(VTC News) – Dù đã đóng 90% tiền mua căn hộ tại tòa nhà 8B Lê Trực, nhưng khi lực lượng chức năng phá dỡ gây ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà thì những cư dân tại đây vẫn bị coi là ‘người ngoài cuộc’.
Chiều qua (1/4), rất đông người dân đã tập trung tại tòa nhà 8B Lê Trực để yêu cầu các cấp chính quyền và chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi và an toàn cho những người mua nhà tại đây.
‘Họ coi chúng tôi là người ngoài cuộc’
Ông Phạm Quang Lung đại diện những người dân mua nhà ở đây thẳng thắn nói: “Hôm nay chúng tôi đến đây để thể hiện chính kiến của mình, yêu cầu các cấp các ngành đảm bảo lợi ích của chúng tôi. Tất cả chúng tôi ở đây đều là người bị hại mà không ai đoái hoài đến điều đó. Họ bao che cho nhau làm sai rồi giờ lại đẩy chúng tôi vào cảnh “tiền mất tật mang” mà coi chúng tôi như người ngoài cuộc”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Xuân đại diện căn hộ 1002 nêu quan điểm: “Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết việc phá dỡ của quận Ba Đình hiện vẫn chưa có phương án phá dỡ, do đó có thể gây ảnh hưởng đến các căn hộ ở tầng thấp. Vì vậy, chúng tôi đã chủ động gửi đơn kiến nghị tới Thanh tra Bộ Xây Dựng yêu cầu việc phá dỡ phải được thực hiện đúng quy định, phương án phá dỡ phải được thẩm tra. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã gửi công văn đề nghị TP Hà Nội trả lời các kiến nghị này nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi.”
Ông Lê Văn Chương chủ căn hộ 1008 đưa ra câu hỏi: “Chúng tôi không thể hiểu nổi, trong qúa trình xây dựng, các cấp chính quyền đều đến kiểm tra định kỳ nhưng tại sao đến khi dự án đã đi vào hoàn thiện, người dân đóng hết tiền mua nhà thì mới có thông báo và kiểm tra sai phạm. Nếu có sai phạm, nếu biết có ngày hôm nay sao họ không khuyến cáo đến người dân chúng tôi, để giờ họ thích phá thì phá, thích đập thì đập?”
Ông Chương nêu tiếp quan điểm, hiện các chủ căn hộ đã thanh toán đến 90% giá trị căn hộ nhưng đến lúc lên các phương án phá dỡ thì các cấp chính quyền không trưng cầu ý kiến của người mua nhà.
“Họ đã không đếm xỉa đến chúng tôi khi xử lý tòa nhà. Đây là điều vô cùng bất công. Chúng tôi đòi hỏi phải được đảm bảo lợi ích và an toàn trong việc xử lý phạm sai phạm này” – ông Chương bức xúc nói.
Bà Hương đại diện căn hộ 1603 cho biết, các chủ căn hộ mong muốn việc xử lý các sai phạm phải hợp tình hợp lý và hợp luật. Công trình đã thi công sai phạm, tuy nhiên việc phá dỡ theo yêu cầu của các cấp chính quyền sẽ gây ảnh hưởng đến tòa nhà và nhiều công trình xung quanh.
“Nếu không cẩn thận, việc phá dỡ có thể sẽ tạo ra tiếp một vật “quái thai” giữa trung tâm Ba Đình vì công trình sẽ không còn đảm bảo về chất lượng để tồn tại” – bà Hương nói.
Bà Xuân chủ căn hộ 1002 cũng cho biết, bà cũng đã cùng nhiều cư dân khác đã viết đơn gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, để chủ đầu tư được nộp phạt theo Nghị định 121 của Chính phủ để đảm bảo lợi ích của các cư dân mua nhà tại đây.
“Về mặt luật pháp, ai sai sẽ bị xử phạt, chúng tôi rất đồng tình. Nhưng cũng cần phải xem xét rõ việc xử phạt bằng cách quyết định tháo dỡ phần sai phạm đã hợp tình, hợp lý hay chưa. Vì sao có rất nhiều công trình đang sai phạm ở Hà Nội thì được ung dung tồn tại, còn tòa nhà 8B Lê Trực thì không phạm vào bất cứ chỉ giới quy hoạch nào ảnh hưởng đến trung tâm chính trị Ba Đình thì lại bị cương quyết tháo dỡ. Phải chăng luật pháp chưa nghiêm, chưa công bằng...” – bà Xuân nói.
Trên thế giới không có việc cắt ngọn công trình
Trả lời trên báo chí, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO), ông Nguyễn Lương Bình cho rằng, việc phá dỡ nhà cao tầng nói chung và dự án 8B Lê Trực nói riêng là “khá khó khăn và phức tạp”.
Bởi theo ông Bình, nhà cao tầng Việt Nam thường áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng. Hơn nữa, phần lớn nhà cao tầng cũng nằm lẫn trong các khu dân cư, xung quanh là nhà thấp tầng hoặc trong khu nhà cao tầng.
Với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động, chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, lượng thép trong kết cấu bê tông là dày và nhiều nên việc phá dỡ sẽ làm giảm khả năng liên kết thép, bê tông.
“Về cấu tạo, việc phá dỡ cũng dẫn đến các cấu tạo sai khác so với ban đầu. Các nút khung, các nút liên kết giữa cột vách và dầm nối ở các vách cứng hay lõi cứng là những vị trí tập trung nội lực lớn. Khi phá dỡ sẽ xảy ra hư hỏng cục bộ. Trong phá dỡ, sẽ để lại kết cấu thừa, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn chịu lực và thẩm mỹ kiến trúc”, chuyên gia này nói.
Còn theo TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, hầu như không có việc cắt ngọn công trình.
Theo ông Chủng, thường người ta chỉ có kéo sập, phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ, mìn công nghệ cao. Chỉ có riêng Việt Nam thường xuyên xảy ra việc để chủ công trình xây sai xong, lại phải cắt ngọn.
“Với công trình số 8B Lê Trực (Hà Nội), nếu “cắt” hết phần sai phạm công trình sẽ tan tành. Vì ngoài hạ độ cao 16m xây vượt, công trình phải cắt khoảng lùi ở các mặt của tòa nhà. Việc phá dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực chắc chắn ảnh hưởng đến mặt kết cấu”, ông Chủng nói.
Ở góc độ kinh tế - xã hội, một chuyên gia Hiệp hội Bất động sản cho rằng, việc không phá dỡ phần sai phạm dự án 8B Lê Trực cũng có những lợi ích nhất định.
Bởi hiện nay, người mua nhà đang khẩn thiết kêu cứu tới các cơ quan quản lý vì lo ngại chất lượng của toàn công trình. Nếu không phá dỡ thì lo ngại này được loại bỏ. Việc chủ đầu tư muốn được “hiến tặng” phần xây dựng sai phép này cho nhà nước hoặc các đơn vị công ích cũng là một đề xuất cần xem xét.
Còn theo quy định tại Nghị định số 121/2013 của Chính phủ về một số quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng sai phép, không phép thì: hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Nam Minh
Chiều qua (1/4), rất đông người dân đã tập trung tại tòa nhà 8B Lê Trực để yêu cầu các cấp chính quyền và chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi và an toàn cho những người mua nhà tại đây.
‘Họ coi chúng tôi là người ngoài cuộc’
Ông Phạm Quang Lung đại diện những người dân mua nhà ở đây thẳng thắn nói: “Hôm nay chúng tôi đến đây để thể hiện chính kiến của mình, yêu cầu các cấp các ngành đảm bảo lợi ích của chúng tôi. Tất cả chúng tôi ở đây đều là người bị hại mà không ai đoái hoài đến điều đó. Họ bao che cho nhau làm sai rồi giờ lại đẩy chúng tôi vào cảnh “tiền mất tật mang” mà coi chúng tôi như người ngoài cuộc”.
Cư dân tòa nhà 8B yêu cầu các cấp chính quyền và chủ đầu tư đảm bảo quyền lợi và an toàn |
Ông Lê Văn Chương chủ căn hộ 1008 đưa ra câu hỏi: “Chúng tôi không thể hiểu nổi, trong qúa trình xây dựng, các cấp chính quyền đều đến kiểm tra định kỳ nhưng tại sao đến khi dự án đã đi vào hoàn thiện, người dân đóng hết tiền mua nhà thì mới có thông báo và kiểm tra sai phạm. Nếu có sai phạm, nếu biết có ngày hôm nay sao họ không khuyến cáo đến người dân chúng tôi, để giờ họ thích phá thì phá, thích đập thì đập?”
Ông Chương nêu tiếp quan điểm, hiện các chủ căn hộ đã thanh toán đến 90% giá trị căn hộ nhưng đến lúc lên các phương án phá dỡ thì các cấp chính quyền không trưng cầu ý kiến của người mua nhà.
“Họ đã không đếm xỉa đến chúng tôi khi xử lý tòa nhà. Đây là điều vô cùng bất công. Chúng tôi đòi hỏi phải được đảm bảo lợi ích và an toàn trong việc xử lý phạm sai phạm này” – ông Chương bức xúc nói.
