(VTC News) – Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường phân tích sự ảnh hưởng của cuộc đối đầu giữa tạp chí Charlie Hebdo và các phần tử Hồi giáo cực đoan với Việt Nam.
Sau khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng ngày 1/7, tạp chí biếm họa Pháp Charlie Hebdo phải chịu một tổn thất nặng khi hàng loạt họa sĩ, biên tập viên thiệt mạng.
Trong động thái được cho là 'trả đũa' những kẻ Hồi giáo cực đoan, số mới ra của tạp chí này sử dụng tranh biếm nhà tiên tri Mohammed và đã bán được đến 5 triệu bản.
Ngay lập tức, hàng loạt cuộc biểu tình đã xảy ra ở các quốc gia theo đạo Hồi, phản đối mạnh mẽ hành động của tạp chí Charlie Hebdo. Kèm theo đó là những lời đe dọa của các phần tử Hồi giáo cực đoan khiến nhiều quốc gia châu Âu lo sợ.
Liên quan vấn đề này, VTC News phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Quan hệ quốc tế và Tuần báo Quốc tế về sự tác động nếu có thể đối với Việt Nam.
- Là chuyên gia quốc tế kỳ cựu, ông đánh giá thế nào về động thái dùng hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed trên số mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo?
Đó là sự đáp trả trực tiếp của tạp chí Charlie Hebdo đối với vụ thảm sát khủng bố tàn bạo mà các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra ngày 7/1. Nó thách thức sự uy hiếp của những kẻ khủng bố đối với tờ báo.
Tổn thất về nhân sự đối với tạp chí Charlie Hebdo là vô cùng lớn và rất đau đớn. Dư luận hiểu và thông cảm với việc tờ báo xả mối hận của mình trong số báo đầu tiên sau vụ 7/1.
- Có nhiều luồng thông tin trái chiều về động thái này, có người ủng hộ và cho rằng đó là ‘tự do ngôn luận’ có người lại phản đối vì đụng chạm tín ngưỡng, Tiến sỹ phân tích gì về sự được – mất của Charlie Hebdo sau khi ra số mới?
Về lâu dài, kiểu ‘ăn miếng trả miếng’ này không có lợi cho an ninh và an toàn xã hội, trong tình hình chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đã có những động thái biến đổi mới, thâm nhập sâu vào các xã hội phương Tây.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản được thừa nhận rộng rãi của xã hội phương Tây. Người ta không bàn cãi về quyền này. Nhưng thực tiễn cho thấy khi đụng chạm đến các đức tin tín ngưỡng, cần có sự kiềm chế.
Tôi nghĩ những người bị thảm sát tại tòa báo hôm 7/1 là những người ‘tử vì đức tin tự do báo chí’.
- Mặc dù vụ xả súng trong tòa soạn Charlie Hebdo của các phần tử Hồi giáo cực đoan cần bị lên án nhưng hành động ‘đáp trả’ của tạp chí này đang dấy lên lo ngại việc khơi mào một cuộc chiến, trong đó các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ nhắm đến nhiều quốc gia chứ không chỉ là Pháp, ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
Khủng bố quốc tế đã thành căn bệnh hiểm nghèo di căn, ăn sâu bén rễ vào các tế bào xã hội phương Tây, trong đó các xã hội Tây Âu đặc biệt dễ tổn thương.
Video những kẻ khủng bố bắn cảnh sát ở Paris
Việc đối phó với chúng tại châu Âu không hề dễ dàng vì tự do đi lại giữa các nước thuộc khối Schengen (Hiệp ước di chuyển chung giữa một số nước châu Âu) chỉ cần một visa chung.
Mặt khác, các quan niệm về các quyền tự do cá nhân cũng không cho phép các xã hội dân chủ phương Tây áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát hoạt động của các ‘công dân’ vốn là các phần tử Hồi giáo cực đoan.
- Sáng 19/1, hãng tin RT của Nga có bài nói một cuộc khảo sát mới thực hiện ở Pháp cho thấy 42% người được hỏi không ủng hộ việc dùng hình biếm họa tiên tri Mohammed của Charlie Hebdo bất chấp 5 triệu ấn bản đã bán hết nhanh chóng, ông có nhận xét gì về kết quả này, thưa Tiến sỹ?
Những khác biệt ý kiến đối với việc dùng biếm họa để bày tỏ phản biện đối với tính cực đoan Hồi giáo là hiện tượng hoàn cũ, không phải mới lạ. Các cuộc chiến tranh tôn giáo và ‘thánh chiến’ xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại từ khi các tôn giáo ra đời.
Charlie Hebdo bán được 5 triệu bản có thể chỉ là một hiện tượng nhất thời. Nó là phản ứng tự nhiên của 5 triệu người bày tỏ bất bình đối với vụ thảm sát 7/1.
