Đằng sau vẻ bề ngoài bình thường của Priscilla Chan ẩn chứa một tâm hồn đẹp đến mức chồng cô, vị CEO giàu có và quyền lực, phải thốt lên rằng: Chan là một "người phụ nữ mạnh mẽ, tốt bụng, đầy lòng trắc ẩn mà tôi yêu rất nhiều".
Priscilla Chan, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, đã tiết lộ quá trình hình thành mục tiêu của cô và Mark Zuckerberg có xuất phát điểm như thế nào
Priscilla Chan vẫn còn nhớ khuôn mặt bê bết máu của cậu bé bị đánh khi nhảy vào nhà hàng xóm. Đó là lần đầu tiên, cô nhìn vào nỗi đau của một người khác. Khi còn là sinh viên, Chan từng là cố vấn trẻ em trong một chương trình sau giờ học nhằm dập tắt bạo lực băng đảng trong những khu phố Dorchester của Boston. Đương nhiên, việc dạy kèm, những chuyến thăm tới các sân bóng và sân trượt băng chẳng thế xử lý được vấn đề của các học sinh.
Với đôi mắt ngấn lệ, Chan trả lời cuộc phỏng vấn hiếm hoi của trang Mercurynews và cho biết: “Tôi nhận ra rằng, việc giúp những đứa trẻ này làm bài tập về nhà sẽ là hoàn toàn vô ích nếu các em không được khỏe mạnh, an toàn và hạnh phục ngay tại nơi mà các em đang sống. Và chính điều đó đã khiến tôi đưa ra quyết định nên làm gì với cuộc đời và sự nghiệp của mình”.
Chan là người thầm lặng, đứng sau công việc từ thiện của cả hai vợ chồng. Trong khi Mark Zuckerberg nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, và cuộc đời của anh được nhiều người biết đến thì Chan lại rất ít khi trả lời trước công chúng về cuộc đời riêng tư của mình. Những câu chuyện ấu thơ đó là xuất phát điểm để hình thành nên các quỹ từ thiện giá trị hàng triệu USD chuyên giúp đỡ các trường học và bệnh viện.
Sự giàu có và quyền lực là thứ gì đó xa lạ với Chan, một đứa trẻ nhập cư, có cha mẹ từng sống tại Việt Nam và chưa bao giờ được đi học đại học. Giờ đây Chan và chồng của mình đã đầu tư hàng trăm triệu USD để cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, bao gồm cả trẻ em tại Bay Area. Cặp đôi đã tuyên bố sẽ làm từ thiện 99% số cổ phần facebook của mình, với trị giá hơn 45 tỷ USD, cho các mục đích từ thiện.
Và Chan, một cựu giáo viên, còn đi xa hơn nữa khi tháng 10 năm ngoái, cô tuyên bố mình đang thành lập và sẽ là CEO của một trường tiểu học có tên The Primary School. Đây sẽ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục cho 50 gia đình sống tại East Palo Alto và khu xung quanh Belle Haven của Menlo Park khi ngôi trường được mở cửa vào mùa thu năm nay. Hợp tác với Trung tâm chăm sóc ý tên Ravenswood Family Health Center, trường học miễn phí này sẽ nhận trẻ em từ mẫu giáo tới lớp 8, đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tới chăm sóc thai sản cho các học sinh và gia đình của các em. Ngôi trường tư này được Chan và Zuckerberg rót vốn, nhưng họ không nói rõ mình đã chi bao nhiêu tiền vào đó.
Chan, một bác six nhi tại Bệnh viện Đa khoa San Francisco, người luôn tránh xa sự chú ý của đám đông, lại chấp nhận xuất hiện dưới ánh đèn sâu khấu để mong tạo ra sự thay đổi lớn cho những trẻ em bị thiệt thòi nhất ở khu vực Bay Area. Quyết định này không xuất phát từ một khoảnh khắc, mà là từ hàng loạt những trải nghiệm đã đưa chuyến hành trình của Chan từ công việc học tập đơn thuần tới một vị trí ở giữa hai lựa chọn, hoặc là làm giáo viên, hoặc là làm bác sỹ.
