Đứng đầu doanh nghiệp lớn, tài sản khổng lồ và những kế hoạch kinh doanh táo bạo, các đại gia này có điểm chung là cùng dựng lại sự nghiệp sau khi ra tù.
Hải đồ cổ: 4 lần vào tù vẫn sôi sục ý chí làm giàu
Ông Bùi Xuân Hải ( Hải đồ cổ) sinh năm sinh 1943, ở Hưng Yên, nhưng gia đình sống ở Hải Phòng từ năm 1927. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học, về dạy học ở Hưng Yên. Thời gian này, ông được học trò tặng chiếc bình cắm hoa. Hơn 5 năm sau đó, khi chuyển về Hải Phòng, ông vẫn đem theo chiếc bình trưng trong nhà làm kỷ niệm.
Một hôm, có anh bạn từ Hà Nội đến chơi đã phát hiện chiếc bình này là bình bát tiên, thuộc loại tối cổ, đời Tống, nên đòi mua với giá 2 cây vàng. Dù bán bình cổ mua được mấy ngôi nhà ở quê, nhưng ông Hải không bán. Mấy hôm sau, anh bạn cùng vài người nữa quay lại ngã giá chiếc bình cổ 7 cây vàng. Với số tiền khổng lồ đó, ông Hải đã gật đầu.
Chiếc bình cổ biến ông giáo nghèo thành người giàu có. Từ đó, ông lao vào săn tìm, thu mua bình lọ và tất cả những thứ cũ kỹ khác. Thời bấy giờ, người dân chưa biết giá trị của đồ cũ nên có người hỏi mua là “bán tống bán tháo”. Nhờ vậy, ông thu mua được khá nhiều, bán lại cho giới chơi đồ cổ, thu về khối gia sản kếch xù.
Đến năm 1980, ông đã có trong tay khoảng 3 tấn vàng. Từ Bắc vào Nam, ông Hải có tổng cộng 200 điểm cất giữ đồ cổ. Cái tên Hải đồ cổ bắt đầu nổi danh khắp nước.
Vừa buôn đồ cổ vừa buôn đồ cũ từ nước ngoài về, ông Hải trở thành một đại gia sở hữu tài sản lên đến nhiều triệu USD, từng được mệnh danh là người giàu nhất Hải Phòng, thậm chí giàu nhất Việt Nam.
Thế nhưng, năm 1981, mang theo 1,7 kg vàng, ông Hải vào Thái Bình mua đồng đen. Khi chủ nhà đưa ra cục đồng hun đen, công an ập vào thu sạch cả “đồng đen” lẫn vàng. Ông Hải ngồi trại 2 tháng vì buôn hàng quốc cấm.
Ra tù, ông thành lập công ty thiết bị giáo dục. Nhưng đến năm 1986, ông lại bị bắt vì tội đầu cơ đồ cổ. Phải mất 21 tháng trong trại tạm giam, khi vụ án được đưa ra xét xử, tòa án luận tội “đầu cơ nhưng không trục lợi”, và kèm theo bản án 20 tháng tù.
Được thả ngay sau phiên tòa, 4 giờ sau, ông đã có mặt ở nhà Bí thư TP Hải Phòng xin lập xí nghiệp tư doanh. Dồn hết vốn liếng lập công ty Havico chuyên sản xuất đồ gốm sứ và đồ giả cổ, chỉ sau 2 năm, công ty đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 8 triệu USD.
Đến khi ngồi tù 4 lần, mãn hạn mở công ty rồi thất bại, Hải đồ cổ dấn thân vào nghiệp vẽ vàng lên gốm.
Ngày 19/1/1994, công an Hà Nội bắt ông Hải vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, do nợ của một công ty xuất nhập khẩu 400.000 USD. Ra tòa lần 3, Hải đồ cổ tự bào chữa, chứng minh mình là chủ nợ chứ không phải con nợ. Không thành án, ngày 31/5/1995, ông được trả tự do nhưng sản nghiệp đã mất hết.