Về lâu dài việc có duy trì số lượng phát hành cao như vậy hay không sẽ tùy thuộc vào việc Ban biên tập Charlie Hebdo điều chỉnh nội dung chất lượng tờ báo. Không nhất thiết số nào cũng đề cập đến Nhà tiên tri và đạo Hồi. Nhưng tờ báo có một khởi đầu mới.
Nếu biết kiềm chế và sự chừng mực, người cầm bút không mất đi quyền tự do ngôn luận, đồng thời cũng không gây phản cảm đối với đức tin tín ngưỡng.
Trong tình hình tính cực đoan tôn giáo đã phát triển lan tràn, sự tiết chế của người cầm bút cũng thể hiện sự hiểu biết và trách nhiệm xã hội.
- Làn sóng biểu tình phản đối Charlie Hebdo đang lan rộng ở nhiều quốc gia Hồi giáo, theo Tiến sỹ, trong tình hình này liệu có phương án nào tốt cho cả 2 hay không?
Gây bất hòa trong xã hội phương Tây và giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo vốn là mục tiêu của những kẻ khủng bố cực đoan.
Trong khi không thể nào điều hòa cuộc xung đột tôn giáo, xung đột giữa các nền văn minh, các quốc gia cần biết tự bảo vệ mình.
Các xã hội phương Tây dần dần sẽ nhận thức ra: nhiệm vụ chống các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan không chỉ là chức trách của chính phủ, của cơ quan an ninh, mà của toàn xã hội.
Cần tổ chức để toàn xã hội tham gia tự giác vào quá trình này bằng những hình thức thích hợp thì mới triệt tiêu được mầm họa của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Mặt khác, như Karl Marx từng nói, vũ khí phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí.
Ngoài ra, chưa thấy cách nào dễ dàng hóa giải được xung đột mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc hiện nay. Đối với những người theo tôn giáo thì tín ngưỡng là một thứ giải thoát.
- Liệu việc ‘ăn miếng trả miếng’ giữa các phần tử Hồi giáo cực đoan và Charlie Hebdo có ảnh hưởng gì đến Việt Nam không, thưa ông?
Đặc điểm tôn giáo Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước khác. Chính sách tôn giáo và dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta có lợi cho ổn định xã hội.
Nhưng vẫn cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thế lực bên ngoài sử dụng tôn giáo sắc tộc gây bất hòa và bất ổn định xã hội.
Cần duy trì sự hòa hợp dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng, hòa hợp lương giáo, không kỳ thị sắc tộc, tôn giáo, càng không nên dùng cực đoan để đáp lại cực đoan.
Ta chưa bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhưng nếu biết lo cái lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần!
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
Tùng Đinh (Thực hiện)
Sau khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng ngày 1/7, tạp chí biếm họa Pháp Charlie Hebdo phải chịu một tổn thất nặng khi hàng loạt họa sĩ, biên tập viên thiệt mạng.
Trong động thái được cho là 'trả đũa' những kẻ Hồi giáo cực đoan, số mới ra của tạp chí này sử dụng tranh biếm nhà tiên tri Mohammed và đã bán được đến 5 triệu bản.
Dân Pháp đổ xô đi mua số mới của tạp chí Charlie Hebdo |
Liên quan vấn đề này, VTC News phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Quan hệ quốc tế và Tuần báo Quốc tế về sự tác động nếu có thể đối với Việt Nam.
- Là chuyên gia quốc tế kỳ cựu, ông đánh giá thế nào về động thái dùng hình biếm họa nhà tiên tri Mohammed trên số mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo?
Đó là sự đáp trả trực tiếp của tạp chí Charlie Hebdo đối với vụ thảm sát khủng bố tàn bạo mà các phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra ngày 7/1. Nó thách thức sự uy hiếp của những kẻ khủng bố đối với tờ báo.
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico |
- Có nhiều luồng thông tin trái chiều về động thái này, có người ủng hộ và cho rằng đó là ‘tự do ngôn luận’ có người lại phản đối vì đụng chạm tín ngưỡng, Tiến sỹ phân tích gì về sự được – mất của Charlie Hebdo sau khi ra số mới?
Về lâu dài, kiểu ‘ăn miếng trả miếng’ này không có lợi cho an ninh và an toàn xã hội, trong tình hình chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đã có những động thái biến đổi mới, thâm nhập sâu vào các xã hội phương Tây.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản được thừa nhận rộng rãi của xã hội phương Tây. Người ta không bàn cãi về quyền này. Nhưng thực tiễn cho thấy khi đụng chạm đến các đức tin tín ngưỡng, cần có sự kiềm chế.
Tôi nghĩ những người bị thảm sát tại tòa báo hôm 7/1 là những người ‘tử vì đức tin tự do báo chí’.
