(VTC News) - Tờ Inder Malhotra vừa nhắc lại sự kiện bà Lana Peters đào tẩu khỏi Ấn Độ vào năm 1967 sang Mỹ sinh sống tạo nên một vụ náo loạn về chính trị.
Svetlana Alliluyeva hay còn được gọi với cái tên khác là Lana Peters, con gái duy nhất của lãnh tụ Stalin là người có mối liên hệ sâu sắc với đất nước Ấn Độ. Bà là vợ của Brajesh Singh, một trong số nhiều chiến sĩ cộng sản Ấn Độ hoạt động tại Moscow vào những năm sau 1930.
Năm 1967, ông Singh qua đời và được tiến hành hỏa táng theo đúng nghi lễ Ấn Độ. Bà Lana đã bày tỏ nguyện vọng đem tro của chồng về rải trên sông Hằng theo một tục lệ thiêng liêng của những người theo đạo Hindu. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Liên Xô đã bỏ ra nhiều thời gian để thuyết phục bà đừng nên tham gia chuyến đi này.
Người chồng trong cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc của bà Lana |
Tuy nhiên mặc cho những lời phản đối, bà vẫn quyết định bắt đầu cuộc hành trình. Visa được hoàn thành một cách nhanh chóng bởi cháu của ông Singh là thân cận và là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Indira Gandhi.
Sau khi hoàn tất những thủ tục an táng di cốt của chồng mình theo đúng nghi lễ truyền thống tại Uttar Pradesh, bà đã đến Deli.
Thời điểm này, Ấn Độ đang rối loạn trước cuộc bầu cử đầu tiên không có sự góp mặt của Thủ tướng Jawaharlal Nehru - lãnh tụ tinh thần tối cao kể từ khi giành độc lập. Những rối loạn chính trị nội bộ đã khiến giới truyền thông cũng như các nhà lãnh đạo đất nước Nam Á không còn đủ thời gian dành sự chú ý đến Lana.
Thời điểm này, Ấn Độ đang rối loạn trước cuộc bầu cử đầu tiên không có sự góp mặt của Thủ tướng Jawaharlal Nehru - lãnh tụ tinh thần tối cao kể từ khi giành độc lập. Những rối loạn chính trị nội bộ đã khiến giới truyền thông cũng như các nhà lãnh đạo đất nước Nam Á không còn đủ thời gian dành sự chú ý đến Lana.
Cho đến một ngày, giới chính trị cũng như truyền thông giật mình khi biết tin con gái của Stalin đã trốn sang Mỹ từ đất Ấn Độ. Moscow đã phát điên, nổi giận với Deli, tuy nhiên lúc này đã muộn và không ai có thể làm gì được nữa. Quan hệ 2 bên đã trở nên căng thẳng trong một thời gian, dù cho trước đây Moscow và Deli rất gần gũi với nhau.
Cuộc đào tẩu không tưởng
Sau khi trở về Deli, bà Lana vào Đại sứ quán Liên Xô gặp đại sứ lúc đó là Nikolai Benediktov, người đã cho bà những lời khuyên và tư vấn cách về nước. Một lúc sau, bà nói muốn ra ngoài thăm thú vài nơi để có một chuyến đi đúng nghĩa.
Ngay khi bước chân ra khỏi Đại sứ quán Liên Xô, một chiếc taxi đã chở bà thẳng đến Đại sứ quán Mỹ cách đó không xa. Lúc này sứ quán Mỹ đã đóng cửa và bà đã phải trình bày với sĩ quan bảo vệ về nhân thân cũng như mong muốn của mình lúc này.
Quá bất ngờ với những gì vừa được nghe, viên sĩ quan đã liên lạc khẩn với Đại sứ Chester Bowles và yêu cầu ông đến văn phòng ngay lập tức để trao đổi một vấn đề không thể nói qua điện thoại.
Ông Bowles đến nơi và đưa cho bà một mẫu đơn khai những lí do tại sao bà lại muốn đến Mỹ mà không phải quay về quê hương mình. Những nguyên nhân bà đưa ra đã được chấp nhận và lá đơn này đã trở thành một phần của cuốn sách bà phát hành 1 năm sau đó.
Trong khi bà Lana đang điền mẫu đơn mà ngài đại sứ Ambassador Bowles đưa cho, ông này đã kịp gửi một bức điện mật đến Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dean Rusk để trình bày tình hình và xin chỉ đạo. Bowles đã cẩn thận ghi trong bức điện tín rằng nếu như đến nửa đêm (theo giờ Ấn Độ) mà không có phản hồi từ phía Ngoại trưởng thì ông sẽ cấp visa cho bà Lana dựa trên quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Đúng theo những gì ngài Đại sứ nghĩ, quá nửa đêm mà vẫn không có phản hồi nào từ phía Washington. Ngay lập tức ông đã hoàn thành các thủ tục cho bà Lana và đưa bà đến một trong những sân bay do CIA quản lý để đến Rome. Từ đó bà tiếp tục di chuyển sang Mỹ.
Chỉ sau khi người con gái của lãnh tụ Liên Xô đã thực sự ở trên đất Mỹ, những thông tin gây sốc về cuộc đào tẩu này mới được bung ra.
Chỉ sau khi người con gái của lãnh tụ Liên Xô đã thực sự ở trên đất Mỹ, những thông tin gây sốc về cuộc đào tẩu này mới được bung ra.
Tùng Đinh
Bình luận