(VTC News) – Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng với những người lính rà phá bom mìn, cuộc chiến của họ vẫn còn dai dẳng.
Cuộc chiến thầm lặng !
Chúng tôi đến Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong một chiều tháng 4, khi thế giới đang tưởng nhớ Ngày phòng chống bom mìn (4/4), cùng chung tay hạn chế những tai nạn do bom mìn gây ra cho cộng đồng.
Cuộc chiến thầm lặng của những chiến sỹ công binh Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 |
Được thành lập với nhiệm vụ rà phá bom mìn và xử lý chất độc hóa học quân sự do chiến tranh để lại. Năm 2005, Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 được ra đời.
Đón chúng tôi, Thiếu tá Mai Văn Lập, Trưởng Ban Tham mưu kế hoạch, Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ TLQK 5 cho biết: “Thời gian này, hầu hết lãnh đạo đều đi công tác, các chiến sĩ trực tiếp đều đi công trường làm nhiệm vụ và chỉ có bộ phận gián tiếp ở nhà mà thôi.
Đón chúng tôi, Thiếu tá Mai Văn Lập, Trưởng Ban Tham mưu kế hoạch, Trung tâm xử lý bom mìn và môi trường Bộ TLQK 5 cho biết: “Thời gian này, hầu hết lãnh đạo đều đi công tác, các chiến sĩ trực tiếp đều đi công trường làm nhiệm vụ và chỉ có bộ phận gián tiếp ở nhà mà thôi.
Chuyện rà phá bom mìn của chúng tôi được ví là cuộc chiến tranh thầm lặng giữa thời bình. Bởi lẽ, không chỉ tính chất công việc mà còn về di chứng để lại. Nếu vật liệu nổ gây nên cái chết tức thời thì chất độc hóa học quân sự lại gây những tác hại lâu dài và âm ỉ”.
Hai quả bom 3.000 pound được Trung tâm xử lý thành công |
Thiếu tá Lập nói tiếp: “Nếu theo số liệu của Bộ Quốc phòng thì anh em chúng tôi còn “chiến đấu” đến khoảng 300 năm nữa mới tháo hết 600.000 tấn bom mìn nằm rải rác trên khoảng 6,6 triệu ha đất đai. Ở đâu nhiệm vụ cần thì chúng tôi có mặt nhằm giảm thiểu thương vong do bom mìn đến mức thấp nhất có thể.
Mỗi năm đơn vị đã thu hồi và xử lý từ 5-7 tấn đạn, vật liệu nổ; tẩy rửa hàng tấn chất độc hóa học quân sự; rà phá bom mìn và xử lý chất độc hóa học cho khoảng 1.500 ha diện tích đất...
Trong 7 năm qua, tổng số lượng thu gom tiêu hủy lên đến hơn 100 tấn bom bạn, chất độc hóa học quân sự các loại; giải phóng và đưa vào sử dụng trên 24.000.000 ha đất hoang hóa.
Trong 7 năm qua, tổng số lượng thu gom tiêu hủy lên đến hơn 100 tấn bom bạn, chất độc hóa học quân sự các loại; giải phóng và đưa vào sử dụng trên 24.000.000 ha đất hoang hóa.
Mỗi năm, Trung tâm rà phá bom mìn và môi trường Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xử lý được 5-7 tấn bom đạn, vật liệu nổ các loại |
Đặc biệt, năm 2007, Trung tâm đã tháo gỡ thành công 2 quả bom hạng nặng loại 3.000 pound với bán kính sát thương lên đến 2km nếu phát nổ tại khu tái định cư A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Mới đây nhất, chúng tôi vừa xử lý một khu chôn lấp bom đạn do quân đội Mỹ để lại tại khu vực K55 (Hòa Phát, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với số lượng bom đạn và vật liệu nổ lên đến hơn 70 tấn. Đây là kho vật liệu nổ được tháo dỡ lớn nhất từ trước đến nay do đơn vị thực hiện.
Mới đây nhất, chúng tôi vừa xử lý một khu chôn lấp bom đạn do quân đội Mỹ để lại tại khu vực K55 (Hòa Phát, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) với số lượng bom đạn và vật liệu nổ lên đến hơn 70 tấn. Đây là kho vật liệu nổ được tháo dỡ lớn nhất từ trước đến nay do đơn vị thực hiện.
Và không chỉ làm nhiệm vụ trong nước, đơn vị còn giúp đỡ các nước bạn Lào, Campuchia xử lý bom mìn còn sót lại từ thời chiến tranh”.
Những cái chết khó lường !
Ngoài việc xử lý vật liệu nổ, Trung tâm còn có nhiệm vụ xử lý chất độc hóa học quân sự còn sót lại sau chiến tranh. Do số lượng bom mìn còn sót lại không còn nguyên vẹn, hồ sơ vị trí cũng như tình trạng hoạt động bất thường gây nên những cái chết thương tâm đầy bất ngờ cho người dân và cả chính những người lính ra phá bom mìn.
