“Sau hơn 2 năm, chúng tôi mới được quay trở lại đây. Chúng tôi cảm ơn nhà chức trách vì sự hiếu khách và tạo điều kiện cho chúng tôi tham dự lễ hành hương”.
“Tôi cảm thấy thật hạnh phúc. COVID19 đã ngăn cản chúng tôi hành hương và giờ mọi thứ đã qua nên chúng tôi đã được quay trở lại đây”.
Chính phủ Nga hôm qua (1/7) đã ra thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang. Cùng ngày, chính phủ Italy cũng bỏ quy định đeo khẩu trang tại nơi làm việc. Khi dịch COVID-19 trong tầm kiểm soát, chính phủ Australia vừa quyết định chấm dứt chương trình trợ cấp cho những người phải nghỉ làm vì mắc bệnh, dù vẫn duy trì quy định cách ly.
Tuy nhiên, khi đưa ra những quy định gỡ bỏ hạn chế phòng dịch, nhiều nước cũng sẽ phải đối mặt những làn sóng dịch bệnh mới. Giới chuyên gia Nhật Bản hôm qua bày tỏ quan ngại về nguy cơ bùng phát mới ngay trong mùa Hè này. Trong bản báo cáo mới nhất của WHO, số ca mắc COVID-19 toàn cầu tuần qua thực tế vẫn tăng 20% so với tuần trước. Nếu xét theo khu vực, Trung Đông là nơi chứng kiến mức tăng số ca nhiễm theo tuần cao nhất (47%), tiếp đến là châu Âu và Đông Nam Á (32%) và châu Mỹ (14%).
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Về tình hình COVID-19, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang khiến dịch bùng phát ở nhiều nơi. Các ca bệnh đang gia tăng ở 110 quốc gia, khiến tổng số ca toàn cầu tăng 20% và tử vong đã tăng ở ba trong sáu khu vực của WHO.
Đại dịch này đang thay đổi nhưng chưa kết thúc. Chúng ta đã đạt được tiến bộ trong cuộc chiến nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Khả năng của chúng ta theo dõi virus đang bị đe dọa vì các báo cáo về trình tự gen đang giảm, có nghĩa là việc theo dõi Omicron và phân tích các biến thể mới xuất hiện trong tương lai ngày càng trở nên khó khăn hơn”.
Tổng giám đốc WHO tiếp tục kêu gọi các nước ưu tiên tiêm phòng vaccine COVID-19 cho những nhóm rủi ro cao, thúc đẩy các mũi tiêm tăng cường, nhằm phục hồi khả năng miễn dịch cao hơn do bị suy giảm theo thời gian.
Nhiều nước như Hàn Quốc và Indonesia vẫn duy trì việc phát triển vaccine COVID-19 nội địa để phục vụ cho công tác chống dịch lâu dài. Nhiều nước tại châu Âu cũng đang lên các kế hoạch ứng phó cụ thể một khi xuất hiện các đợt bùng phát lớn, với những biến thế mới có thể nguy hiểm hơn.
Bình luận