(VTC News) - Tạo ấn tượng về sự khác biệt tại Vietnam Telecomp 2013 với chủ đề “công nghệ trong cuộc sống”, Viettel gửi một thông điệp mạnh mẽ về thay đổi trong chiến lược phát triển: chuyển từ “Alo” sang nhà cung cấp dịch vụ.
Tháng 9/2013, khi Bộ Thông tin và Truyền thông bố sách trắng CNTT-TT 2013, Viettel có di động thị phần tới hơn 40% (bằng cả VinaPhone và MobiFone cộng lại) và trở thành công ty kinh doanh Alo (dịch vụ thoại) lớn nhất Việt Nam.
Thế nhưng trước đó, vào tháng 6/2013, tập đoàn này đã tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông (gắn với dịch vụ thoại) – điều khiến Viettel trở nên nổi tiếng và trở thành công ty với doanh thu hàng tỷ USD.
Tại Vietnam Telecomp 2013, Viettel một lần nữa công bố sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược với mô hình “thành phố công nghệ” thể hiện rõ chủ đề “công nghệ trong cuộc sống”.
Thương hiệu này dành diện tích lớn nhất của gian hàng triển lãm để tái hiện cuộc sống của một khu cư dân thành phố với những tiện ích của viễn thông và công nghệ thông tin đang len lỏi vào từng nhu cầu cá thể của con người.
Ở khu trưng bày, vai trò của Alo (dịch vụ đang đem lại hàng tỷ USD) không còn đậm nét. Khách tham quan sẽ thấy những ứng dụng khác của Viettel đang trở nên thân thuộc với đời sống của người dân và là sự tích hợp giữa mạng viễn thông và CNTT: Nếu cần chuyển tiền hoặc thanh toán thì thay vì đến ngân hàng khách hàng có thể dùng BankPlus, muốn theo dõi tình hình học tập của con ở trường đã có SMAS, và khi về nhà muốn giải trí thì không phải là truyền hình thông thường mà là NextTV…
Trên thực tế, trước đó 2 năm, Viettel đã thực hiện chuyển đổi từ một nhà mạng viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ. Công ty này đầu tư rất nhiều nhân lực, tiền của cho việc phát triển các ứng dụng tích hợp giữa viễn thông và CNTT phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, đi kèm với nghiên cứu phát triển để sản xuất thiết bị đầu cuối và đã có những thành quả ban đầu. Vietnam Telecomp 2013 là cơ hội để thương hiệu này triển lãm những kết quả ban đầu mà họ làm được.
“Ngay khi trở thành công ty viễn thông số 1 Việt Nam chúng tôi biết rằng mình cần có sự thay đổi mạnh mẽ mới có thể đi tiếp và vinh quang của ngôi vị số 1 chỉ được phép tận hưởng trong 1 giây.
Chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ vừa là để tìm kiếm hướng phát triển mới sau khi đã có vị trí số 1 về viễn thông, vừa là để đáp ứng thách thức của thị trường khi dịch vụ Alo đã được phổ cập gần như 100%”, một lãnh đạo cấp cao của Viettel chia sẻ.
Hiện nay, số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát trển ứng dụng là gần 3.000 (chiếm 10% tổng nhân sự) và đến năm 2015 sẽ chiếm 30% tổng số nhân viên. Viettel xác định doanh thu dịch vụ viễn thông cơ bản đem lại vào năm 2015 sẽ chỉ còn khoảng dưới 60%. Để bù lại, tập đoàn này xác định mục tiêu chủ chốt là phải đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội (y tế, giáo dục, …) để bù lại doanh thu từ Alo.
“Đây chính là cơ hội để chúng tôi tái tạo lại mình”, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel chia sẻ.
Trước đây, doanh thu chính của Viettel đến từ 3 nguồn: viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và doanh thu khác. Giờ đây, tập đoàn viễn thông của Quân đội có thêm các mục mới về doanh thu chính thể hiện sự thay đổi trong chiến lược: doanh thu CNTT, doanh thu sản xuất thiết bị.
Tại Vietnam Telecomp 2013, mô hình “thành phố công nghệ” cùng các quy trình nghiên cứu – sản xuất thiết bị đầu cuối… mà Viettel triển lãm là một tuyên bố rõ ràng cho cuộc cách mạng của “ông Alo” lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh cuộc cách mạng với dịch vụ Alo, Viettel còn có những mục tiêu vô cùng thách thức như số 1 cả về viễn thông và CNTT vào năm 2015 và nằm trong 30 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới… Trong lĩnh vực thiết bị đầu cuối, tập đoàn này dự kiến sẽ đưa giá smartphone xuống còn 30 USD trong năm 2014 và có thể chỉ còn 20 USD nếu điều kiện cho phép…
Tuyên bố không còn là ông Alo khi mà dịch vụ này vẫn là “nồi cơm” chính, chuyển sang phổ cập các dịch vụ viễn thông tích hợp CNTT cho cuộc sống hàng ngày, sản xuất thiết bị đầu cuối… liệu Viettel có quá mạo hiểm?
Một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này trả lời: “Chúng tôi đang đi trên con đường mới nên sẽ rất khó khăn, vất vả. Viettel phải tạo ra những sản phẩm người dùng chưa biết đến và cũng chưa từng bán.
Nhân viên của Viettel sẽ phải gõ cửa từng nhà, gặp từng người để giới thiệu những sản phẩm đó. Tuy khó, nhưng chặng đường đó có không gian sáng tạo rộng lớn, giúp mỗi người Viettel nghĩ ngợi nhiều hơn và hưng phấn hơn”.