7 năm sau, ông Hải lại bị bắt giam vì vi phạm Luật Đất đai và bị ngồi tù 14 tháng. Ngồi tù lần thứ 4 khi đã xấp xỉ tuổi 60, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và hoàn thành công nghệ vẽ vàng ròng lên đồ sứ trước khi đem nung. Ra tù, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề cho các học viên đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền.
Giờ đây đã hơn 70 tuổi, Hải đồ cổ vẫn miệt mài với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Ông đang có khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới, đặc biệt là công nghệ vẽ vàng lên gốm sứ sẽ đánh bại nền gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc.
Đại gia Lê Ân: 2 lần ngồi tù và những việc làm khác người
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, ông mưu sinh đủ nghề từ may mặc, nấu xà bông đến buôn thuốc tây, kinh doanh vàng và ngoại tệ… Tích lũy được vốn kha khá, những năm 1980, ông thành lập Tín dụng Hòa Hưng, Ngân hàng CP Đại Nam tại TP. HCM...
Năm 1980, ông đưa các con vượt biên nhưng bị bắt tại Bến Tre. Các con được về sớm, riêng ông phải ở tù cho đến năm 1984. Tháng 1/2000, ông lại bị kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu, khi đó ông là Chủ tịch HĐQT… Thụ án hơn 5 năm tù, ông được thả tự do trước thời hạn.
Đời tư của vị đại gia này khá “lừng lẫy” khi có đến 6 người vợ. Người vợ hiện nay, bà Mai Thị Mai thua ông đến 53 tuổi. Đến bây giờ, dù đã ấm êm với người vợ thứ 6, nhưng ông Lê Ân vẫn chưa nguôi ngoai về các bà vợ trước. Ông tạc tượng 3 bà vợ, mỗi bà mặc trang phục truyền thống của mỗi vùng - miền, trưng bày ở KDL Chí Linh, để nhắc mình bài học về những thủ đoạn lừa tình, cướp tài sản của họ.
Đại gia Lê Ân cũng từng tâm sự: Mai Thị Mai là người vợ cuối cùng trong cuộc đời ông. Vì vậy, ông không tiếc tiền với người vợ trẻ. Ông xây biệt thự trên khu đất rộng 6.000 m2 trị giá gần 100 tỷ đồng, nằm ngay trước KDL Chí Linh. Năm 2013, ông tậu chiếc giường hoàng gia của hãng sản xuất giường Savoir Beds (Vương quốc Anh) với giá 6 tỷ đồng, với chia sẻ: không phải mua giường để ngủ mà muốn thế giới biết rằng, Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền. Hiện ông đặt “siêu giường” trong KDL Chí Linh trưng bày cho khách du lịch chiêm ngưỡng. Ông cũng đang sở hữu bộ sưu tập siêu xe lớn, trong đó có chiếc Rolls-Royce Phantom giá 25,5 tỷ đồng.
Trong khuôn viên làng du lịch Chí Linh, Vũng Tàu, đại gia Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi, gây cho ông cảnh tù tội.
Trải qua nhiều thăng trầm, ông Lê Ân hiện là Chủ tịch HĐQT công ty TNHH MTV Lê Hoàng và chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đại gia này tự hào tuyên bố sau những năm tháng sóng gió, hiện công việc kinh doanh đang thuận lợi với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây cũng là nguồn quan trọng để ông phát triển quỹ từ thiện Lê Ân, chuyên trợ giúp những mảnh đời bất hạnh, mồ côi, phụ nữ gặp khó khăn…
Ông chủ Đức Khải: Đại gia Sài Gòn và dự án 100 tàu đánh cá gây tranh cãi
Ông Phạm Ngọc Lâm sinh năm năm 1968 trong một gia đình nông dân nghèo rớt mồng tơi ở Quảng Nam. Năm 12 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, để lại mấy chị em rau cháo nuôi nhau. Năm 1983, mới 15 tuổi, ông bỏ học lớp 8 đi làm lơ xe trên tuyến Bình Thuận - Sài Gòn.
