• Zalo

'Cuộc diễu hành của quỷ' xuất hiện trong bộ sưu tập thời trang tốt nghiệp của sinh viên Việt

Giáo dụcThứ Hai, 18/12/2017 18:06:00 +07:00Google News

Nhà thiết kế Nguyễn Thùy Linh với bộ sưu tập “Quỷ dạ hành - Night parade of demons” tái hiện cuộc diễu hành của quỷ- Một bức tranh nổi tiếng của Nhật Bản.

Với chủ đề “4.0 khác biệt”, những bộ sưu tập của các sinh viên Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội gửi đến khán giả các tác phẩm đột phá, phá vỡ quy tắc cũ nhằm tăng cường các giá trị truyền thống và tạo nên giá trị bền vững trong thời trang.

Đây cũng chính là tầm nhìn của nhà thiết kế đối với ngành công nghiệp thời trang trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

bui-nhat-nam-1

Nhà thiết kế Bùi Nhất Nam phá vỡ cấu trúc cũ trong thời trang để làm nên BST “Hồi ức – Nostalgia” để kể về đời sống của người Việt Nam từ xưa cho đến nay, dành tặng cho tất cả mọi người yêu thời trang và hay hoài niệm. 

bui-nhat-nam-3

Nhà thiết kế Bùi Nhất Nam phá vỡ cấu trúc cũ trong thời trang để làm nên BST “Hồi ức – Nostalgia”

9 bộ sưu tập khác nhau sẽ là 9 cảm hứng sáng tạo độc đáo, có những ý tưởng đến từ văn hóa, tâm linh, kiến trúc… hoặc thậm chí là vấn đề tâm điểm của xã hội như dịch bệnh.

Các nhà thiết kế muốn mang tới những thiết kế thời trang bất quy tắc, kể những câu chuyện về cuộc sống muôn màu thông qua triển lãm, video và catwalk.

hoang-hong-hai-1 3

Nhà Thiết kế Hoàng Hồng Hải với BST “Thế giới tối - Alice’grotesque land ” được lấy cảm hứng từ cuộc sống dưới góc nhìn của những đứa trẻ bị bạo hành và câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” để gửi gắm một thông điệp ý nghĩa đến xã hội về sự bạo hành trẻ em đang diễn ở khắp nơi.   

hoang-hong-hai-3 4

Nhà Thiết kế Hoàng Hồng Hải với BST “Thế giới tối - Alice’grotesque land ” 

Các  gian trưng bày triển lãm bên cạnh việc thể hiện khả năng sáng tạo và tư duy của sinh viên còn đồng thời tái hiện toàn bộ quy trình đào tạo từ ý tưởng thiết kế ban đầu đến sản xuất và marketing.

Qua đó, các nhà thiết kế muốn gửi tới công chúng những câu chuyện riêng bằng thời trang, ẩn giấu trong đó là ước mơ và đam mê của chính mình.

nguyen-thuy-linh-1 5

Nhà thiết kế Nguyễn Thùy Linh với BST “Quỷ dạ hành - Night parade of demons”, tái hiện cuộc diễu hành của quỷ- Một bức tranh nổi tiếng của Nhật Bản  

nguyen-thuy-linh-2 6

Bộ sưu tập gửi gắm một thông điệp rằng phía sau những gương mặt quỷ luôn có thiện và ác, giống như con người không phải lúc nào cũng hoàn hảo. 

nguyen-hai-van-1 7

 Nhà thiết kế Nguyễn Hải Vân với BST “Mandala” muốn kể một câu chuyện về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của Ấn Độ bằng thời trang.

nguyen-hai-van-2 8

 

luu-thi-lan-1 9

Nhà thiết kế Lưu Thị Lan với BST “The wing of Gryphon- Đôi cánh” lấy cảm hứng từ đôi cánh của thần Griffin (Nửa thân trên của đại bàng và nửa thân dưới của sư tử) trong truyền thuyết Ai Cập cổ đại nhằm thể hiện sự quyền lực và mạnh mẽ của phụ nữ hiện đạị. 

luu-thi-lan-2 10

 Nhà thiết kế Lưu Thị Lan với BST “The wing of Gryphon- Đôi cánh”.

nguyen-vu-quynh-phuong-1 11

 Nhà thiết kế Nguyễn Vũ Quỳnh Phương BST “Bí ẩn – Enigma”, tác giả muốn lưu giữ vẻ đẹp kiến trúc Gothic thời kì trung cổ bằng thời trang.

nguyen-vu-quynh-phuong-2 12

 

nguyenthuylinh1 13

 Nhà thiết kế Nguyễn Thùy Linh (Blue) với BST “S.O.S” lấy ý tưởng từ những tế bào và cơ thể sinh vật lây bệnh khi được quan sát dưới kính hiển vi. 

nguyenthuylinh2 14

Nhà thiết kế muốn dùng thời trang để cảnh báo về thảm họa thiên nhiên xảy ra khắp toàn cầu, các dịch bệnh cũng ngày càng lan rộng.  

tran-thi-anh-phuong-1 15

 Nhà thiết kế Trần Thị Ánh Phượng với BST “Những khối hình quyến rũ -Allure formative” lấy cảm hứng từ kiến trúc để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người phụ nữ. 

tran-thi-anh-phuong-2 16

Nhà thiết kế Trần Thị Ánh Phượng với BST “Những khối hình quyến rũ -Allure formative” 

vo-thanh-thuy-2 17

Nhà thiết kế Võ Thanh Thủy với BST “Vitality - Sức sống” sử dụng hình ảnh của những loài thực vật sống dưới điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt để nói về hình tượng mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại

vo-thanh-thuy-1 17

 

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn