(VTC News) - Hàng loạt các mạng xã hội Singapore đồng loạt lên tiếng chỉ trích, yêu cầu ông chủ tiệm Mobile Air phải bồi thường cho công dân Việt Nam bị lừa.
Ngày 4/10, một du khách Việt bị người bán hàng lợi dụng sơ hở, lừa bán chiếc iPhone 6 với giá 'cắt cổ' tại tiệm Mobile Air, nằm trong khu mua bán Sim Lim Square ở Singarope.
Vụ việc trở nên ầm ĩ sau khi thông tin được đăng tải trên nhiều trang mạng và phương tiện truyền thông Singapore cũng như Việt Nam.
Ngày 4/10, một du khách Việt bị người bán hàng lợi dụng sơ hở, lừa bán chiếc iPhone 6 với giá 'cắt cổ' tại tiệm Mobile Air, nằm trong khu mua bán Sim Lim Square ở Singarope.
Vụ việc trở nên ầm ĩ sau khi thông tin được đăng tải trên nhiều trang mạng và phương tiện truyền thông Singapore cũng như Việt Nam.
Phẫn nộ trước hành động lợi dụng khách hàng của chủ tiệm Mobile Air, dân mạng Singapore tổ chức lên án, chỉ trích và yêu cầu bồi thường cho người bị lừa.
Theo tờ Straits Times, các hoạt động cá nhân của Jover Chew, chủ tiệm điện thoại liên tục bị đăng tải lên mạng xã hội kèm theo những lời bình luận châm biếm của người dùng.
Bên cạnh đó, dân mạng Singapore cũng lên kế hoạch quyên góp ủng hộ cho anh Thoại - người bị lừa mua iPhone giá cao - để lấy lại hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế.
Số tiền quyên góp được sẽ dùng để mua cho anh Thoại một chiếc iPhone, sản phẩm anh mất tiền nhưng vẫn không mua được ở Singapore. Theo Strairs Times, tính đến 18h ngày 5/10, số tiền quyên góp đã lên đến hơn 3.000 USD.
Ngày 4/10, thông tin về vụ mua bán lừa đảo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Theo đó, người bị lừa là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái tại cửa hàng Mobile Air, khu Sim Lim Square.
Cửa hàng này báo giá chiếc iPhone 6 là 950 SGD, tức khoảng 16 triệu đồng. Vị khách đồng ý mua và trả bằng tiền mặt. Sau đó, nhân viên cửa hàng tiếp tục hỏi liệu anh có muốn mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm hay không.
Do không rành tiếng Anh, anh tưởng rằng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý sử dụng gói bảo hành một năm. Hóa đơn được in ra và anh ký mà không đọc kỹ.
Đến khi chuẩn bị rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về.
Sau đó, nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát và Hội bảo vệ người tiêu dùng, vị khách được cửa hàng hoàn trả 400 SGD. Tuy nhiên, do đã ký vào hóa đơn nên số tiền còn lại vị khách du lịch không được hoàn trả toàn bộ 950 SGD đã thanh toán.
Tùng Đinh (Theo Straits Times)
Tiệm Mobile Air ngày 5/10 đóng cửa vì áp lực dư luận |
Theo tờ Straits Times, các hoạt động cá nhân của Jover Chew, chủ tiệm điện thoại liên tục bị đăng tải lên mạng xã hội kèm theo những lời bình luận châm biếm của người dùng.
Bên cạnh đó, dân mạng Singapore cũng lên kế hoạch quyên góp ủng hộ cho anh Thoại - người bị lừa mua iPhone giá cao - để lấy lại hình ảnh đất nước với bạn bè quốc tế.
Số tiền quyên góp được sẽ dùng để mua cho anh Thoại một chiếc iPhone, sản phẩm anh mất tiền nhưng vẫn không mua được ở Singapore. Theo Strairs Times, tính đến 18h ngày 5/10, số tiền quyên góp đã lên đến hơn 3.000 USD.
Ngày 4/10, thông tin về vụ mua bán lừa đảo xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Theo đó, người bị lừa là một công nhân tại Việt Nam, với mức lương chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Jover Chew, chủ tiệm Mobile Air |
Trong dịp anh và bạn gái đi du lịch tại Singapore, anh quyết định mua một chiếc iPhone tặng bạn gái tại cửa hàng Mobile Air, khu Sim Lim Square.
Cửa hàng này báo giá chiếc iPhone 6 là 950 SGD, tức khoảng 16 triệu đồng. Vị khách đồng ý mua và trả bằng tiền mặt. Sau đó, nhân viên cửa hàng tiếp tục hỏi liệu anh có muốn mua thêm gói bảo hành một hoặc hai năm hay không.
Do không rành tiếng Anh, anh tưởng rằng gói bảo hành được tặng kèm điện thoại nên đồng ý sử dụng gói bảo hành một năm. Hóa đơn được in ra và anh ký mà không đọc kỹ.
Video cảnh báo ở Sim Lim Square của Straits Times
Đến khi chuẩn bị rời khỏi cửa hàng, các nhân viên của cửa hàng yêu cầu vị khách trả thêm 1500 SGD (25,5 triệu đồng), nếu không sẽ không được cầm máy về.
Sau đó, nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát và Hội bảo vệ người tiêu dùng, vị khách được cửa hàng hoàn trả 400 SGD. Tuy nhiên, do đã ký vào hóa đơn nên số tiền còn lại vị khách du lịch không được hoàn trả toàn bộ 950 SGD đã thanh toán.
Tùng Đinh (Theo Straits Times)
Bình luận