Mặc dù lớn lên tại Quincy, Massachusetts, gia đình cô rất đề cao tầm quan trọng của việc học tập và lao động chăm chỉ, như chìa khóa đến cảnh cửa của một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với một gia đình nhập cư. Nhưng dù sống tại một quốc gia vẫn được gọi với cái tên “Giấc mơ Mỹ”, Chan hiểu rằng cô lớn lên khác với những đứa trẻ được nuôi nấng ở những thị trấn tôn giáo Ireland.
Cô nói: “Tôi cảm thấy nhân thân của mình khác biệt. Tôi cảm thấy mình rất giống một người ngoài cuộc. Gia đình tôi không có chung tín ngưỡng với mọi người”. Ông bà cô, những người nói tiếng Trung, đã nuôi dạy cô và hai người chị em khác trong khi cha mẹ của họ, Dennis và Yvonne, làm việc nhiều giờ trong một nhà hàng Trung Quốc và thậm chí còn làm thêm nhiều công việc khác.
Dù cha mẹ cô chưa bao giờ được đi học, họ luôn mong cho 3 chị em gái có tương lai tốt đẹp hơn. Ý tưởng của họ chỉ có vậy. Có một lần, Chan nói với mẹ rằng cô muốn tham gia kỳ thi SAT. Mẹ cô đã hỏi: "Đó là cái gì vậy?".
May mắn cho Chan, tại trường Trung học Quincy, các giáo viên đã giúp cô lấp đầy chỗ trống. Peter Swanson, giáo viên khoa học kiêm huấn luyện viên tennis nhớ lại, Chan từng xin phép được tham gia câu lạc bộ tennis của trường để có thể xin một suất học bổng vào Harvard. Cùng với hàng loạt những điểm A+ và số điểm cao ngất ngưởng trong kỳ thi SAT, thêm một hoạt động thể thao nữa thì cánh của Harvard sẽ mở rộng với cô gái bé nhỏ này. Thầy Swanson nhớ lại rằng Chan chưa bao giờ là học sinh có tài năng thiên bẩm trong môn tennis nhưng luôn là một cô gái chăm chỉ.
Chỉ một thời gian sau, cô trở thành đội trưởng đội tennis và nhóm robot. Chan cũng là học sinh tốt nghiệp đầu lớp khóa 2003. Nhờ những thành tích đó, cô được nhận vào đại học Harvard. Thầy Swanson phát biểu: "Giáo viên có thể truyền cảm hứng cho học sinh nhưng học sinh cũng có thể truyền cảm hứng cho giáo viên. Em ấy quả thực là một nguồn cảm hứng".
Tại đại học Harvard, bao quanh bởi những tòa nhà xây bằng gạch, thư viện và những bức tượng đồng, Chan nhìn thấy rất nhiều cơ hội mà một nền giáo dục Ivy League có thể đem lại. Những cánh cửa cơ hội rộng mở cho cô gái trẻ. Thế nhưng, Chan cũng cảm thấy mình không thuộc về thế giới này, cảm giác này còn nhiều hơn cả cảm giác cô từng cảm thấy khi nhận ra mình là một đứa trẻ A-Mỹ sinh ra ở Quincy. Cô cảm thấy như thể mình vào được đại học là do tình cờ. Mối nghi ngờ len lỏi vào tâm trí cô, và có lúc cô từng muốn bỏ cuộc.
Chan nói: "Chắc chắn là rất nhiều người lớn lên cùng tôi đã không có được những cơ hội này".
Thế nên cô tới Phillips Brooks House Association, một tổ chức phi lợi nhuận do sinh viên Harvard quản lý và đăng ký tham gia chương trình Franklin Afterschool Enrichment. Những người tình nguyện gặp nhau trước Thư viện Lamont, đi xe buýt đến Franklin Hill và các khu nhà công cộng tại Dorchester, nơi những tình nguyện viên này dạy dỗ và chăm sóc trẻ em.
