5 năm trước, số lượng người giàu thuộc danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán lên tới 90%. Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi.
Làn sóng mới
Năm 2008, sau khi học tại Mỹ, trở về nước và làm việc tại Công ty chứng khoán VnDirect, Nguyễn Hoàng Giang chọn một số điện thoại di động để liên lạc, đó là 097xxxxxxx. Lúc đó, Giang làm việc ở Hà Nội và như nhiều người trẻ tuổi bắt đầu dùng di động ở phía Bắc, mạng Viettel được coi là sự lựa chọn đầu tiên bởi vùng phủ sóng rộng nhất.
Chỉ vài năm sau khi làm việc, Giang trở thành Tổng giám đốc Công ty chứng khoán trẻ nhất Việt Nam khi 24 tuổi (vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng).
Thời điểm Giang bắt đầu dùng di động, chàng trai này cũng không quan tâm đến việc mạng đó có sành điệu hay không. Năm 2008, di động đã trở thành dịch vụ cho mọi người: Từ triệu phú đôla hay là anh xe ôm đều có thể dùng di động và quyết định lựa chọn mạng nào sẽ dựa trên tiện ích mà thương hiệu đó mang lại.
Với những người phải đi lại nhiều, cần tới vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo thì lựa chọn không phải bàn cãi sẽ là Viettel.
Chàng trai bắt đầu với vị trí cộng tác viên của VnDirect chỉ vài năm sau được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tại đây. Giang trở thành biểu tượng của “giấc mơ Mỹ” trong ngành chứng khoán tại Việt Nam. Rất tình cờ, mạng di động mà Giang sử dụng cũng có một câu chuyện thần tiên tương tự.
Chỉ vài năm sau khi xuất hiện trên thị trường, Viettel đã vượt MobiFone và VinaPhone để trở thành mạng di động lớn nhất Việt Nam. Trước đó, trên thế giới chưa từng xảy ra điều tương tự (mạng di động ra đời sau 2 mạng lớn nhất lại vọt lên vị trí số 1).
Sẽ có sự chuyển dịch?
Năm 2009, khi VnExpress công bố tỷ lệ người giàu sàn chứng khoán dùng mạng di động với tỷ lệ 90% thuộc về MobiFone - thương hiệu này được gán cho danh hiệu “Mạng di động được các tỷ phú chứng khoán tin dùng”.
Nhưng trên thực tế, phần lớn những người thuộc danh sách này đã dùng di động từ hàng chục năm trước khi trên thị trường chỉ có một sự lựa chọn (MobiFone) và vì thế thương hiệu này đương nhiên nắm ưu thế.
Tuy nhiên, kể từ khi thị trường di động thực sự cạnh tranh và những lớp người dùng di động mới nổi lên, bức tranh về “mạng di động dành cho các VIP” đã chuyển dịch rất mạnh.
Ngoài Nguyễn Hoàng Giang, CEO chứng khoán trẻ nhất Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những người dùng thế hệ mới, không ít VIP trước đây dùng MobiFone hoặc VinaPhone cũng sử dụng thêm Viettel vì những tiện ích mà mạng di động này mang lại.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup cũng là một khách hàng của Viettel dù vị doanh nhân này trước đó từng sử dụng một mạng của VNPT. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng là một ví dụ khác khi số di động Viettel là SIM liên lạc chính.
Trên thực tế, khi di động đã trở thành hàng hoá thiết yếu cho mọi người, càng những VIP thì họ càng lựa chọn mạng di động giúp họ có thể kết nối ổn định ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là 3G. Mà trong số các mạng di động, số trạm BTS 3G của Viettel nhiều hơn tất cả các mạng di động khác ở Việt Nam cộng lại (khoảng 26.000 trạm phủ rộng trên toàn quốc).
Đặc biệt là ở ngành chứng khoán, ngoài những người giữ số liên lạc từ hàng chục năm trước đây, với các nhân viên chứng khoán trẻ, mới ra trường, Viettel là sự lựa chọn của họ từ khi còn ở trên ghế giảng đường (hiệu ứng từ các chương trình ưu đãi tân sinh viên mà đơn vị này tiên phong triển khai).
Cũng vì thế, nếu như trước đây, MobiFone là “mạng di động được các tỷ phú tin dùng” thì hiện nay “làn sóng mới” với những người như Nguyễn Hoàng Giang đã cho thấy một viễn cảnh khác.
Với việc nắm thị phần di động lên tới 44,5% (năm 2013) kèm việc sở hữu tập khách hàng trẻ lớn nhất, danh hiệu “mạng di động được các tỷ phú tin dùng” đang có sự dịch chuyển.
Tuy nhiên, thời gian bao lâu và như thế nào thì còn phụ thuộc và chính Viettel cũng như động thái của ông chủ danh hiệu này ra sao.
