Thế nhưng, đó là sự thật "cụ sinh viên" sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp.
Đó là câu chuyện đặc biệt của cụ Hoàng Ân (sinh năm 1933) ở Tân Phượng, Tân Mỹ, Bắc Giang. Hiện đang là sinh viên năm thứ 4, ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội.
"Cụ sinh viên" Hoàng Ân nguyên là Kế toán trưởng Công ty Ngoại thương Hà Bắc thập niên 70, 80 thế kỷ trước. Hỏi cụ Ân vì lý do gì mà phải đợi cho tới khi tuổi đã "gần kề miệng lỗ" rồi mới đăng ký đi học thì cụ bảo: "Trước đó, tôi còn phải lo cho con cái ăn học rồi dựng vợ gả chồng. Đến giờ khi 10 đứa con của tôi đã yên bề gia thất, nói chung là đã thanh thản rồi thì tôi mới dám nghĩ đến chuyện học hành của riêng mình".
Trong căn nhà cấp 4 cổ kính, cụ Ân vẫn còn rất minh mẫn ngồi bên bàn học và thư viện sách mini của riêng mình. Cầm chiếc thẻ sinh viên và giấy báo nhập học trên tay, cụ Ân hồi tưởng lại quá trình “đi tìm chữ” ở giảng đường đại học của mình. Đó là con đường rất dài, bị gián đoạn và sắp tới đích.
Ngày bé, khi mới học lớp 2, vì hoàn cảnh chiến tranh li tán, cụ phải nghỉ giữa chừng, mấy năm sau mới quay lại học được đến lớp 8. Sau đó một thời gian, cụ đi bộ đội và đi làm.
Năm 1965, quay trở lại con đường học, cụ Ân thi vào ngành Kế toán - Trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương, nay là Học viện Tài chính. Trải qua 6 năm học: 1 năm học dự bị và 5 năm học tập trung, năm 1970 cụ mới tốt nghiệp đại học.
Sau hơn 20 năm công tác tại Công ty Ngoại thương Hà Bắc, năm 1989, cụ nghỉ hưu. Ở nhà, cụ tiếp tục mày mò nghiên cứu lịch sử.
Năm 2009, khi trúng tuyển vào Đại học Mở, cụ Ân đến trường, trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của các bạn sinh viên. “Ngày mới nhập học ở trường, các sinh viên trẻ tuổi ai cũng nhìn, có người còn hỏi tôi tìm ai ở đây. Tôi trả lời tôi đi tìm chữ. Còn các thầy cô giáo thường gọi vui, chào tôi là giáo sư” - cụ Ân kể lại.
Nói về lí do chọn ngành Luật, cụ Hoàng Ân chia sẻ: “Học luật là để phục vụ cho đam mê viết sử, nó làm cho viết sử hay và xúc tích hơn. Hơn nữa, học luật còn giúp bà con giải quyết nhiều khúc mắc trong sinh hoạt, trong gia đình như quyền thừa kế, thủ tục đất đai nhà cửa, quy định pháp luật về hôn nhân, quyền và nghĩa vụ công dân…
Nhiều khi bà con không nắm được luật nên dễ bị mắc sai lầm khi xảy ra tranh chấp hay vướng mắc khó gỡ, mình biết về luật nên nói cho bà con nghe và hiểu".
Trước đó, cụ Ân có quen biết với cụ Nguyễn Văn Thành (74 tuổi, sống ở TP Bắc Giang), nguyên là Trưởng phòng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang. Cụ Thành nghỉ hưu nên có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, không giống như nhiều người già về hưu khác lấy việc đánh cờ, chè thuốc làm vui. Cụ Thành luôn muốn mình phải làm việc gì đó thật có ích. Và ý định đi học để mở mang kiến thức được cụ Thành ấp ủ.
Cụ Thành kể: "Tôi nung nấu ý định đi học, sau đó vào nhà ông Ân nói cho ông ấy về dự định đó. Không ngờ ông Ân ủng hộ luôn. Ông ấy bảo ông ấy cũng muốn đi học cùng. Ban đầu ông Ân còn tưởng chúng tôi phải xuống tận Hà Nội học. Nhưng tôi bảo, Viện Đại học Mở họ có cả cơ sở ở Bắc Giang nên không phải đi đâu xa. Sau đấy, cụ Ân còn rủ cả ông Ngô Thế Hưng (60 tuổi) là người cùng thôn đi học cùng".
Gần 4 năm trôi qua, cả ba ông đều đã là sinh viên năm cuối, sắp tốt nghiệp Khoa Luật kinh tế của Trường Đại học Mở. Hỏi các cụ rằng "Các lão sinh viên đã từng phải thi lại lần nào chưa?" thì cụ Thành và cụ Ân nhìn nhau cười tủm tỉm: "Sinh viên mà, cũng phải thi lại chứ. Ông Ân tai còn hơi nghễnh ngãng nên phải thi lại nhiều hơn tôi" - ông Thành nói.
Với cụ Ân thì “Học là niềm vui. Mình già rồi nhiều khi mất ngủ, một đêm cũng chỉ ngủ được vài ba tiếng. Những lúc ấy mà không có sách thì đêm dài lắm” – cụ Thành cười nói.
Chỉ hai tháng nữa thôi các cụ có thể hãnh diện cầm tấm bằng đại học trong tay. Đó không phải là thành tích để "sĩ diện với đời" mà đó chính là để các cụ thấy cuộc sống này dù còn sống chỉ một ngày cũng phải sống có ích.
Ngoài việc học, cụ Ân thường tham gia các hội thảo, nghiên cứu lịch sử cùng với các chuyên gia đầu ngành của cả nước. Viết sử và bảo tồn di sản địa phương là việc mà cụ Ân cho biết sẽ theo đuổi cho đến hết đời, để lưu giữ lịch sử cho con cháu sau này.
» Cụ ông 81 tuổi là sinh viên năm cuối
» Cụ ông 93 tuổi tốt nghiệp đại học bằng kép
» Cụ bà 100 tuổi tốt nghiệp tiểu học
Theo ĐS&PL
Đó là câu chuyện đặc biệt của cụ Hoàng Ân (sinh năm 1933) ở Tân Phượng, Tân Mỹ, Bắc Giang. Hiện đang là sinh viên năm thứ 4, ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội.
"Cụ sinh viên" Hoàng Ân nguyên là Kế toán trưởng Công ty Ngoại thương Hà Bắc thập niên 70, 80 thế kỷ trước. Hỏi cụ Ân vì lý do gì mà phải đợi cho tới khi tuổi đã "gần kề miệng lỗ" rồi mới đăng ký đi học thì cụ bảo: "Trước đó, tôi còn phải lo cho con cái ăn học rồi dựng vợ gả chồng. Đến giờ khi 10 đứa con của tôi đã yên bề gia thất, nói chung là đã thanh thản rồi thì tôi mới dám nghĩ đến chuyện học hành của riêng mình".
Thẻ sinh viên Trường ĐH Mở của 'cụ sinh viên' 84 tuổi. |
Ngày bé, khi mới học lớp 2, vì hoàn cảnh chiến tranh li tán, cụ phải nghỉ giữa chừng, mấy năm sau mới quay lại học được đến lớp 8. Sau đó một thời gian, cụ đi bộ đội và đi làm.
Năm 1965, quay trở lại con đường học, cụ Ân thi vào ngành Kế toán - Trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương, nay là Học viện Tài chính. Trải qua 6 năm học: 1 năm học dự bị và 5 năm học tập trung, năm 1970 cụ mới tốt nghiệp đại học.
Sau hơn 20 năm công tác tại Công ty Ngoại thương Hà Bắc, năm 1989, cụ nghỉ hưu. Ở nhà, cụ tiếp tục mày mò nghiên cứu lịch sử.
Bằng tốt nghiệp đại học năm 1970, cụ Ân vẫn lưu giữ cẩn thận. |
Nói về lí do chọn ngành Luật, cụ Hoàng Ân chia sẻ: “Học luật là để phục vụ cho đam mê viết sử, nó làm cho viết sử hay và xúc tích hơn. Hơn nữa, học luật còn giúp bà con giải quyết nhiều khúc mắc trong sinh hoạt, trong gia đình như quyền thừa kế, thủ tục đất đai nhà cửa, quy định pháp luật về hôn nhân, quyền và nghĩa vụ công dân…
Nhiều khi bà con không nắm được luật nên dễ bị mắc sai lầm khi xảy ra tranh chấp hay vướng mắc khó gỡ, mình biết về luật nên nói cho bà con nghe và hiểu".
Cụ Ân học luật là để phục vụ cho đam mê viết sử. |
Cụ Thành kể: "Tôi nung nấu ý định đi học, sau đó vào nhà ông Ân nói cho ông ấy về dự định đó. Không ngờ ông Ân ủng hộ luôn. Ông ấy bảo ông ấy cũng muốn đi học cùng. Ban đầu ông Ân còn tưởng chúng tôi phải xuống tận Hà Nội học. Nhưng tôi bảo, Viện Đại học Mở họ có cả cơ sở ở Bắc Giang nên không phải đi đâu xa. Sau đấy, cụ Ân còn rủ cả ông Ngô Thế Hưng (60 tuổi) là người cùng thôn đi học cùng".
Gần 4 năm trôi qua, cả ba ông đều đã là sinh viên năm cuối, sắp tốt nghiệp Khoa Luật kinh tế của Trường Đại học Mở. Hỏi các cụ rằng "Các lão sinh viên đã từng phải thi lại lần nào chưa?" thì cụ Thành và cụ Ân nhìn nhau cười tủm tỉm: "Sinh viên mà, cũng phải thi lại chứ. Ông Ân tai còn hơi nghễnh ngãng nên phải thi lại nhiều hơn tôi" - ông Thành nói.
Với cụ Ân thì “Học là niềm vui. Mình già rồi nhiều khi mất ngủ, một đêm cũng chỉ ngủ được vài ba tiếng. Những lúc ấy mà không có sách thì đêm dài lắm” – cụ Thành cười nói.
Bản thảo mà cụ Hoàng Ân biên soạn về lịch sử địa phương. Hiện tại cụ nghiên cứu về đề tài tục thờ cúng tín ngưỡng và thờ thành hoàng làng ở các địa phương. |
Ngoài việc học, cụ Ân thường tham gia các hội thảo, nghiên cứu lịch sử cùng với các chuyên gia đầu ngành của cả nước. Viết sử và bảo tồn di sản địa phương là việc mà cụ Ân cho biết sẽ theo đuổi cho đến hết đời, để lưu giữ lịch sử cho con cháu sau này.
» Cụ ông 81 tuổi là sinh viên năm cuối
» Cụ ông 93 tuổi tốt nghiệp đại học bằng kép
» Cụ bà 100 tuổi tốt nghiệp tiểu học
Theo ĐS&PL
Bình luận