Cử tạ là môn mà đoàn thể thao Việt Nam giành được huy chương đầu tiên ở Paralympic 2024. Đô cử Lê Văn Công (từng giành huy chương vàng cử tạ Paralympic 2016, huy chương bạc Paralympic 2020) đoạt huy chương đồng ở hạng cân 49kg với mức tạ 171 kg.
Sau Lê Văn Công, Nguyễn Bình An thi đấu ở hạng cân 54kg. Tuy nhiên, vận động viên này không hoàn thành phần thi.
Đoàn Việt Nam vẫn còn 2 vận động viên thi đấu ở môn cử tạ tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024.
Châu Hoàng Tuyết Loan tranh tài ở nội dung nữ 55 kg. Đặng Thị Linh Phượng góp mặt ở chung kết hạng cân 50 kg. Cả 2 nội dung này đều diễn ra lúc 17h hôm nay 5/9.
Thông tin về môn cử tạ Paralympic
Từ năm 2000, cử tạ vẫn luôn có ít nhất 20 nội dung thi đấu tại các kỳ Paralympic. Môn thể thao này là một trong những sự kiện được mong chờ nhất mỗi kỳ Thế vận hội dành cho người khuyết tật.
Môn cử tạ xuất hiện lần đầu tiên tại Paralympic vào năm 1984. Ban đầu, môn này chỉ có các nội dung dành cho nam. Tới 2000, các VĐV nữ mới có cơ hội tranh tài ở môn cử tạ Paralympic.
Trung Quốc là quốc gia thành công nhất ở môn cử tạ Paralympic, với 36 HCV, 26 HCB và 22 HCĐ. Những huyền thoại cử tạ Paralympic của Trung Quốc phải kể tới Hu Dandan hay Tan Yuijao, 2 đô cử từng giành HCV và phá kỷ lục thế giới.
Cử tạ Paralympic cũng là môn có hy vọng huy chương của đoàn thể thao Việt Nam. Lực sĩ Lê Văn Công giành 3 huy chương Paralympic từ năm 2016 đến nay.
Anh phá kỷ lục Paralympic với mức tạ 183kg để giành huy chương vàng tại Rio de Janeiro (Brazil) cách đây 8 năm. Ngoài ra, Lê Văn Công cũng giữ kỷ lục thế giới ở hạng 49kg, với mức tạ 183,5kg.
Tại Paralympic 2020 (diễn ra năm 2021), Lê Văn Công về nhì. Anh đạt mức tạ bằng với người giành huy chương vàng. Tuy nhiên, do trọng lượng cơ thể nặng hơn đối thủ 100g nên lực sĩ Việt Nam phải xếp sau.
Cử tạ Paralympic có gì khác Olympic
Môn cử tạ Paralympic là biến thể của môn cử tạ truyền thống. Thay vì thi cử đẩy và cử giật như các VĐV khỏe mạnh, các đô cử gặp khiếm khuyết sẽ thực hiện phần thi bench press (đẩy ngực). VĐV được đăng ký mức tạ tùy ý.
Những VĐV mắc khiếm khyết ở vùng hôm dưới, đồng thời mắc thêm ít nhất 1 trong 8 bệnh mãn tính do Ủy ban Paralympic quy định. sẽ được tham gia thi đấu môn cử tạ giành cho người khuyết tật.
Các lực sĩ được xếp thi đấu theo giới tính và hạng cân. Ngoài đấu trường Thế vận hội, môn cử tạ Paralympic còn có hệ thống giải đấu toàn cầu như giải vô địch thế giới IPC, cuộc thi cử tạ quốc tế Fazaa hay World Cup cử tạ Para.
Bình luận