Cuộc đời kỳ lạ của những đại gia Việt giàu to sau khi đi tù
Năm 1983, Lâm vào Sài Gòn để tìm đường lập nghiệp với 200.000 đồng làm vốn. Ông đi làm thuê cho một cửa hàng sửa chữa, tân trang xe máy. Cuối năm 1993, do bán ô tô theo cách mua xe cũ rồi tân trang lại, Lâm kiếm được những khoản tiền khá lớn.
Công ty TNHH Anh Lâm của ông Phạm Ngọc Lâm ra đời năm 1994, với chức năng kinh doanh sản phẩm công nghệ giao thông vận tải và bắt tay kinh doanh một loại hàng mới, đó là xe máy chuyên dụng như máy ủi, máy húc, xe lu… Chỉ riêng kinh doanh xe máy chuyên dụng, Phạm Ngọc Lâm đã giàu nứt đố đổ vách.
Ở tuổi 29, Phạm Ngọc Lâm từng được giới buôn xe hơi TP.HCM xem như một “ông trùm” quyền lực. Nhưng năm 2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hiệu quả bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Ông nhận 2 án tù chung thân, một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ.
Đầu năm 2005, ông được đặc xá trước thời hạn nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt. Năm 2006 sau khi ra tù, ông Lâm khởi nghiệp lần hai. Nhờ bạn bè giúp đỡ, ông được độc quyền phân phối sản phẩm thương hiệu Tosiba tại Việt Nam. Sau này Đức Khải phân phối thêm sản phẩm của hãng Kenwood, Indesit và Dongfeng.
Ông Phạm Ngọc Lâm nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.
Giờ đây ở tuổi 46, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải Phạm Ngọc Lâm đã nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.
Công ty CP Đức Khải do ông Phạm Ngọc Lâm làm chủ tịch cũng đã thông qua nghị quyết đầu tư 100 tàu cá với công suất 500 - 1.500 mã lực và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển vào tháng 6 vừa qua. Theo công bố của đại gia này thì doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để đưa những chiếc tàu đầu tiên về nước, ra khơi đánh bắt ngay trong năm nay. Tuy nhiên, dự án nhập tàu vỏ thép cũ của Đức Khải đang gây tranh cãi, bởi Việt Nam không có "ngoại lệ" nào cho nhập tàu vỏ thép cũ đã qua 8 năm sử dụng, trong khi những tàu này phần lớn đã có tuổi thọ trên 12 năm.
Ông chủ thủy sản Hùng Vương: Từ phạm nhân thành "vua" xuất khẩu cá tra
Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1965 ở TP.HCM. Ông chủ Thủy sản Hùng Vương từng có gần 6 năm ngồi tù, và hiện đang là doanh nhân giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản và là một trong những người giàu nhất trên TTCK.
Sau ngày giải phóng, ông Dương Ngọc Minh tham gia Thanh niên xung phong xây dựng vùng Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ, TPHCM). Ở nơi heo hút đó, Nông trường Duyên Hải đã được thành lập, áp dụng thí điểm mô hình nuôi tôm, lấy thu bù chi.
Là người giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản, đại gia Dương Ngọc Minh còn được dư luận "quan tâm" đặc biệt vì thông tin là người tình tin đồn của ca sĩ Mỹ Tâm.
Đến năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TPHCM. Công ty đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản, với giá trị xuất khẩu hơn 30 triệu USD/năm.
Nhưng đến năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến những món nợ nhập khẩu máy móc, thiết bị trở nên quá sức chi trả, công ty vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Trong phiên tòa phúc thẩm, ông bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo, ông được đặc xá trước thời hạn.
Trở về, năm 2003, ông lại thành lập công ty thủy sản, tiếp tục giữ cái tên Hùng Vương đã gắn bó với mình từ thuở trước. Mặc dù đã quen với con tôm nhưng ông quyết định chọn sản phẩm chủ lực của Hùng Vương là cá tra.
