(VTC News ) - Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần lễ, từ 5/3 đến 11/3, người tiêu dùng Việt Nam đã đón nhận tới 2 thông tin liên tục về điều chỉnh tăng giá xăng và điện.
Điện tăng giá khi EVN tiếp tục báo lỗ
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 5/3 với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình bày báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015 với mức tăng 7,5%, nâng giá bán điện bình quân lên thành 1.622,05 đồng/kWh.
Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất 1/6/2014, giá điện đã nhấp nhổm tăng và đã từng có thông tin điều này sớm muộn cũng sẽ xảy ra vào khoảng cuối tháng 12/2014, tuy nhiên, đến tận tháng 3/2015, Chính phủ mới phê duyệt yêu cầu tăng giá điện từ EVN.
Lý do được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra cho việc đề xuất tăng giá điện là chi phí đầu vào của cơ quan này tăng tới 12% và trong gần 2 năm nay, giá của dầu, khí, than liên tục tăng.
Ngoài ra một số các khoản chi phí khác như: Chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: 1.019,16 tỷ đồng; Chi phí lắp đặt tụ bù để nâng cao chất lượng điện áp; ; Bổ sung chi phí môi trường rừng năm 2011, 2012 của các nhà máy đến 30MW: 166,52 tỷ đồng….
Khoản chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2013 còn chưa phân bổ: 8.811 tỷ đồng. Theo phương án giá điện được phê duyệt thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được phân bổ vào năm 2015 là khoảng 926 tỷ, số tiền chênh lệch còn lại được phân bổ vào các năm từ 2016 trở về sau là khoảng 7.880 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc tăng giá điện lần này là "hoàn toàn vô lý". Lý do về việc chi phí đầu vào tăng lên quá cao trong thời gian qua là không thuyết phụ khi giá dầu thế giới đã giảm quá mạnh, từng xuống đến mức dưới 50 USD/thùng.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khẳng định những lần tăng giá trong những năm trước của EVN đã làm giảm phần nhiều số tiền lỗ của Tập đoàn này.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng mức lương cơ sở hiện tại (1,15 triệu đồng) chỉ đáp ứng khoảng 35,6% so với mức chi cho nhu cầu sống tối thiểu.
Giá xăng và cú quay đầu tăng giá
Khi mà thông tin về việc tăng lương vào đầu năm 2016 còn chưa hết nóng hổi, người tiêu dùng Việt lại tiếp tục nín thở chờ đợi những động tĩnh từ giá xăng khi "người bạn cùng tiến" là điện vừa được thông qua mức tăng 7,5%.
Sự lo lắng của người tiêu dùng càng trở nên có cơ sở hơn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp và công bố tăng thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng lên 300% (1.000 đồng lên 3.000 đồng) sáng ngày 10/3. Bộ Trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày là để bù một phần giảm thu ngân sách.
Ngay lập tức, giá xăng trong nước đã thực hiện cú quay đầu ngoạn mục tăng giá mạnh với 1.600 đồng/lít dành cho xăng RON 92 sau 15 lần liên tiếp giảm trong 6 tháng trở lại đây. Lý do muôn thuở vẫn được đưa ra: Giá xăng dầu thế giới đang trong xu hướng tăng.
Một lý do khác được đưa nghĩ tới cho việc điều chỉnh này là giá điện và xăng cao có thể dẫn tới việc các doanh nghiệp và người dân sẽ tiết kiệm hơn trong việc sử dụng của mình.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không đồng tình với ý kiến này và cho rằng hiện tại tiêu dùng năng lượng của nước ta không hề cao. Các doanh nghiệp cũng đã phải tính toán đầu tư rất nhiều về vấn đề tiết kiệm tài nguyên nên khi giá tăng mạnh như hiện tại, động lực đầu tư sẽ không còn.
Bà cũng khẳng định để tiết kiệm năng lượng thì chính các doanh nghiệp điện lực, xăng dầu cần phải cải thiện khả năng kinh doanh của mình trước khi kêu gọi người dân phải giảm thiểu sử dụng.
