(VTC News) - Những nỗi ám ảnh về một tuổi thơ bị cầm tù ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới cho đến nay vẫn hiện hữu và trở thành nỗi kinh hoàng với Kang Chol-hwan.
Khi mới 9 tuổi, Kang và gia đình bị đưa đến Trại cải tạo Yodok sau khi ông nội của anh bị buộc tội phản quốc.
Trong hồi ức của mình, những năm tháng tuổi thơ trong trại cải tạo đó không khác gì địa ngục khi Kang cho biết anh phải sống trong dưới sự giám sát của cai ngục và nỗi lo bị đánh đập, tra tấn bất cứ lúc nào.
Kang Chol-hwan, một người lính đào ngũ ở Triều Tiên và phải sống 10 năm ở trại tị nạn |
Mọi chuyện bắt đầu được manh nha và được lên ý tưởng sau khi gia đình của Kang được thả. Đó cũng là lúc anh bắt đầu dành nhiều năm trời nghe ngóng những bản tin phát thanh bất hợp pháp từ Seoul và vạch sẵn kế hoạch đào tẩu.
Năm 1992, Kang chạy trốn sang Hàn Quốc và hiện là phóng viên của tờ nhật báo Chosun Ilbo.
Ở nơi xứ người, anh vẫn chưa hết bàng hoàng mối khi nhớ lại những gì mình từng chứng kiến khi còn là một tù nhân ở nơi mà Kang cho rằng không khác là bao so với các trại tập trung của Đức Quốc xã.
"Chúng tôi phải thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và buộc phải làm việc cho đến khi mặt trời lặn. Hàng ngày, chúng tôi được nghe các bài giảng về chủ tịch Kim Nhật Thành và hệ tư tưởng Juche. Nhưng ám ảnh nhất vẫn là việc chúng tôi bị bắt phải chứng kiến những cảnh xử tử công khai.
Chúng tôi bị lạm dụng thể chất và tra tấn mỗi ngày. Cuộc sống ở đây khiến tôi liên tưởng đến những trại tập trung của Đức Quốc xã, nơi có hàng tá cách để giết người", Kang kể lại.
Không chỉ bị bạo hành về tinh thần và thể xác, theo Kang, anh và những người “bạn tù” của mình thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị bỏ đói dài ngày.
"Những người sống ở đây cùng tôi thậm chí còn phải ăn sâu, ăn chuột để tồn tại", người đào tẩu này chia sẻ.
Video sốc về đường phố Triều Tiên
Anh cho biết: "Ở Triều Tiên, chỉ có một loại bàn chải đánh răng vì vậy khi mới trốn thoát và ở nơi xứ người, tôi bị sốc khi quá nhiều sự lựa chọn".
Với Kang, cuộc sống mới ở Hàn Quôc là những điều anh không thể mường tượng nổi trong những năm tháng sống tại Bình Nhưỡng.
"Ở Hàn Quốc, tôi thấy phụ nữ hút thuốc, đó là điều không tưởng ở Triều Tiên. Ở đây, tự do đi lại là điều đương nhiên, nhưng ở Triều Tiên, chúng tôi luôn có một lộ trình cố định nếu bạn muốn đi tới bất cứ nơi nào", Kang chia sẻ.
Song Hy (theo Daily Mail)
Bình luận