Ông đã phá bỏ định kiến, nghi hoặc của một người từng tù tội để làm lại cuộc đời và đã thành công. Đến nay Hùng Vương có 6 nhà máy chế biến cá, gồm 12 phân xưởng, công ty hoàn toàn chủ động nguyên liệu sản xuất, khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày.
Theo zing
Hải đồ cổ: 4 lần vào tù vẫn sôi sục ý chí làm giàu
Ông Bùi Xuân Hải ( Hải đồ cổ) sinh năm sinh 1943, ở Hưng Yên, nhưng gia đình sống ở Hải Phòng từ năm 1927. Năm 1965, ông tốt nghiệp đại học, về dạy học ở Hưng Yên. Thời gian này, ông được học trò tặng chiếc bình cắm hoa. Hơn 5 năm sau đó, khi chuyển về Hải Phòng, ông vẫn đem theo chiếc bình trưng trong nhà làm kỷ niệm.
Chiếc bình cổ biến ông giáo nghèo thành người giàu có. Từ đó, ông lao vào săn tìm, thu mua bình lọ và tất cả những thứ cũ kỹ khác. Thời bấy giờ, người dân chưa biết giá trị của đồ cũ nên có người hỏi mua là “bán tống bán tháo”. Nhờ vậy, ông thu mua được khá nhiều, bán lại cho giới chơi đồ cổ, thu về khối gia sản kếch xù.
Đến năm 1980, ông đã có trong tay khoảng 3 tấn vàng. Từ Bắc vào Nam, ông Hải có tổng cộng 200 điểm cất giữ đồ cổ. Cái tên Hải đồ cổ bắt đầu nổi danh khắp nước.
Vừa buôn đồ cổ vừa buôn đồ cũ từ nước ngoài về, ông Hải trở thành một đại gia sở hữu tài sản lên đến nhiều triệu USD, từng được mệnh danh là người giàu nhất Hải Phòng, thậm chí giàu nhất Việt Nam.
Thế nhưng, năm 1981, mang theo 1,7 kg vàng, ông Hải vào Thái Bình mua đồng đen. Khi chủ nhà đưa ra cục đồng hun đen, công an ập vào thu sạch cả “đồng đen” lẫn vàng. Ông Hải ngồi trại 2 tháng vì buôn hàng quốc cấm.
Ra tù, ông thành lập công ty thiết bị giáo dục. Nhưng đến năm 1986, ông lại bị bắt vì tội đầu cơ đồ cổ. Phải mất 21 tháng trong trại tạm giam, khi vụ án được đưa ra xét xử, tòa án luận tội “đầu cơ nhưng không trục lợi”, và kèm theo bản án 20 tháng tù.
Được thả ngay sau phiên tòa, 4 giờ sau, ông đã có mặt ở nhà Bí thư TP Hải Phòng xin lập xí nghiệp tư doanh. Dồn hết vốn liếng lập công ty Havico chuyên sản xuất đồ gốm sứ và đồ giả cổ, chỉ sau 2 năm, công ty đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 8 triệu USD.
Đến khi ngồi tù 4 lần, mãn hạn mở công ty rồi thất bại, Hải đồ cổ dấn thân vào nghiệp vẽ vàng lên gốm.
Ngày 19/1/1994, công an Hà Nội bắt ông Hải vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, do nợ của một công ty xuất nhập khẩu 400.000 USD. Ra tòa lần 3, Hải đồ cổ tự bào chữa, chứng minh mình là chủ nợ chứ không phải con nợ. Không thành án, ngày 31/5/1995, ông được trả tự do nhưng sản nghiệp đã mất hết.
7 năm sau, ông Hải lại bị bắt giam vì vi phạm Luật Đất đai và bị ngồi tù 14 tháng. Ngồi tù lần thứ 4 khi đã xấp xỉ tuổi 60, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và hoàn thành công nghệ vẽ vàng ròng lên đồ sứ trước khi đem nung. Ra tù, trắng tay, nhưng ông Hải không còn thời gian để buồn nản. Ông nhanh chóng lập xưởng sứ cao cấp vẽ vàng. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề cho các học viên đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền.