Lo ngại ồ ạt tăng giá của các doanh nghiệp
Bản thân các chuyên gia kinh tế khi trao đổi về "cú đúp tăng giá xăng, điện" cũng lo ngại rằng người dân rồi sẽ tiếp tục quay cuồng trong thời kỳ bão giá khi các mặt hàng tiêu dùng sẽ "té nước theo mưa'" và đội giá lên nhiều sau khi xăng, điện rủ nhau tăng giá.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tăng giá xăng và điện ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp trong việc sản xuất khi vốn dĩ họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế, bây giờ lại phải đối mặt với việc chi phí đầu vào tăng mạnh.
Điển hình là các doanh nghiệp về vật liệu xây dựng như thép, xi măng...
"Chắc chắn giá thành sản phẩm của họ sẽ phải thay đổi trong thời gian tới", bà Lan khẳng định.
Bên cạnh đó, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nhắc đến các doanh nghiệp vận tải.
Bà Lan cho rằng, các doanh nghiệp này đang rất chậm chạp trong quá trình giảm giá cước mà Nhà nước chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, khi giá các nguyên liệu thiết yếu như xăng dầu lại tăng mạnh sẽ khiến họ mất cơ sở để giảm giá, thậm chí có thể tăng giá trở lại.
Một khía cạnh đáng chú ý khác của vấn đề này là với con số lạm phát. Theo ý kiến của chuyên gia Phạm Chi Lan, trong hai tháng đầu năm 2015, gần như không có tình trạng lạm phát ở nước ta nhưng quyết định điều chỉnh hai mặt hàng trên có thể sẽ làm mọi thứ thay đổi.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định rằng việc giá xăng và giá điện tăng mạnh rõ ràng sẽ mang lại nhiều điều "mất" hơn là "được", tuy nhiên khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì cần phải chấp nhận thực tế này.
Ông cũng cho biết thêm khi hai mặt hàng thiết yếu này cùng "dắt tay" nhau đi lên, các chi phí sản xuất của nhiều ngành công nghiệp sẽ bị đội lên đáng kể. Về lâu dài, điều này có thể dẫn tới việc phát triển kinh tế bị ảnh hưởng, GDP sẽ giảm. Đây là điều mà không ai mong muốn.
Chuyên gia Ngô Trí Long lo ngại việc tăng giá ồ ạt của các mặt hàng nhu yếu phẩm khác theo giá xăng và điện. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn và phải thay đổi chính sách giá của mình để phù hợp với các biến động.
Khánh Huy
Điện tăng giá khi EVN tiếp tục báo lỗ
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 5/3 với sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trình bày báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015 với mức tăng 7,5%, nâng giá bán điện bình quân lên thành 1.622,05 đồng/kWh.
Kể từ lần điều chỉnh gần đây nhất 1/6/2014, giá điện đã nhấp nhổm tăng và đã từng có thông tin điều này sớm muộn cũng sẽ xảy ra vào khoảng cuối tháng 12/2014, tuy nhiên, đến tận tháng 3/2015, Chính phủ mới phê duyệt yêu cầu tăng giá điện từ EVN.
Lý do được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra cho việc đề xuất tăng giá điện là chi phí đầu vào của cơ quan này tăng tới 12% và trong gần 2 năm nay, giá của dầu, khí, than liên tục tăng.
Giá điện sẽ tăng 7,5% từ ngày 16/3 |
Khoản chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2013 còn chưa phân bổ: 8.811 tỷ đồng. Theo phương án giá điện được phê duyệt thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được phân bổ vào năm 2015 là khoảng 926 tỷ, số tiền chênh lệch còn lại được phân bổ vào các năm từ 2016 trở về sau là khoảng 7.880 tỷ đồng.
Giá điện tăng sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân |
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khẳng định những lần tăng giá trong những năm trước của EVN đã làm giảm phần nhiều số tiền lỗ của Tập đoàn này.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng mức lương cơ sở hiện tại (1,15 triệu đồng) chỉ đáp ứng khoảng 35,6% so với mức chi cho nhu cầu sống tối thiểu.