Nhìn thấy một đứa trẻ với vết máu loang lổ trên khuôn mặt vì bị đánh là lần đầu tiên Chan cảm thấy nỗi đau đớn bên trong của một ai đó, nhưng đấy cũng không phải lần cuối cùng. Cô nhớ lại lúc đi tìm một bé gái không đến trường trong vài ngày. Khi Chan tìm thấy em ở công viên, cô nhận ra chiếc răng cửa của em đã biến mất. Lại một kỷ niệm nữa khiến Chan bật khóc.
Chan gặp Zuckerberg khi đang học tại Harvard trong lúc đang chờ trước cửa nhà tắm ở một bữa tiệc. Hai người kết hôn năm 2012 tại sân sau ngôi nhà ở Palo Alto trong một đám cưới nhỏ mà nhiều người đã ngỡ là một bữa tiệc tốt nghiệp.
Sau khi có bằng sinh học tại Đại học Harvard năm 2007, Chan dành một năm dạy bộ môn khoa học cho các em học sinh lớp 4 và lớp 5 tại Trường The Harker School, một ngôi trường tư tại San Jose. “Những trẻ em ở đây hoàn toàn khác với những đứa trẻ tôi đã dạy trong chương trình tình nguyện”, Chan phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường Harker năm đó, “Nhưng những đứa trẻ nói chung đều có nền tảng và nền móng như nhau mà chúng cần xây dựng”.
Các học sinh của trường Hacker đều biết bạn trai cô giáo là CEO facebook, nhưng không em nào thực sự quan tâm, Naomi Molin, một trong những học sinh của Chan phát biểu. Sau giờ học, Molin và các bạn em chạy đến bên người giáo viên các em yêu quý, bám lấy chân cô và không chịu bỏ ra. Monlin nói: “Cô Chan là giáo viễn dễ nói chuyện nhất”.
Năm 2010, Zuckerberg và Chan bắt tay vào dự án giáo dục lớn đầu tiên, quyên góp 100 triệu USD vào một trường công ở Newark, New Jersey. Tuy nhiên, dự án này bị coi là một thất bại và phần lớn số tiền rơi vào việc trả lương, chi phí hợp đồng, điều lệ trường học và tư vấn.
Mặc dù Chan và Zuckerberg nhận ra rằng cố gắng cải thiện các trường học tại New Jersey thực sự là một thử thách, họ cũng tin tưởng rằng chương trình của mình sẽ đem đến tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn và dạy các em về tầm quan trọng của việc làm việc với cộng đồng.
Con đường từ một đứa trẻ trở thành người lớn là một chặng đường dài và khó khăn, Chan hiểu cô không thể làm mọi việc một mình. Không có thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh nào một bác sĩ có thể kê để chữa được bệnh bạo lực gia đình hay các vấn đề mà các em có thể gặp phải khi ở nhà. Vì thế mà nhóm The Primary School của cô đã dành một năm để tìm hiểu về cộng đồng xung quanh.
Được truyền cảm hứng từ thời gian làm việc với trẻ nhỏ trong chương trình tình nguyện và làm bác sĩ nhi khoa, Chan bắt đầu âm thầm làm viêc với The Primary School trong khi vẫn đang theo đuổi chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học California, San Francisco. Theo chương trình này, cô phải hoàn thành một dự án, thế nhưng tham vọng của Chan còn lớn hơn nhiều, cô muốn mở hẳn một ngôi trường.
Vào cuối năm 2015, Chan hạ sinh Max, cô con gái đầu lòng của 2 vợ chồng, nhưng cô biết sự nghiệp cải cách giáo dục không thể chờ đợi.
“Trước khi tôi có Max, tất cả những kinh nghiệm tôi có đó khiến tôi cảm thấy mình thấu hiểu mãnh liệt việc đứa trẻ có được tất cả những cơ hội là quan trọng thế nào và gia đình muốn đầu tư và mong mỏi điều tốt nhất cho con em mình nhiều đến thế nào”, Chan nói, “Nhưng sau khi có Max, tôi cảm thấy điều đấy mỗi ngày”.