Thiếu tá Mai Văn Lập kiểm tra một quả bom trước khi xử lý |
Thiếu tá Mai Văn Lập chia sẻ: “Bom mìn, chất độc hóa học quân sự còn sót lại đều nằm rãi rác, lẫn cả đất canh tác, thậm chí ngay dưới nền nhà ở của người dân. Gần 40 năm tồn tại, các loại bom mìn, chất độc đều bị biến dạng, không còn nguyên vẹn nên rất khó phân biệt từ chủng loại cho đến vị trí các ngòi nổ, kíp nổ…
Đây là những cái chết bất ngờ không chỉ đối với người lính rà phá bom mìn mà cả với người dân mỗi khi xử lý sai sót hay vô tình vướng phải.Chứng kiến những người dân thường vô tội bị tử nạn, hay mất đi một phần cơ thể do bom mìn để lại ngay trong giữa thời bình khiến người lính chúng tôi không thể cam lòng.
Nhưng sự khốc liệt “chiến tranh” là khó tránh khỏi, năm 2007, chúng tôi đã phải chứng kiến sự ra đi của Trung úy Nguyễn Hoàng Công, Đội phó đội rà phá bom mìn khi đang xử lý quả đạn 105mm tại khu vực thủy điện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Trong lúc xử lý an toàn, do đầu đạn bị chôn lấp quá lâu nên bất ngờ phát nổ làm Trung úy Công hy sinh và một chiến sỹ nữa bị thương”.
Đây là những cái chết bất ngờ không chỉ đối với người lính rà phá bom mìn mà cả với người dân mỗi khi xử lý sai sót hay vô tình vướng phải.Chứng kiến những người dân thường vô tội bị tử nạn, hay mất đi một phần cơ thể do bom mìn để lại ngay trong giữa thời bình khiến người lính chúng tôi không thể cam lòng.
Nhưng sự khốc liệt “chiến tranh” là khó tránh khỏi, năm 2007, chúng tôi đã phải chứng kiến sự ra đi của Trung úy Nguyễn Hoàng Công, Đội phó đội rà phá bom mìn khi đang xử lý quả đạn 105mm tại khu vực thủy điện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Trong lúc xử lý an toàn, do đầu đạn bị chôn lấp quá lâu nên bất ngờ phát nổ làm Trung úy Công hy sinh và một chiến sỹ nữa bị thương”.
Còn rất nhiều trường hợp nguy hiểm đến tính mạng mà người chiến sĩ công binh phải đối mặt. Trường hợp xử lý chất độc hóa học quân sự ở Bình Định; xử lý bom mìn ở khu vực cảng Vân Phong (Phú Yên); xử lý khu chôn lấp bom đạn K55 (Đà Nẵng); thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam); khu tái định cư A Lưới (Thừa Thiên Huế)… là những điển hình.
Các chiến sĩ phải thực hiện tất cả các công đoạn bằng tay, đào hầm dưới đất để thao tác, thậm chí phải thao tác cả trong môi trường bùn đất dưới đáy biển. Khi ấy, những nguy hiểm như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khó lường.
Các chiến sĩ phải thực hiện tất cả các công đoạn bằng tay, đào hầm dưới đất để thao tác, thậm chí phải thao tác cả trong môi trường bùn đất dưới đáy biển. Khi ấy, những nguy hiểm như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khó lường.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn hơn 600 ngàn tấn bom đạn và để xử lý hết số bom đạn này cần năm khoảng 300 năm |
Chia tay chúng tôi, Thiếu tá Mai Văn Lập không quên tư vấn: “Trong tất cả các loại bom mìn, nguy hiểm nhất là đạn M72, đạn Catset, đạn M79 và bom bi. Các loại đạn này không chỉ rất dễ nổ mà tồn dư rất nhiều và dưới nhiều dạng nên .
Ngoài ra, các loại chất độc hóa học quân sự như OB, chất ức chế thần kinh… có thể gây tử vong, thương tích và di chứng nếu hít hoặc dây phải. Nên nếu phát hiện, người dân nên tránh xa, cấp báo cho cơ quan quân sự địa phương để có biện pháp xử lý cần thiết. Tránh những cái chết thương tâm không đáng có”.
Ngoài ra, các loại chất độc hóa học quân sự như OB, chất ức chế thần kinh… có thể gây tử vong, thương tích và di chứng nếu hít hoặc dây phải. Nên nếu phát hiện, người dân nên tránh xa, cấp báo cho cơ quan quân sự địa phương để có biện pháp xử lý cần thiết. Tránh những cái chết thương tâm không đáng có”.
Bửu Lân
Bình luận