Giá xăng và cú quay đầu tăng giá
Khi mà thông tin về việc tăng lương vào đầu năm 2016 còn chưa hết nóng hổi, người tiêu dùng Việt lại tiếp tục nín thở chờ đợi những động tĩnh từ giá xăng khi "người bạn cùng tiến" là điện vừa được thông qua mức tăng 7,5%.
Sự lo lắng của người tiêu dùng càng trở nên có cơ sở hơn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp và công bố tăng thuế Bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng lên 300% (1.000 đồng lên 3.000 đồng) sáng ngày 10/3. Bộ Trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày là để bù một phần giảm thu ngân sách.
Xăng luôn song hành với điện |
|
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không đồng tình với ý kiến này và cho rằng hiện tại tiêu dùng năng lượng của nước ta không hề cao. Các doanh nghiệp cũng đã phải tính toán đầu tư rất nhiều về vấn đề tiết kiệm tài nguyên nên khi giá tăng mạnh như hiện tại, động lực đầu tư sẽ không còn.
Bà cũng khẳng định để tiết kiệm năng lượng thì chính các doanh nghiệp điện lực, xăng dầu cần phải cải thiện khả năng kinh doanh của mình trước khi kêu gọi người dân phải giảm thiểu sử dụng.
Lo ngại ồ ạt tăng giá của các doanh nghiệp
Bản thân các chuyên gia kinh tế khi trao đổi về "cú đúp tăng giá xăng, điện" cũng lo ngại rằng người dân rồi sẽ tiếp tục quay cuồng trong thời kỳ bão giá khi các mặt hàng tiêu dùng sẽ "té nước theo mưa'" và đội giá lên nhiều sau khi xăng, điện rủ nhau tăng giá.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc tăng giá xăng và điện ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp trong việc sản xuất khi vốn dĩ họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nền kinh tế, bây giờ lại phải đối mặt với việc chi phí đầu vào tăng mạnh.
Điển hình là các doanh nghiệp về vật liệu xây dựng như thép, xi măng...
"Chắc chắn giá thành sản phẩm của họ sẽ phải thay đổi trong thời gian tới", bà Lan khẳng định.
Bên cạnh đó, chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nhắc đến các doanh nghiệp vận tải.
Bà Lan cho rằng, các doanh nghiệp này đang rất chậm chạp trong quá trình giảm giá cước mà Nhà nước chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, khi giá các nguyên liệu thiết yếu như xăng dầu lại tăng mạnh sẽ khiến họ mất cơ sở để giảm giá, thậm chí có thể tăng giá trở lại.
Một khía cạnh đáng chú ý khác của vấn đề này là với con số lạm phát. Theo ý kiến của chuyên gia Phạm Chi Lan, trong hai tháng đầu năm 2015, gần như không có tình trạng lạm phát ở nước ta nhưng quyết định điều chỉnh hai mặt hàng trên có thể sẽ làm mọi thứ thay đổi.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định rằng việc giá xăng và giá điện tăng mạnh rõ ràng sẽ mang lại nhiều điều "mất" hơn là "được", tuy nhiên khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì cần phải chấp nhận thực tế này.
Ông cũng cho biết thêm khi hai mặt hàng thiết yếu này cùng "dắt tay" nhau đi lên, các chi phí sản xuất của nhiều ngành công nghiệp sẽ bị đội lên đáng kể. Về lâu dài, điều này có thể dẫn tới việc phát triển kinh tế bị ảnh hưởng, GDP sẽ giảm. Đây là điều mà không ai mong muốn.
Chuyên gia Ngô Trí Long lo ngại việc tăng giá ồ ạt của các mặt hàng nhu yếu phẩm khác theo giá xăng và điện. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn và phải thay đổi chính sách giá của mình để phù hợp với các biến động.
Khánh Huy
Bình luận