Nguồn: ICTnews
Priscilla Chan, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, đã tiết lộ quá trình hình thành mục tiêu của cô và Mark Zuckerberg có xuất phát điểm như thế nào
Priscilla Chan vẫn còn nhớ khuôn mặt bê bết máu của cậu bé bị đánh khi nhảy vào nhà hàng xóm. Đó là lần đầu tiên, cô nhìn vào nỗi đau của một người khác. Khi còn là sinh viên, Chan từng là cố vấn trẻ em trong một chương trình sau giờ học nhằm dập tắt bạo lực băng đảng trong những khu phố Dorchester của Boston. Đương nhiên, việc dạy kèm, những chuyến thăm tới các sân bóng và sân trượt băng chẳng thế xử lý được vấn đề của các học sinh.
Với đôi mắt ngấn lệ, Chan trả lời cuộc phỏng vấn hiếm hoi của trang Mercurynews và cho biết: “Tôi nhận ra rằng, việc giúp những đứa trẻ này làm bài tập về nhà sẽ là hoàn toàn vô ích nếu các em không được khỏe mạnh, an toàn và hạnh phục ngay tại nơi mà các em đang sống. Và chính điều đó đã khiến tôi đưa ra quyết định nên làm gì với cuộc đời và sự nghiệp của mình”.
Chan là người thầm lặng, đứng sau công việc từ thiện của cả hai vợ chồng. Trong khi Mark Zuckerberg nổi tiếng tại Thung lũng Silicon, và cuộc đời của anh được nhiều người biết đến thì Chan lại rất ít khi trả lời trước công chúng về cuộc đời riêng tư của mình. Những câu chuyện ấu thơ đó là xuất phát điểm để hình thành nên các quỹ từ thiện giá trị hàng triệu USD chuyên giúp đỡ các trường học và bệnh viện.
Sự giàu có và quyền lực là thứ gì đó xa lạ với Chan, một đứa trẻ nhập cư, có cha mẹ từng sống tại Việt Nam và chưa bao giờ được đi học đại học. Giờ đây Chan và chồng của mình đã đầu tư hàng trăm triệu USD để cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, bao gồm cả trẻ em tại Bay Area. Cặp đôi đã tuyên bố sẽ làm từ thiện 99% số cổ phần facebook của mình, với trị giá hơn 45 tỷ USD, cho các mục đích từ thiện.
Và Chan, một cựu giáo viên, còn đi xa hơn nữa khi tháng 10 năm ngoái, cô tuyên bố mình đang thành lập và sẽ là CEO của một trường tiểu học có tên The Primary School. Đây sẽ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục cho 50 gia đình sống tại East Palo Alto và khu xung quanh Belle Haven của Menlo Park khi ngôi trường được mở cửa vào mùa thu năm nay. Hợp tác với Trung tâm chăm sóc ý tên Ravenswood Family Health Center, trường học miễn phí này sẽ nhận trẻ em từ mẫu giáo tới lớp 8, đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tới chăm sóc thai sản cho các học sinh và gia đình của các em. Ngôi trường tư này được Chan và Zuckerberg rót vốn, nhưng họ không nói rõ mình đã chi bao nhiêu tiền vào đó.
Chan trò chuyện cùng một nhân viên của The Primary School (Nguồn: Mercurynews) |
Chan, một bác six nhi tại Bệnh viện Đa khoa San Francisco, người luôn tránh xa sự chú ý của đám đông, lại chấp nhận xuất hiện dưới ánh đèn sâu khấu để mong tạo ra sự thay đổi lớn cho những trẻ em bị thiệt thòi nhất ở khu vực Bay Area. Quyết định này không xuất phát từ một khoảnh khắc, mà là từ hàng loạt những trải nghiệm đã đưa chuyến hành trình của Chan từ công việc học tập đơn thuần tới một vị trí ở giữa hai lựa chọn, hoặc là làm giáo viên, hoặc là làm bác sỹ.