Giờ đây đã hơn 70 tuổi, Hải đồ cổ vẫn miệt mài với công nghệ kỹ thuật cao - vẽ vàng lên sứ. Ông đang có khát vọng biến Hải Phòng thành “vương quốc gốm sứ” của thế giới, đặc biệt là công nghệ vẽ vàng lên gốm sứ sẽ đánh bại nền gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc.
Đại gia Lê Ân: 2 lần ngồi tù và những việc làm khác người
Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình nghèo, đông con ở tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ, ông mưu sinh đủ nghề từ may mặc, nấu xà bông đến buôn thuốc tây, kinh doanh vàng và ngoại tệ… Tích lũy được vốn kha khá, những năm 1980, ông thành lập Tín dụng Hòa Hưng, Ngân hàng CP Đại Nam tại TP. HCM...
Đời tư của vị đại gia này khá “lừng lẫy” khi có đến 6 người vợ. Người vợ hiện nay, bà Mai Thị Mai thua ông đến 53 tuổi. Đến bây giờ, dù đã ấm êm với người vợ thứ 6, nhưng ông Lê Ân vẫn chưa nguôi ngoai về các bà vợ trước. Ông tạc tượng 3 bà vợ, mỗi bà mặc trang phục truyền thống của mỗi vùng - miền, trưng bày ở KDL Chí Linh, để nhắc mình bài học về những thủ đoạn lừa tình, cướp tài sản của họ.
Đại gia Lê Ân cũng từng tâm sự: Mai Thị Mai là người vợ cuối cùng trong cuộc đời ông. Vì vậy, ông không tiếc tiền với người vợ trẻ. Ông xây biệt thự trên khu đất rộng 6.000 m2 trị giá gần 100 tỷ đồng, nằm ngay trước KDL Chí Linh. Năm 2013, ông tậu chiếc giường hoàng gia của hãng sản xuất giường Savoir Beds (Vương quốc Anh) với giá 6 tỷ đồng, với chia sẻ: không phải mua giường để ngủ mà muốn thế giới biết rằng, Việt Nam cũng có nhiều đại gia lắm tiền. Hiện ông đặt “siêu giường” trong KDL Chí Linh trưng bày cho khách du lịch chiêm ngưỡng. Ông cũng đang sở hữu bộ sưu tập siêu xe lớn, trong đó có chiếc Rolls-Royce Phantom giá 25,5 tỷ đồng.
Trong khuôn viên làng du lịch Chí Linh, Vũng Tàu, đại gia Lê Ân cho tạc 3 bức tượng 3 người vợ từng phụ bạc, ôm tài sản của ông ra đi, gây cho ông cảnh tù tội.
Trải qua nhiều thăng trầm, ông Lê Ân hiện là Chủ tịch HĐQT công ty TNHH MTV Lê Hoàng và chủ Khu Du lịch (KDL) Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đại gia này tự hào tuyên bố sau những năm tháng sóng gió, hiện công việc kinh doanh đang thuận lợi với số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây cũng là nguồn quan trọng để ông phát triển quỹ từ thiện Lê Ân, chuyên trợ giúp những mảnh đời bất hạnh, mồ côi, phụ nữ gặp khó khăn…
Ông chủ Đức Khải: Đại gia Sài Gòn và dự án 100 tàu đánh cá gây tranh cãi
Ông Phạm Ngọc Lâm sinh năm năm 1968 trong một gia đình nông dân nghèo rớt mồng tơi ở Quảng Nam. Năm 12 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, để lại mấy chị em rau cháo nuôi nhau. Năm 1983, mới 15 tuổi, ông bỏ học lớp 8 đi làm lơ xe trên tuyến Bình Thuận - Sài Gòn.
