẫn chứng việc xây dựng Nhà văn hóa Khu 9 và một số hoạt động khác, chính quyền Phường cũng hỗ trợ.
Chúng tôi tiếp tục lên gặp ông Phạm Công Quân, Trưởng phòng Quản lý Đô thị Thành phố Hải Dương. Ông cho biết: Hiện nay, việc quy hoạch đang thực hiện theo quyết định của tỉnh...”
Theo Infonet
Bình luận