- Mặc dù vụ xả súng trong tòa soạn Charlie Hebdo của các phần tử Hồi giáo cực đoan cần bị lên án nhưng hành động ‘đáp trả’ của tạp chí này đang dấy lên lo ngại việc khơi mào một cuộc chiến, trong đó các phần tử Hồi giáo cực đoan sẽ nhắm đến nhiều quốc gia chứ không chỉ là Pháp, ông đánh giá thế nào về quan điểm này?
Khủng bố quốc tế đã thành căn bệnh hiểm nghèo di căn, ăn sâu bén rễ vào các tế bào xã hội phương Tây, trong đó các xã hội Tây Âu đặc biệt dễ tổn thương.
Video những kẻ khủng bố bắn cảnh sát ở Paris
Việc đối phó với chúng tại châu Âu không hề dễ dàng vì tự do đi lại giữa các nước thuộc khối Schengen (Hiệp ước di chuyển chung giữa một số nước châu Âu) chỉ cần một visa chung.
Mặt khác, các quan niệm về các quyền tự do cá nhân cũng không cho phép các xã hội dân chủ phương Tây áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát hoạt động của các ‘công dân’ vốn là các phần tử Hồi giáo cực đoan.
- Sáng 19/1, hãng tin RT của Nga có bài nói một cuộc khảo sát mới thực hiện ở Pháp cho thấy 42% người được hỏi không ủng hộ việc dùng hình biếm họa tiên tri Mohammed của Charlie Hebdo bất chấp 5 triệu ấn bản đã bán hết nhanh chóng, ông có nhận xét gì về kết quả này, thưa Tiến sỹ?
Những khác biệt ý kiến đối với việc dùng biếm họa để bày tỏ phản biện đối với tính cực đoan Hồi giáo là hiện tượng hoàn cũ, không phải mới lạ. Các cuộc chiến tranh tôn giáo và ‘thánh chiến’ xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại từ khi các tôn giáo ra đời.
Charlie Hebdo bán được 5 triệu bản có thể chỉ là một hiện tượng nhất thời. Nó là phản ứng tự nhiên của 5 triệu người bày tỏ bất bình đối với vụ thảm sát 7/1.
|
Về lâu dài việc có duy trì số lượng phát hành cao như vậy hay không sẽ tùy thuộc vào việc Ban biên tập Charlie Hebdo điều chỉnh nội dung chất lượng tờ báo. Không nhất thiết số nào cũng đề cập đến Nhà tiên tri và đạo Hồi. Nhưng tờ báo có một khởi đầu mới.
Nếu biết kiềm chế và sự chừng mực, người cầm bút không mất đi quyền tự do ngôn luận, đồng thời cũng không gây phản cảm đối với đức tin tín ngưỡng.
Trong tình hình tính cực đoan tôn giáo đã phát triển lan tràn, sự tiết chế của người cầm bút cũng thể hiện sự hiểu biết và trách nhiệm xã hội.
- Làn sóng biểu tình phản đối Charlie Hebdo đang lan rộng ở nhiều quốc gia Hồi giáo, theo Tiến sỹ, trong tình hình này liệu có phương án nào tốt cho cả 2 hay không?
Gây bất hòa trong xã hội phương Tây và giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo vốn là mục tiêu của những kẻ khủng bố cực đoan.
Trong khi không thể nào điều hòa cuộc xung đột tôn giáo, xung đột giữa các nền văn minh, các quốc gia cần biết tự bảo vệ mình.
Các xã hội phương Tây dần dần sẽ nhận thức ra: nhiệm vụ chống các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan không chỉ là chức trách của chính phủ, của cơ quan an ninh, mà của toàn xã hội.
Vết đạn ở hiện trường vụ xả súng ở Paris ngày 7/1 |
Mặt khác, như Karl Marx từng nói, vũ khí phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí.
Ngoài ra, chưa thấy cách nào dễ dàng hóa giải được xung đột mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc hiện nay. Đối với những người theo tôn giáo thì tín ngưỡng là một thứ giải thoát.
- Liệu việc ‘ăn miếng trả miếng’ giữa các phần tử Hồi giáo cực đoan và Charlie Hebdo có ảnh hưởng gì đến Việt Nam không, thưa ông?
Đặc điểm tôn giáo Việt Nam có nhiều khác biệt so với các nước khác. Chính sách tôn giáo và dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta có lợi cho ổn định xã hội.
Quân đội Pháp được tăng cường tuần tra ở các địa điểm công cộng |
Cần duy trì sự hòa hợp dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng, hòa hợp lương giáo, không kỳ thị sắc tộc, tôn giáo, càng không nên dùng cực đoan để đáp lại cực đoan.
Ta chưa bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhưng nếu biết lo cái lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần!
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
Tùng Đinh (Thực hiện)
Bình luận