Ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam khẳng định đến giờ vẫn không hề nhận được văn bản chính thức nào từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, liên quan đến việc khảo sát mua toa xe cũ từ Trung Quốc.
- Với chức năng là cơ quan quản lý về lĩnh vực đường sắt, ông đánh giá thế nào về vụ việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, khảo sát mua toa xe đã qua sử dụng từ Trung Quốc?
Cục Đường sắt là cơ quan quản lý chuyên ngành Nhà nước về lĩnh vực đường sắt, được Bộ trưởng Bộ GTVT giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành. Về sự việc vừa rồi (việc khảo sát mua toa xe đã qua sử dụng của Tổng Công ty Đường sắt - PV) rất đáng tiếc là các anh ấy không có văn bản nào xin ý kiến và báo cáo. Tôi thấy rằng rất đáng tiếc.
Bởi các anh ở Tổng Công ty có làm cần theo định hướng quy hoạch, chiến lược đã được Thủ tướng phê duyệt. Cục quản lý chuyên ngành cần được báo cáo để xin ý kiến. Chúng tôi là người tham mưu để Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đường sắt, và chúng tôi cũng là đơn vị được giao triển khai quy hoạch này. Đây là điều đáng tiếc, các anh ở Tổng Công ty phải rút kinh nghiệm.
- Đối chiếu với quy hoạch, chiến lược phát triển đường sắt đã được phê duyệt thì việc khảo sát mua toa tàu cũ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có gì bất thường không, thưa ông?
Quả thật trong tay tôi không có văn bản chính thức nào liên quan đến việc mua bán của Tổng Công ty đường sắt gửi. Các việc liên quan đến đàm phán đối tác hay gửi ý kiến đến các đơn vị chúng tôi chỉ biết trên báo chí, chứ theo đường công văn chưa nhận được văn bản nào cả. Ở góc độ quản lý, tôi cho rằng để đầu tư mua sắm với khối lượng như vậy cần tuân thủ Luật đầu tư công. Đầu tiên các anh phải đi lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rồi triển khai dự án.
- Vậy vai trò quản lý Nhà nước của Cục Đường sắt ở đâu trong sự việc trên?
Tổng Công ty đường sắt là doanh nghiệp, chúng tôi không thể nào can thiệp sâu vào quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Còn khi làm, các anh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trong đó Hội đồng thành viên là đại diện vốn nhà nước phải sát sao việc đó.
Khi làm không được thì các anh nên có báo cáo và xin ý kiến của Cục quản lý chuyên ngành. Bởi chúng tôi là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GTVT về việc này. Công ty con nên có báo cáo gửi công ty mẹ và Công ty mẹ có báo cáo gửi lên Cục đường sắt. Đấy là cách làm chuẩn, tập trung thống nhất về góc độ quản lý.
Còn hiện tại, tôi chưa biết ở Tổng Công ty các anh làm với mức độ nào. Các anh đầu tư một lô hàng như vậy phải có dự án, còn trình tự thực hiện dự án thế nào, ở dưới các anh cũng phải thuộc bài. Thực tế, các anh ở Tổng Công ty làm chúng tôi không nắm được, khi báo chí đăng, Bộ trưởng Đinh La Thăng hỏi chúng tôi mới biết có việc đó. Rất tiếc vụ việc này chúng tôi không được báo cáo cụ thể, nếu có báo cáo chúng tôi sẽ có hướng dẫn để làm.
Tôi chưa rõ chất lượng lô toa xe thế nào vì chỉ qua báo chí đưa. Còn đúng ra khi Tổng Công ty đi đàm phán nên mời Cục Đăng kiểm, Vụ Khoa học Công nghệ là những đơn vị chuyên ngành sẽ góp ý sát với việc đầu tư. Cho nên tôi đã nói là phải lập dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi sự việc xảy ra, ông có nhận xét gì về cách xử lý cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam?
Quả thật tôi cũng không biết các anh ấy xử lý thế nào, bởi từ hôm trước đến giờ các anh cũng vẫn không có báo cáo gì cả. Việc này Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác rồi.
- Tổ công tác kiểm tra quy trình nghiên cứu mua toa xe đã qua sử dụng nhưng không có thành viên của Cục Đường sắt, ông có kiến nghị để có thành viên tham gia không?
Lãnh đạo Bộ GTVT đã chọn các thành viên có thể thực hiện công việc đạt hiệu quả nhất và Tổ công tác đã được thành lập, chúng tôi cũng không có ý kiến.
Trong vụ việc này, có những văn bản có bút phê của lãnh đạo Tổng Công ty. Nếu không có bút phê đó, liệu Công ty con có gửi văn bản đến các Bộ xin ý kiến không thưa ông?
Tôi cũng không biết trước đây các anh thống nhất trong nội bộ thế nào. Tôi thấy rằng cần xem lại phân cấp của Tổng Công ty là Công ty mẹ với Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội để xem công ty con được làm đến đâu. Cần xem lại Tổng Công ty đã phân quyền cho Công ty dưới được làm những gì.
- Vậy ngoài việc Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt bị điều chuyển, ông có cho rằng lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt cũng phải có trách nhiệm trong việc này?
Tôi nghĩ các lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt cũng nắm được quy định của Luật doanh nghiệp và vai trò của Hội đồng thành viên, có quy chế trong nội bộ phải thực hiện. Cái gì trong thẩm quyền, cái gì vượt quá thẩm quyền HĐTV phải xử lý theo quy định pháp luật.