Bà Hương đại diện căn hộ 1603 cho biết, các chủ căn hộ mong muốn việc xử lý các sai phạm phải hợp tình hợp lý và hợp luật. Công trình đã thi công sai phạm, tuy nhiên việc phá dỡ theo yêu cầu của các cấp chính quyền sẽ gây ảnh hưởng đến tòa nhà và nhiều công trình xung quanh.
“Nếu không cẩn thận, việc phá dỡ có thể sẽ tạo ra tiếp một vật “quái thai” giữa trung tâm Ba Đình vì công trình sẽ không còn đảm bảo về chất lượng để tồn tại” – bà Hương nói.
Người dân cho rằng họ bị coi là "kẻ ngoài cuộc" trong việc xử lý tòa nhà sai phạm này |
“Về mặt luật pháp, ai sai sẽ bị xử phạt, chúng tôi rất đồng tình. Nhưng cũng cần phải xem xét rõ việc xử phạt bằng cách quyết định tháo dỡ phần sai phạm đã hợp tình, hợp lý hay chưa. Vì sao có rất nhiều công trình đang sai phạm ở Hà Nội thì được ung dung tồn tại, còn tòa nhà 8B Lê Trực thì không phạm vào bất cứ chỉ giới quy hoạch nào ảnh hưởng đến trung tâm chính trị Ba Đình thì lại bị cương quyết tháo dỡ. Phải chăng luật pháp chưa nghiêm, chưa công bằng...” – bà Xuân nói.
Trên thế giới không có việc cắt ngọn công trình
Trả lời trên báo chí, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO), ông Nguyễn Lương Bình cho rằng, việc phá dỡ nhà cao tầng nói chung và dự án 8B Lê Trực nói riêng là “khá khó khăn và phức tạp”.
Bởi theo ông Bình, nhà cao tầng Việt Nam thường áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng. Hơn nữa, phần lớn nhà cao tầng cũng nằm lẫn trong các khu dân cư, xung quanh là nhà thấp tầng hoặc trong khu nhà cao tầng.
Video: Phá dỡ phần sai phép tại tòa nhà 8B Lê Trực
Bên cạnh đó theo tính toán, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế thường là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ khung không gian ổn định. Do vậy, công trình sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc bị biến dạng và chuyển vị.Với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động, chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, lượng thép trong kết cấu bê tông là dày và nhiều nên việc phá dỡ sẽ làm giảm khả năng liên kết thép, bê tông.
“Về cấu tạo, việc phá dỡ cũng dẫn đến các cấu tạo sai khác so với ban đầu. Các nút khung, các nút liên kết giữa cột vách và dầm nối ở các vách cứng hay lõi cứng là những vị trí tập trung nội lực lớn. Khi phá dỡ sẽ xảy ra hư hỏng cục bộ. Trong phá dỡ, sẽ để lại kết cấu thừa, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn chịu lực và thẩm mỹ kiến trúc”, chuyên gia này nói.
Còn theo TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, hầu như không có việc cắt ngọn công trình.
Theo ông Chủng, thường người ta chỉ có kéo sập, phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ, mìn công nghệ cao. Chỉ có riêng Việt Nam thường xuyên xảy ra việc để chủ công trình xây sai xong, lại phải cắt ngọn.
“Với công trình số 8B Lê Trực (Hà Nội), nếu “cắt” hết phần sai phạm công trình sẽ tan tành. Vì ngoài hạ độ cao 16m xây vượt, công trình phải cắt khoảng lùi ở các mặt của tòa nhà. Việc phá dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực chắc chắn ảnh hưởng đến mặt kết cấu”, ông Chủng nói.
Video: Mất an toàn tại khu vực tháo dỡ nhà 8B Lê Trực
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng, nói rằng, công trình 8B Lê Trực có số tầng sai phạm lớn khi cắt ngọn, nếu cắt giật cấp thì phải cùng cân, có các trụ đỡ vì nếu không cẩn thận có thể gây lệch tâm tòa nhà.Ở góc độ kinh tế - xã hội, một chuyên gia Hiệp hội Bất động sản cho rằng, việc không phá dỡ phần sai phạm dự án 8B Lê Trực cũng có những lợi ích nhất định.
Bởi hiện nay, người mua nhà đang khẩn thiết kêu cứu tới các cơ quan quản lý vì lo ngại chất lượng của toàn công trình. Nếu không phá dỡ thì lo ngại này được loại bỏ. Việc chủ đầu tư muốn được “hiến tặng” phần xây dựng sai phép này cho nhà nước hoặc các đơn vị công ích cũng là một đề xuất cần xem xét.
Còn theo quy định tại Nghị định số 121/2013 của Chính phủ về một số quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng sai phép, không phép thì: hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Bình luận