Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là “tháng cô hồn”, là tháng mà Diêm Vương sẽ ra lệnh mở cửa cho các vong hồn được lên trần gian với con người.
Vì thế, tục lệ cúng cô hồn ra đời. Các gia đình làm lễ cúng cô hồn để không bị các vong linh quấy phá công việc làm ăn cũng như hạnh phúc gia đình, và cũng là để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với họ.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, lợn, bò... Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si, đồng thời phải đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong để tăng thêm may mắn cho gia chủ. Người ta tin rằng, nếu người sống giành giật càng đông là họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá gia đình.
Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp hương khấn vái, mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay, thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay.
Theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại. Nếu khi chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực giật có nghĩa là…tín hiệu tốt.
Bình luận