Cuộc đời kỳ lạ của những đại gia Việt giàu to sau khi đi tù
Công ty TNHH Anh Lâm của ông Phạm Ngọc Lâm ra đời năm 1994, với chức năng kinh doanh sản phẩm công nghệ giao thông vận tải và bắt tay kinh doanh một loại hàng mới, đó là xe máy chuyên dụng như máy ủi, máy húc, xe lu… Chỉ riêng kinh doanh xe máy chuyên dụng, Phạm Ngọc Lâm đã giàu nứt đố đổ vách.
Ở tuổi 29, Phạm Ngọc Lâm từng được giới buôn xe hơi TP.HCM xem như một “ông trùm” quyền lực. Nhưng năm 2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hiệu quả bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Ông nhận 2 án tù chung thân, một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ.
Đầu năm 2005, ông được đặc xá trước thời hạn nhờ khắc phục hậu quả và cải tạo tốt. Năm 2006 sau khi ra tù, ông Lâm khởi nghiệp lần hai. Nhờ bạn bè giúp đỡ, ông được độc quyền phân phối sản phẩm thương hiệu Tosiba tại Việt Nam. Sau này Đức Khải phân phối thêm sản phẩm của hãng Kenwood, Indesit và Dongfeng.
Ông Phạm Ngọc Lâm nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.
Giờ đây ở tuổi 46, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải Phạm Ngọc Lâm đã nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng.
Công ty CP Đức Khải do ông Phạm Ngọc Lâm làm chủ tịch cũng đã thông qua nghị quyết đầu tư 100 tàu cá với công suất 500 - 1.500 mã lực và 2 trực thăng để cùng ngư dân bám biển vào tháng 6 vừa qua. Theo công bố của đại gia này thì doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để đưa những chiếc tàu đầu tiên về nước, ra khơi đánh bắt ngay trong năm nay. Tuy nhiên, dự án nhập tàu vỏ thép cũ của Đức Khải đang gây tranh cãi, bởi Việt Nam không có "ngoại lệ" nào cho nhập tàu vỏ thép cũ đã qua 8 năm sử dụng, trong khi những tàu này phần lớn đã có tuổi thọ trên 12 năm.
Ông chủ thủy sản Hùng Vương: Từ phạm nhân thành "vua" xuất khẩu cá tra
Ông Dương Ngọc Minh sinh năm 1965 ở TP.HCM. Ông chủ Thủy sản Hùng Vương từng có gần 6 năm ngồi tù, và hiện đang là doanh nhân giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản và là một trong những người giàu nhất trên TTCK.
Là người giàu thứ 2 trong lĩnh vực thủy sản, đại gia Dương Ngọc Minh còn được dư luận "quan tâm" đặc biệt vì thông tin là người tình tin đồn của ca sĩ Mỹ Tâm.
Đến năm 1984, ông được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc công ty Đông lạnh Hùng Vương, một doanh nghiệp nhà nước tại quận 6, TPHCM. Công ty đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản, với giá trị xuất khẩu hơn 30 triệu USD/năm.
Nhưng đến năm 1995, tỷ giá USD biến động chóng mặt khiến những món nợ nhập khẩu máy móc, thiết bị trở nên quá sức chi trả, công ty vỡ nợ, phá sản. Giám đốc Dương Ngọc Minh phải ra tòa và nhận án tù vì tội gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Trong phiên tòa phúc thẩm, ông bị buộc thêm tội lập quỹ trái phép và lãnh án 10 năm tù. Sau 6 năm cải tạo, ông được đặc xá trước thời hạn.
Trở về, năm 2003, ông lại thành lập công ty thủy sản, tiếp tục giữ cái tên Hùng Vương đã gắn bó với mình từ thuở trước. Mặc dù đã quen với con tôm nhưng ông quyết định chọn sản phẩm chủ lực của Hùng Vương là cá tra.
Ông đã phá bỏ định kiến, nghi hoặc của một người từng tù tội để làm lại cuộc đời và đã thành công. Đến nay Hùng Vương có 6 nhà máy chế biến cá, gồm 12 phân xưởng, công ty hoàn toàn chủ động nguyên liệu sản xuất, khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày.
Theo zing
Bình luận