• Zalo

Cúng ông Công, ông Táo cần mấy con cá chép là đủ?

Đời sốngThứ Ba, 06/02/2018 08:27:00 +07:00Google News

Với ý nghĩa “vượt vũ môn hóa rồng”, cá chép được chọn làm đồ cúng cho ngày Táo quân về trời, nhiều người cho rằng nên cúng nhiều cá chép nhưng cũng có người khẳng định chỉ nên cúng 1 cặp.

Cần bao nhiêu con cá chép là đủ?

Cúng ông Công, ông Táo cần 3 chú cá chép đỏ. Vì thế, nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ. Bên cạnh đó, ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Vì vậy, tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

500000-dong-mua-gi-cung-ong-cong-ong-tao-9

Cá vàng là phương tiện để các Táo về trời. 

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.

Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Lễ vật cúng ngày ông Công, ông Táo thường được các gia đình chuẩn bị rất chu toàn, từ đồ hương hoa, vàng mã, hoa tươi, mâm cơm mặn đủ món đến một thứ không thể thiếu được là ba chú cá chép đỏ.

Cách chọn cá chép cúng Táo quân

Ngày nay, nhiều người lựa chọn cá chép giấy để cúng ông Táo cho tiện dụng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lại cho rằng, nên mua cá chép sống bởi vì ngoài ý nghĩa thờ cúng để dâng các Táo quân lấy phương tiện đi lại, thì tục lệ phóng sinh cá chép cũng có một ý nghĩa văn hóa quý báu, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt. 

Cá chép được chọn để thắp hương thường là cá chép đỏ. Khi chọn cá nên lưu ý chọn những chú cá còn khỏe mạnh, khi chạm nhẹ tay vào mặt nước thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh. Sau khi mang về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu.

Sau khi gia chủ làm lễ xong xuôi, nên mang cả bát đựng cá đi ra nơi định thả, không nên dùng tay vớt cá nhiều lần từ chỗ này qua chỗ khác.

Lúc thả cá xuống ao, hồ, sông, suối phải xuống tận mép nước, nghiêng nhẹ miệng bát xuống để cá bơi ra, tuyệt đối tránh đứng cao, xa, ném hay hất cá xuống.

Cũng cần tránh buộc cá trong túi rồi ném cả túi xuống vì làm như thế, cá dễ bị chết, vừa mang tính hình thức, mất đi ý nghĩa của một phong tục đẹp, vừa xả rác xuống môi trường.

Video: Chợ cá lớn nhất Hà Nội nhộn nhịp đón Tết ông Công, ông Táo

Kiều Mi - Minh Khang
Bình luận
vtcnews.vn