Mặc dù lớn lên tại Quincy, Massachusetts, gia đình cô rất đề cao tầm quan trọng của việc học tập và lao động chăm chỉ, như chìa khóa đến cảnh cửa của một cuộc sống tốt đẹp hơn đối với một gia đình nhập cư. Nhưng dù sống tại một quốc gia vẫn được gọi với cái tên “Giấc mơ Mỹ”, Chan hiểu rằng cô lớn lên khác với những đứa trẻ được nuôi nấng ở những thị trấn tôn giáo Ireland.
Cô nói: “Tôi cảm thấy nhân thân của mình khác biệt. Tôi cảm thấy mình rất giống một người ngoài cuộc. Gia đình tôi không có chung tín ngưỡng với mọi người”. Ông bà cô, những người nói tiếng Trung, đã nuôi dạy cô và hai người chị em khác trong khi cha mẹ của họ, Dennis và Yvonne, làm việc nhiều giờ trong một nhà hàng Trung Quốc và thậm chí còn làm thêm nhiều công việc khác.
Dù cha mẹ cô chưa bao giờ được đi học, họ luôn mong cho 3 chị em gái có tương lai tốt đẹp hơn. Ý tưởng của họ chỉ có vậy. Có một lần, Chan nói với mẹ rằng cô muốn tham gia kỳ thi SAT. Mẹ cô đã hỏi: "Đó là cái gì vậy?".
May mắn cho Chan, tại trường Trung học Quincy, các giáo viên đã giúp cô lấp đầy chỗ trống. Peter Swanson, giáo viên khoa học kiêm huấn luyện viên tennis nhớ lại, Chan từng xin phép được tham gia câu lạc bộ tennis của trường để có thể xin một suất học bổng vào Harvard. Cùng với hàng loạt những điểm A+ và số điểm cao ngất ngưởng trong kỳ thi SAT, thêm một hoạt động thể thao nữa thì cánh của Harvard sẽ mở rộng với cô gái bé nhỏ này. Thầy Swanson nhớ lại rằng Chan chưa bao giờ là học sinh có tài năng thiên bẩm trong môn tennis nhưng luôn là một cô gái chăm chỉ.
Chỉ một thời gian sau, cô trở thành đội trưởng đội tennis và nhóm robot. Chan cũng là học sinh tốt nghiệp đầu lớp khóa 2003. Nhờ những thành tích đó, cô được nhận vào đại học Harvard. Thầy Swanson phát biểu: "Giáo viên có thể truyền cảm hứng cho học sinh nhưng học sinh cũng có thể truyền cảm hứng cho giáo viên. Em ấy quả thực là một nguồn cảm hứng".
Chan và các bạn trong nhóm Robot của trường Quincy (Nguồn: Dailymail) |
Tại đại học Harvard, bao quanh bởi những tòa nhà xây bằng gạch, thư viện và những bức tượng đồng, Chan nhìn thấy rất nhiều cơ hội mà một nền giáo dục Ivy League có thể đem lại. Những cánh cửa cơ hội rộng mở cho cô gái trẻ. Thế nhưng, Chan cũng cảm thấy mình không thuộc về thế giới này, cảm giác này còn nhiều hơn cả cảm giác cô từng cảm thấy khi nhận ra mình là một đứa trẻ A-Mỹ sinh ra ở Quincy. Cô cảm thấy như thể mình vào được đại học là do tình cờ. Mối nghi ngờ len lỏi vào tâm trí cô, và có lúc cô từng muốn bỏ cuộc.
Chan nói: "Chắc chắn là rất nhiều người lớn lên cùng tôi đã không có được những cơ hội này".
Thế nên cô tới Phillips Brooks House Association, một tổ chức phi lợi nhuận do sinh viên Harvard quản lý và đăng ký tham gia chương trình Franklin Afterschool Enrichment. Những người tình nguyện gặp nhau trước Thư viện Lamont, đi xe buýt đến Franklin Hill và các khu nhà công cộng tại Dorchester, nơi những tình nguyện viên này dạy dỗ và chăm sóc trẻ em.
