(VTC News) – Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu mách cách cách tránh mắc viêm não mô cầu, căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ sau khi có biểu hiện bệnh.
Từ đầu năm 2016 tới nay, cả nước đã xuất hiện 7 ca nhiễm viêm não mô cầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là một giải pháp tốt để chủ động ngừa bệnh. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu có nhiều type và thường hay gặp nhất là type A, B và C.
Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh.
Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.
Trước kia, bệnh dễ gây thành dịch lớn và có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay số nhiễm bệnh đã giảm đi rất nhiều.
Theo số liệu thống kê tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh và năm có số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011 với 272 ca nhiễm viêm não mô cầu. Từ năm 2012, số ca nhiễm bệnh viêm não mô cầu cũng như các ca tử vong do bệnh đã giảm dần.
Trước đó, Thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 30 tuổi (Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nghi viêm màng não và kết quả xét nghiệm đã khẳng định bệnh nhân mắc não mô cầu nguy hiểm.
Theo tiền sử bệnh án, ngày 27/2 bệnh nhân này bắt đầu có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn và buồn nôn. Khoảng 22 giờ ngày 28/2/2016, bệnh nhân đột ngột có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao (40 độ C), đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn, có lúc không tỉnh táo. Đến 3 giờ ngày 29/2/2016, bệnh nhân được đưa vào viện đa khoa huyện Đông Anh khám và được chẩn đoán viêm màng não và chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lúc 6 giờ ngày 29/2/2016.
Sau đó vài ngày, Bệnh viện các bệnh Nhệt đới TW tiếp nhận bệnh nhân thứ 2 mắc não mô cầu. Bệnh nhân làm việc trong công trường xây dựng ở quận Hai Bà Trưng và sinh sống tại Cấn Thượng, Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội.
Bác sỹ Cấp cho biết phòng viêm não mô cầu khó vì mầm bệnh ở rất nhiều người. Bình thường, vi khuẩn này nằm ở hầu họng của rất nhiều người, khi có động lực nó sẽ chuyển thành viêm não mô cầu có thể do sức đề kháng của người bệnh hoặc gặp một điều kiện nào đó, vi khuẩn đó sẽ tăng động lực của mình.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch.
Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh.
Tuấn Phong
Từ đầu năm 2016 tới nay, cả nước đã xuất hiện 7 ca nhiễm viêm não mô cầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Một bệnh nhân mắc viêm não mô cầu. Ảnh VNE |
Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ là một giải pháp tốt để chủ động ngừa bệnh. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu có nhiều type và thường hay gặp nhất là type A, B và C.
Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh.
Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi, trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác trong năm.
Trước kia, bệnh dễ gây thành dịch lớn và có số ca nhiễm bệnh và tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay số nhiễm bệnh đã giảm đi rất nhiều.
Theo số liệu thống kê tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh và năm có số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011 với 272 ca nhiễm viêm não mô cầu. Từ năm 2012, số ca nhiễm bệnh viêm não mô cầu cũng như các ca tử vong do bệnh đã giảm dần.
Trước đó, Thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 30 tuổi (Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nghi viêm màng não và kết quả xét nghiệm đã khẳng định bệnh nhân mắc não mô cầu nguy hiểm.
Theo tiền sử bệnh án, ngày 27/2 bệnh nhân này bắt đầu có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn và buồn nôn. Khoảng 22 giờ ngày 28/2/2016, bệnh nhân đột ngột có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao (40 độ C), đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn, có lúc không tỉnh táo. Đến 3 giờ ngày 29/2/2016, bệnh nhân được đưa vào viện đa khoa huyện Đông Anh khám và được chẩn đoán viêm màng não và chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lúc 6 giờ ngày 29/2/2016.
Sau đó vài ngày, Bệnh viện các bệnh Nhệt đới TW tiếp nhận bệnh nhân thứ 2 mắc não mô cầu. Bệnh nhân làm việc trong công trường xây dựng ở quận Hai Bà Trưng và sinh sống tại Cấn Thượng, Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Nội.
Bác sỹ Cấp cho biết phòng viêm não mô cầu khó vì mầm bệnh ở rất nhiều người. Bình thường, vi khuẩn này nằm ở hầu họng của rất nhiều người, khi có động lực nó sẽ chuyển thành viêm não mô cầu có thể do sức đề kháng của người bệnh hoặc gặp một điều kiện nào đó, vi khuẩn đó sẽ tăng động lực của mình.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải những giọt nhỏ dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh và có thể bùng phát thành dịch.
Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh.
Tuấn Phong
Bình luận