Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho rằng các chương trình Táo quân trước đây có lời lẽ dung tục, trái thuần phong mỹ tục.
Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Bộ VH-TT&DL vừa có Văn bản số 48 ngày 22-1 gửi sở VH-TT&DL các tỉnh, TP về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động NTBD trước và sau tết Nguyên đán 2015.
Theo đó Cục yêu cầu các sở phải tiếp nhận, thẩm định chặt chẽ hồ sơ và kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi cấp giấy phép. Các sở VH-TT&DL khi thẩm định các chương trình, tiết mục hài kịch, kiên quyết loại bỏ những tiết mục hài gây cười bằng những hành động, lời nói thô tục, phản cảm, thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ.
Trước đó, ngày 13/1, Cục NTBD cũng đã có công văn đề nghị Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC - đơn vị sản xuất Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2015) phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép vì tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trụ sở của đài truyền hình… Tuy nhiên, tổng đạo diễn chương trình - ông Đỗ Thanh Hải cho rằng động thái này của Cục là “thừa” và quá “nhiệt tình”.
Vì từng hát nhái không xin phép (?)
Để độc giả rõ hơn việc vì sao chương trình Táo quân 2015 bị nhắc nhở, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục NTBD đã chia sẻ thêm về vấn đề này:
- Thưa ông, phản hồi về công văn nhắc nhở của Cục, tổng đạo diễn Táo quân 2015 - ông Đỗ Thanh Hải đã đưa ra những phân tích để cho rằng “Cục NTBD không có mối liên đới nào đến hoạt động sản xuất của chúng tôi”, một trong những lý do đó là chương trình được ghi hình tại trường quay của đài. Ông bình luận gì về ý kiến này của đạo diễn Đỗ Thanh Hải?
Đó là việc của họ, còn trong công văn chúng tôi cũng ghi rõ rồi, nếu ghi hình trong trường quay của đài thì thực hiện theo Luật Báo chí, tức là các sản phẩm báo chí (báo viết, báo hình, phát thanh…) sẽ do tổng biên tập hoặc tổng giám đốc các đài phát thanh - truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung, còn ghi hình ngoài trường quay thì phải thực hiện theo Nghị định 79/2012, tức phải làm thủ tục xin phép Cục NTBD.
- Ông Hải cũng cho rằng Cục NTBD sốt sắng với chương trình kể cả khi nó chưa công bố giới thiệu, theo ông vì sao lại có sự sốt sắng đó?
Bởi vì các anh ấy làm sai nhiều năm rồi cho nên năm nay chúng tôi phải định hướng, đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
- Ông có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về sai phạm của Táo quân những năm trước đây?
Sai phạm của chương trình Táo quân từ trước đến nay trước hết là có các lời lẽ dung tục, trái với thuần phong mỹ tục; thứ hai là có những xâm phạm về quyền tác giả và quyền liên quan thông qua các bài hát chế, nhái của các nhạc sĩ.
'Táo quân động chạm ngành nào là quyền của họ'
- Việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan, trước nay Cục đã nhận được thông tin nào phản ánh của chủ sở hữu hoặc người giữ bản quyền chưa, thưa ông?
Việc tác giả kiến nghị hay không kiến nghị là một việc khác, đó là quan hệ dân sự, còn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là nhắc nhở các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi nhận thấy vi phạm các quy định của pháp luật.
- Đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ Táo quân bị chú ý nhiều là vì động chạm đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực văn hóa. Liệu đó có phải là lý do?
Không, như tôi đã nói, việc họ soi đâu, động chạm đâu là quyền của họ. Về phần mình, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước là nhắc nhở các đơn vị đã sai phạm, chúng tôi còn có cả văn bản nhắc nhở các sở VH-TT&DL trên toàn quốc.
Xin cám ơn ông!
Theo Pháp luật
Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Bộ VH-TT&DL vừa có Văn bản số 48 ngày 22-1 gửi sở VH-TT&DL các tỉnh, TP về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động NTBD trước và sau tết Nguyên đán 2015.
Theo đó Cục yêu cầu các sở phải tiếp nhận, thẩm định chặt chẽ hồ sơ và kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi cấp giấy phép. Các sở VH-TT&DL khi thẩm định các chương trình, tiết mục hài kịch, kiên quyết loại bỏ những tiết mục hài gây cười bằng những hành động, lời nói thô tục, phản cảm, thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ.
Trước đó, ngày 13/1, Cục NTBD cũng đã có công văn đề nghị Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC - đơn vị sản xuất Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2015) phải gửi hồ sơ xin cấp giấy phép vì tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trụ sở của đài truyền hình… Tuy nhiên, tổng đạo diễn chương trình - ông Đỗ Thanh Hải cho rằng động thái này của Cục là “thừa” và quá “nhiệt tình”.
Vì từng hát nhái không xin phép (?)
Ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn |
- Thưa ông, phản hồi về công văn nhắc nhở của Cục, tổng đạo diễn Táo quân 2015 - ông Đỗ Thanh Hải đã đưa ra những phân tích để cho rằng “Cục NTBD không có mối liên đới nào đến hoạt động sản xuất của chúng tôi”, một trong những lý do đó là chương trình được ghi hình tại trường quay của đài. Ông bình luận gì về ý kiến này của đạo diễn Đỗ Thanh Hải?
Đó là việc của họ, còn trong công văn chúng tôi cũng ghi rõ rồi, nếu ghi hình trong trường quay của đài thì thực hiện theo Luật Báo chí, tức là các sản phẩm báo chí (báo viết, báo hình, phát thanh…) sẽ do tổng biên tập hoặc tổng giám đốc các đài phát thanh - truyền hình chịu trách nhiệm về nội dung, còn ghi hình ngoài trường quay thì phải thực hiện theo Nghị định 79/2012, tức phải làm thủ tục xin phép Cục NTBD.
- Ông Hải cũng cho rằng Cục NTBD sốt sắng với chương trình kể cả khi nó chưa công bố giới thiệu, theo ông vì sao lại có sự sốt sắng đó?
Bởi vì các anh ấy làm sai nhiều năm rồi cho nên năm nay chúng tôi phải định hướng, đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
- Ông có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về sai phạm của Táo quân những năm trước đây?
Sai phạm của chương trình Táo quân từ trước đến nay trước hết là có các lời lẽ dung tục, trái với thuần phong mỹ tục; thứ hai là có những xâm phạm về quyền tác giả và quyền liên quan thông qua các bài hát chế, nhái của các nhạc sĩ.
Chương trình Táo quân luôn nhận được sự quan tâm của khán giả truyền hình. Trong ảnh: Một cảnh của Táo quân 2014. Ảnh: VTV |
'Táo quân động chạm ngành nào là quyền của họ'
- Việc xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan, trước nay Cục đã nhận được thông tin nào phản ánh của chủ sở hữu hoặc người giữ bản quyền chưa, thưa ông?
Việc tác giả kiến nghị hay không kiến nghị là một việc khác, đó là quan hệ dân sự, còn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là nhắc nhở các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi nhận thấy vi phạm các quy định của pháp luật.
- Đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ Táo quân bị chú ý nhiều là vì động chạm đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực văn hóa. Liệu đó có phải là lý do?
Không, như tôi đã nói, việc họ soi đâu, động chạm đâu là quyền của họ. Về phần mình, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước là nhắc nhở các đơn vị đã sai phạm, chúng tôi còn có cả văn bản nhắc nhở các sở VH-TT&DL trên toàn quốc.
Xin cám ơn ông!
Theo Pháp luật
Bình luận