Nhìn thấy một đứa trẻ với vết máu loang lổ trên khuôn mặt vì bị đánh là lần đầu tiên Chan cảm thấy nỗi đau đớn bên trong của một ai đó, nhưng đấy cũng không phải lần cuối cùng. Cô nhớ lại lúc đi tìm một bé gái không đến trường trong vài ngày. Khi Chan tìm thấy em ở công viên, cô nhận ra chiếc răng cửa của em đã biến mất. Lại một kỷ niệm nữa khiến Chan bật khóc.
Chan gặp Zuckerberg khi đang học tại Harvard trong lúc đang chờ trước cửa nhà tắm ở một bữa tiệc. Hai người kết hôn năm 2012 tại sân sau ngôi nhà ở Palo Alto trong một đám cưới nhỏ mà nhiều người đã ngỡ là một bữa tiệc tốt nghiệp.
Sau khi có bằng sinh học tại Đại học Harvard năm 2007, Chan dành một năm dạy bộ môn khoa học cho các em học sinh lớp 4 và lớp 5 tại Trường The Harker School, một ngôi trường tư tại San Jose. “Những trẻ em ở đây hoàn toàn khác với những đứa trẻ tôi đã dạy trong chương trình tình nguyện”, Chan phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường Harker năm đó, “Nhưng những đứa trẻ nói chung đều có nền tảng và nền móng như nhau mà chúng cần xây dựng”.
Các học sinh của trường Hacker đều biết bạn trai cô giáo là CEO facebook, nhưng không em nào thực sự quan tâm, Naomi Molin, một trong những học sinh của Chan phát biểu. Sau giờ học, Molin và các bạn em chạy đến bên người giáo viên các em yêu quý, bám lấy chân cô và không chịu bỏ ra. Monlin nói: “Cô Chan là giáo viễn dễ nói chuyện nhất”.
Năm 2010, Zuckerberg và Chan bắt tay vào dự án giáo dục lớn đầu tiên, quyên góp 100 triệu USD vào một trường công ở Newark, New Jersey. Tuy nhiên, dự án này bị coi là một thất bại và phần lớn số tiền rơi vào việc trả lương, chi phí hợp đồng, điều lệ trường học và tư vấn.
Mặc dù Chan và Zuckerberg nhận ra rằng cố gắng cải thiện các trường học tại New Jersey thực sự là một thử thách, họ cũng tin tưởng rằng chương trình của mình sẽ đem đến tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn và dạy các em về tầm quan trọng của việc làm việc với cộng đồng.
Con đường từ một đứa trẻ trở thành người lớn là một chặng đường dài và khó khăn, Chan hiểu cô không thể làm mọi việc một mình. Không có thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh nào một bác sĩ có thể kê để chữa được bệnh bạo lực gia đình hay các vấn đề mà các em có thể gặp phải khi ở nhà. Vì thế mà nhóm The Primary School của cô đã dành một năm để tìm hiểu về cộng đồng xung quanh.
Được truyền cảm hứng từ thời gian làm việc với trẻ nhỏ trong chương trình tình nguyện và làm bác sĩ nhi khoa, Chan bắt đầu âm thầm làm viêc với The Primary School trong khi vẫn đang theo đuổi chương trình bác sĩ nội trú tại Đại học California, San Francisco. Theo chương trình này, cô phải hoàn thành một dự án, thế nhưng tham vọng của Chan còn lớn hơn nhiều, cô muốn mở hẳn một ngôi trường.
Nguồn: facebook Mark Zuckerberg |
Vào cuối năm 2015, Chan hạ sinh Max, cô con gái đầu lòng của 2 vợ chồng, nhưng cô biết sự nghiệp cải cách giáo dục không thể chờ đợi.
“Trước khi tôi có Max, tất cả những kinh nghiệm tôi có đó khiến tôi cảm thấy mình thấu hiểu mãnh liệt việc đứa trẻ có được tất cả những cơ hội là quan trọng thế nào và gia đình muốn đầu tư và mong mỏi điều tốt nhất cho con em mình nhiều đến thế nào”, Chan nói, “Nhưng sau khi có Max, tôi cảm thấy điều đấy mỗi ngày”.
Nguồn: ICTnews
Bình luận