Cẩm Hà
Tháng 9/2013, khi Bộ Thông tin và Truyền thông bố sách trắng CNTT-TT 2013, Viettel có di động thị phần tới hơn 40% (bằng cả VinaPhone và MobiFone cộng lại) và trở thành công ty kinh doanh Alo (dịch vụ thoại) lớn nhất Việt Nam.
Thế nhưng trước đó, vào tháng 6/2013, tập đoàn này đã tuyên bố từ bỏ khái niệm nhà mạng viễn thông (gắn với dịch vụ thoại) – điều khiến Viettel trở nên nổi tiếng và trở thành công ty với doanh thu hàng tỷ USD.
“Công nghệ cho cuộc sống” là một tuyên bố của Viettel trong việc chuyển đổi chiến lược phát triển: Từ nhà mạng viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ. |
Tại Vietnam Telecomp 2013, Viettel một lần nữa công bố sự thay đổi mạnh mẽ trong chiến lược với mô hình “thành phố công nghệ” thể hiện rõ chủ đề “công nghệ trong cuộc sống”.
Thương hiệu này dành diện tích lớn nhất của gian hàng triển lãm để tái hiện cuộc sống của một khu cư dân thành phố với những tiện ích của viễn thông và công nghệ thông tin đang len lỏi vào từng nhu cầu cá thể của con người.
Ở khu trưng bày, vai trò của Alo (dịch vụ đang đem lại hàng tỷ USD) không còn đậm nét. Khách tham quan sẽ thấy những ứng dụng khác của Viettel đang trở nên thân thuộc với đời sống của người dân và là sự tích hợp giữa mạng viễn thông và CNTT: Nếu cần chuyển tiền hoặc thanh toán thì thay vì đến ngân hàng khách hàng có thể dùng BankPlus, muốn theo dõi tình hình học tập của con ở trường đã có SMAS, và khi về nhà muốn giải trí thì không phải là truyền hình thông thường mà là NextTV…
Trên thực tế, trước đó 2 năm, Viettel đã thực hiện chuyển đổi từ một nhà mạng viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ. Công ty này đầu tư rất nhiều nhân lực, tiền của cho việc phát triển các ứng dụng tích hợp giữa viễn thông và CNTT phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, đi kèm với nghiên cứu phát triển để sản xuất thiết bị đầu cuối và đã có những thành quả ban đầu. Vietnam Telecomp 2013 là cơ hội để thương hiệu này triển lãm những kết quả ban đầu mà họ làm được.
“Ngay khi trở thành công ty viễn thông số 1 Việt Nam chúng tôi biết rằng mình cần có sự thay đổi mạnh mẽ mới có thể đi tiếp và vinh quang của ngôi vị số 1 chỉ được phép tận hưởng trong 1 giây.
Chuyển sang khái niệm nhà cung cấp dịch vụ vừa là để tìm kiếm hướng phát triển mới sau khi đã có vị trí số 1 về viễn thông, vừa là để đáp ứng thách thức của thị trường khi dịch vụ Alo đã được phổ cập gần như 100%”, một lãnh đạo cấp cao của Viettel chia sẻ.
Hiện nay, số lượng người mà Viettel đầu tư cho phát trển ứng dụng là gần 3.000 (chiếm 10% tổng nhân sự) và đến năm 2015 sẽ chiếm 30% tổng số nhân viên. Viettel xác định doanh thu dịch vụ viễn thông cơ bản đem lại vào năm 2015 sẽ chỉ còn khoảng dưới 60%. Để bù lại, tập đoàn này xác định mục tiêu chủ chốt là phải đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội (y tế, giáo dục, …) để bù lại doanh thu từ Alo.
“Đây chính là cơ hội để chúng tôi tái tạo lại mình”, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó tổng giám đốc tập đoàn Viettel chia sẻ.
Trước đây, doanh thu chính của Viettel đến từ 3 nguồn: viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và doanh thu khác. Giờ đây, tập đoàn viễn thông của Quân đội có thêm các mục mới về doanh thu chính thể hiện sự thay đổi trong chiến lược: doanh thu CNTT, doanh thu sản xuất thiết bị.
Tại Vietnam Telecomp 2013, mô hình “thành phố công nghệ” cùng các quy trình nghiên cứu – sản xuất thiết bị đầu cuối… mà Viettel triển lãm là một tuyên bố rõ ràng cho cuộc cách mạng của “ông Alo” lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh cuộc cách mạng với dịch vụ Alo, Viettel còn có những mục tiêu vô cùng thách thức như số 1 cả về viễn thông và CNTT vào năm 2015 và nằm trong 30 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới… Trong lĩnh vực thiết bị đầu cuối, tập đoàn này dự kiến sẽ đưa giá smartphone xuống còn 30 USD trong năm 2014 và có thể chỉ còn 20 USD nếu điều kiện cho phép…
Tuyên bố không còn là ông Alo khi mà dịch vụ này vẫn là “nồi cơm” chính, chuyển sang phổ cập các dịch vụ viễn thông tích hợp CNTT cho cuộc sống hàng ngày, sản xuất thiết bị đầu cuối… liệu Viettel có quá mạo hiểm?
Một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn này trả lời: “Chúng tôi đang đi trên con đường mới nên sẽ rất khó khăn, vất vả. Viettel phải tạo ra những sản phẩm người dùng chưa biết đến và cũng chưa từng bán.
Nhân viên của Viettel sẽ phải gõ cửa từng nhà, gặp từng người để giới thiệu những sản phẩm đó. Tuy khó, nhưng chặng đường đó có không gian sáng tạo rộng lớn, giúp mỗi người Viettel nghĩ ngợi nhiều hơn và hưng phấn hơn”.
Cẩm Hà
Bình luận