Cảm ơn ông!
Nguồn: Dân Việt
- Với chức năng là cơ quan quản lý về lĩnh vực đường sắt, ông đánh giá thế nào về vụ việc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu, khảo sát mua toa xe đã qua sử dụng từ Trung Quốc?
Cục Đường sắt là cơ quan quản lý chuyên ngành Nhà nước về lĩnh vực đường sắt, được Bộ trưởng Bộ GTVT giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành. Về sự việc vừa rồi (việc khảo sát mua toa xe đã qua sử dụng của Tổng Công ty Đường sắt - PV) rất đáng tiếc là các anh ấy không có văn bản nào xin ý kiến và báo cáo. Tôi thấy rằng rất đáng tiếc.
Bởi các anh ở Tổng Công ty có làm cần theo định hướng quy hoạch, chiến lược đã được Thủ tướng phê duyệt. Cục quản lý chuyên ngành cần được báo cáo để xin ý kiến. Chúng tôi là người tham mưu để Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành đường sắt, và chúng tôi cũng là đơn vị được giao triển khai quy hoạch này. Đây là điều đáng tiếc, các anh ở Tổng Công ty phải rút kinh nghiệm.
- Đối chiếu với quy hoạch, chiến lược phát triển đường sắt đã được phê duyệt thì việc khảo sát mua toa tàu cũ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có gì bất thường không, thưa ông?
Quả thật trong tay tôi không có văn bản chính thức nào liên quan đến việc mua bán của Tổng Công ty đường sắt gửi. Các việc liên quan đến đàm phán đối tác hay gửi ý kiến đến các đơn vị chúng tôi chỉ biết trên báo chí, chứ theo đường công văn chưa nhận được văn bản nào cả. Ở góc độ quản lý, tôi cho rằng để đầu tư mua sắm với khối lượng như vậy cần tuân thủ Luật đầu tư công. Đầu tiên các anh phải đi lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rồi triển khai dự án.
Ông Vũ Quang Khôi - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam. |
- Vậy vai trò quản lý Nhà nước của Cục Đường sắt ở đâu trong sự việc trên?
Tổng Công ty đường sắt là doanh nghiệp, chúng tôi không thể nào can thiệp sâu vào quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Còn khi làm, các anh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trong đó Hội đồng thành viên là đại diện vốn nhà nước phải sát sao việc đó.
Khi làm không được thì các anh nên có báo cáo và xin ý kiến của Cục quản lý chuyên ngành. Bởi chúng tôi là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GTVT về việc này. Công ty con nên có báo cáo gửi công ty mẹ và Công ty mẹ có báo cáo gửi lên Cục đường sắt. Đấy là cách làm chuẩn, tập trung thống nhất về góc độ quản lý.
Còn hiện tại, tôi chưa biết ở Tổng Công ty các anh làm với mức độ nào. Các anh đầu tư một lô hàng như vậy phải có dự án, còn trình tự thực hiện dự án thế nào, ở dưới các anh cũng phải thuộc bài. Thực tế, các anh ở Tổng Công ty làm chúng tôi không nắm được, khi báo chí đăng, Bộ trưởng Đinh La Thăng hỏi chúng tôi mới biết có việc đó. Rất tiếc vụ việc này chúng tôi không được báo cáo cụ thể, nếu có báo cáo chúng tôi sẽ có hướng dẫn để làm.
Tôi chưa rõ chất lượng lô toa xe thế nào vì chỉ qua báo chí đưa. Còn đúng ra khi Tổng Công ty đi đàm phán nên mời Cục Đăng kiểm, Vụ Khoa học Công nghệ là những đơn vị chuyên ngành sẽ góp ý sát với việc đầu tư. Cho nên tôi đã nói là phải lập dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi sự việc xảy ra, ông có nhận xét gì về cách xử lý cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam?
Quả thật tôi cũng không biết các anh ấy xử lý thế nào, bởi từ hôm trước đến giờ các anh cũng vẫn không có báo cáo gì cả. Việc này Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác rồi.
- Tổ công tác kiểm tra quy trình nghiên cứu mua toa xe đã qua sử dụng nhưng không có thành viên của Cục Đường sắt, ông có kiến nghị để có thành viên tham gia không?
Lãnh đạo Bộ GTVT đã chọn các thành viên có thể thực hiện công việc đạt hiệu quả nhất và Tổ công tác đã được thành lập, chúng tôi cũng không có ý kiến.
Trong vụ việc này, có những văn bản có bút phê của lãnh đạo Tổng Công ty. Nếu không có bút phê đó, liệu Công ty con có gửi văn bản đến các Bộ xin ý kiến không thưa ông?
Tôi cũng không biết trước đây các anh thống nhất trong nội bộ thế nào. Tôi thấy rằng cần xem lại phân cấp của Tổng Công ty là Công ty mẹ với Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội để xem công ty con được làm đến đâu. Cần xem lại Tổng Công ty đã phân quyền cho Công ty dưới được làm những gì.
- Vậy ngoài việc Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt bị điều chuyển, ông có cho rằng lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt cũng phải có trách nhiệm trong việc này?
Tôi nghĩ các lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt cũng nắm được quy định của Luật doanh nghiệp và vai trò của Hội đồng thành viên, có quy chế trong nội bộ phải thực hiện. Cái gì trong thẩm quyền, cái gì vượt quá thẩm quyền HĐTV phải xử lý theo quy định pháp luật.
Cảm ơn ông!
Nguồn: Dân Việt
Bình luận