Theo ICT News
Làn sóng mới
Năm 2008, sau khi học tại Mỹ, trở về nước và làm việc tại Công ty chứng khoán VnDirect, Nguyễn Hoàng Giang chọn một số điện thoại di động để liên lạc, đó là 097xxxxxxx. Lúc đó, Giang làm việc ở Hà Nội và như nhiều người trẻ tuổi bắt đầu dùng di động ở phía Bắc, mạng Viettel được coi là sự lựa chọn đầu tiên bởi vùng phủ sóng rộng nhất.
Viettel đang có lợi thế vì có nhiều thuê bao và khách hàng trẻ. |
Chỉ vài năm sau khi làm việc, Giang trở thành Tổng giám đốc Công ty chứng khoán trẻ nhất Việt Nam khi 24 tuổi (vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng).
Thời điểm Giang bắt đầu dùng di động, chàng trai này cũng không quan tâm đến việc mạng đó có sành điệu hay không. Năm 2008, di động đã trở thành dịch vụ cho mọi người: Từ triệu phú đôla hay là anh xe ôm đều có thể dùng di động và quyết định lựa chọn mạng nào sẽ dựa trên tiện ích mà thương hiệu đó mang lại.
Với những người phải đi lại nhiều, cần tới vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo thì lựa chọn không phải bàn cãi sẽ là Viettel.
Chàng trai bắt đầu với vị trí cộng tác viên của VnDirect chỉ vài năm sau được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc tại đây. Giang trở thành biểu tượng của “giấc mơ Mỹ” trong ngành chứng khoán tại Việt Nam. Rất tình cờ, mạng di động mà Giang sử dụng cũng có một câu chuyện thần tiên tương tự.
Chỉ vài năm sau khi xuất hiện trên thị trường, Viettel đã vượt MobiFone và VinaPhone để trở thành mạng di động lớn nhất Việt Nam. Trước đó, trên thế giới chưa từng xảy ra điều tương tự (mạng di động ra đời sau 2 mạng lớn nhất lại vọt lên vị trí số 1).
Sẽ có sự chuyển dịch?
Năm 2009, khi VnExpress công bố tỷ lệ người giàu sàn chứng khoán dùng mạng di động với tỷ lệ 90% thuộc về MobiFone - thương hiệu này được gán cho danh hiệu “Mạng di động được các tỷ phú chứng khoán tin dùng”.
Nhưng trên thực tế, phần lớn những người thuộc danh sách này đã dùng di động từ hàng chục năm trước khi trên thị trường chỉ có một sự lựa chọn (MobiFone) và vì thế thương hiệu này đương nhiên nắm ưu thế.
Tuy nhiên, kể từ khi thị trường di động thực sự cạnh tranh và những lớp người dùng di động mới nổi lên, bức tranh về “mạng di động dành cho các VIP” đã chuyển dịch rất mạnh.
Nhiều năm qua, MobiFone đã tạo dựng được hình ảnh mạng di động của người giàu. |
Ngoài Nguyễn Hoàng Giang, CEO chứng khoán trẻ nhất Việt Nam là một ví dụ điển hình cho những người dùng thế hệ mới, không ít VIP trước đây dùng MobiFone hoặc VinaPhone cũng sử dụng thêm Viettel vì những tiện ích mà mạng di động này mang lại.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup cũng là một khách hàng của Viettel dù vị doanh nhân này trước đó từng sử dụng một mạng của VNPT. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng là một ví dụ khác khi số di động Viettel là SIM liên lạc chính.
Trên thực tế, khi di động đã trở thành hàng hoá thiết yếu cho mọi người, càng những VIP thì họ càng lựa chọn mạng di động giúp họ có thể kết nối ổn định ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là 3G. Mà trong số các mạng di động, số trạm BTS 3G của Viettel nhiều hơn tất cả các mạng di động khác ở Việt Nam cộng lại (khoảng 26.000 trạm phủ rộng trên toàn quốc).
Đặc biệt là ở ngành chứng khoán, ngoài những người giữ số liên lạc từ hàng chục năm trước đây, với các nhân viên chứng khoán trẻ, mới ra trường, Viettel là sự lựa chọn của họ từ khi còn ở trên ghế giảng đường (hiệu ứng từ các chương trình ưu đãi tân sinh viên mà đơn vị này tiên phong triển khai).
Cũng vì thế, nếu như trước đây, MobiFone là “mạng di động được các tỷ phú tin dùng” thì hiện nay “làn sóng mới” với những người như Nguyễn Hoàng Giang đã cho thấy một viễn cảnh khác.
Với việc nắm thị phần di động lên tới 44,5% (năm 2013) kèm việc sở hữu tập khách hàng trẻ lớn nhất, danh hiệu “mạng di động được các tỷ phú tin dùng” đang có sự dịch chuyển.
Tuy nhiên, thời gian bao lâu và như thế nào thì còn phụ thuộc và chính Viettel cũng như động thái của ông chủ danh hiệu này ra sao.
Theo ICT News
Bình luận